Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Hội nghị Phát triển ngành công nghiệp thuộc da Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 2014
  • 27/02/2014

Đứng trước đòi hỏi sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ cho da giầy, mới đây, ngày 26 tháng 2 năm 2014, bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam tổ chức “Hội nghị phát triển ngành công nghiệp thuộc da Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 2014” để tìm ra hướng đi đúng đắn cho ngành thuộc da ở Việt Nam.

 

Ngành thuộc da Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cho xuất khẩu

 

Tại Hội nghị, bà Phan Th Thanh Xuân, Tng Thư ký Hip hi Da - Giày - Túi xách Vit Nam cho biết, ngành công nghip giày dép trong nhng năm gn đây có tc đ tăng trưởng t 10% đến 15%. Năm 2013, kim ngch xut khu giày dép đt 8,3 t USD, trong đó hơn 50% là giày dép có s dng da thuc; và 1,7 t USD túi cp (sn phm t da thuc chiếm 40% đến 50%).

 

 

 

Trong giai đoạn 2009-2013, mặc dù năng lực sản xuất trong nước đạt 350 triệu sqft/năm, tăng gần gấp 3 lần so với 2006, trong đó 60% phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu nhưng chỉ đáp ứng 40% nhu cầu da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu.

 

Bà Xuân nhận định, với mức tăng trưởng trung bình từ 10% đến 15% như hiện nay thì nhu cầu về da thuộc sử dụng cho sản xuất giày dép đến năm 2015 dự kiến cần 700-750 triệu sqft và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

 

"Nếu không được đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất da thuộc thì năng lực sản xuất da thuộc trong nước đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm xuống", bà Xuân cho hay.

 

Nguồn nguyên liệu, công nghệ thuộc da hạn chế

 

Trong Quy hoạch tổng thế phát triển ngành công nghiệp da giầy từ những năm 2000- 2010, tầm nhìn 2015 có đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp thuộc da. Tuy nhiên, bài toán thuộc da ở Việt Nam vẫn chưa được giải quyết, nguồn nguyên liệu để thuộc còn hạn chế.

 

Theo số liệu của Hiệp hội Da giày túi sách Việt Nam, tổng sản lượng da nguyên liệu cung ứng cho ngành công nghiệp thuộc da ước tính 220.000- 250.000 tấn trong đó nhập khẩu khoảng 120.000- 150.000 tấn còn trong nước mới chỉ cung ứng khoảng 100.000 tấn da nguyên liệu.

 

Tuy nhiên, da thuộc thành phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu da trong nước khi thuộc xong hầu như chỉ dùng để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nội địa chứ xuất khẩu thì không đạt tiêu chuẩn. Da nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Mỹ, Canada, Úc... về thuộc được sử dụng để làm hàng xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ.

 

 

 

Ông Đỗ Hữu Hào- Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương- cho biết, các loại da nguyên liệu chủ yếu sử dụng cho thuộc là da bò, da trâu, da lợn nhưng ở Việt Nam lại chưa có trang trại chăn nuôi trâu, bò lấy da. Nguyên liệu chủ yếu được lấy từ trâu bò kéo nên da không đảm bảo được chất lượng.

 

Ngay cả các DN có nhà máy thuộc da đặc chủng (da cá sấu, đà điểu) như Công ty Khatoco, Công ty cá sấu Việt Nam... cũng gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu.

 

Theo đại diện Công ty Khatoco, nguồn nguyên liệu của mặt hàng này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Nếu có đơn hàng lớn thì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ, buộc phải nhập khẩu.

 

Khó khăn về nguồn nguyên liệu là thế, công nghệ thuộc da ở Việt Nam cũng không khá hơn, chỉ dừng ở mức trung bình thấp. Hiện tại, Việt Nam cũng chưa có quỹ hỗ trợ cho khoa học công nghệ của ngành thuộc da, chưa có DN nào sản xuất da thuộc có bộ phận nghiên cứu triển khai công nghệ trừ Viện Nghiên cứu Da- Giầy.

 

Mặc dù trong những năm gần đây, các DN đã tiến hành đổi mới về công nghệ thông qua sự hướng dẫn của đại diện các hãng hóa chất nước ngoài tại Việt Nam nhưng cơ sở hạ tầng về khoa học công nghệ còn nghèo nàn, lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia…chứ chưa dám so sánh với các nước thuộc EU.

 

Đề xuất thiết lập khu công nghiệp thuộc da tập trung

 

Do không theo quy hoạch cụ thể nên các DN thuộc da không nằm tập trung tại một khu công nghiệp mà nằm rải rác tại các khu công nghiệp khác nhau. Vì vậy, vấn đề xử lý môi trường gặp rất nhiều khó khăn nhất.

 

Ngoài ra, việc xử lý chất thải trong ngành thuộc da khá đặc thù, không giống như việc xử lý chất thải thông thường, đòi hỏi phải có hệ thống xử lý hiện đại, riêng biệt. Do vậy, các DN thuộc da đã khó khăn lại thêm khó khăn. Bởi “việc xử lý nước thải trong sản xuất có khi còn tốn kém hơn xây dựng một nhà máy mới. Điều này quá sức với DN, đặc biệt là các DN tư nhân ”- ông Tăng Văn Đức, Giám đốc Công ty thuộc da Hào Dương, bày tỏ.

 

Do đó, ông Đức kiến nghị, Bộ Công Thương nên xem xét để quy hoạch từ 1 đến 2 khu công nghiệp chuyên thuộc da để tập trung sản xuất và hỗ trợ trong việc xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, Bộ Công Thương cùng các Bộ liên quan nên xây dựng một bộ quy chuẩn kỹ thuật về thuộc da cũng như tiêu chuẩn về xử lý nước thải trong sản xuất.

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Thái- Giám đốc Công ty thuộc da Hoàng Thắng- băn khoăn, việc hình thành khu công nghiệp chuyên thuộc da do ai làm.

 

Ông Bùi Văn Đức- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty Sagoda- cũng đề xuất, Bộ Công Thương nên có quy hoạch khu công nghiệp thuộc da có sự tài trợ của Chính phủ. Lúc đấy, DN mới có quyết tâm để làm. DN đầu tư nhà máy còn Nhà nước hỗ trợ 1 phần đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

 

 

 Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại Hội nghị

Cũng đồng tình với ý kiến của các DN, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, nên xây dựng khu công

nghiệp thuộc da tập trung, có thể là 2 khu công nghiệp, 1 khu ở miền Bắc và 1 khu ở miền Nam để tập trung các DN thuộc da vào một nơi, đồng bộ hệ thống xử lý nước thải chuyên ngành nhằm giảm chi phí sản xuất cho DN.

 

 

Bộ Công Thương sẵn sàng tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để xây dựng khu công nghiệp tập trung cho ngành thuộc da. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ cùng với Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Tài nguyên- Môi trường xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể cho lĩnh vực này.

Lefaso.

Tin tức liên quan