Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Tổng quát về độ bền của giày dép
  • 20/09/2023

Hannah Boughey

Việc xác định tuổi thọ của giày dép là một thách thức, bời kỳ vọng của người tiêu dùng có thể khác nhau đáng kể tùy theo các yếu tố như chi phí, sở thích thẩm mỹ và tần suất sử dụng. Ví dụ, một đôi giày chạy bộ sẽ đi được nhiều dặm hơn một đôi giày thời trang cao gót.

Một yếu tố nữa về ý kiến khác nhau đó là, điều gì sẽ xác định một đôi giầy không còn phù hợp để sử dụng?, hay tình trạng giầy bị 'mòn' có nghĩa là gì? Chắc chắn quan điểm của người tiêu dùng sẽ khác nhau. Có người, ngay khi thấy một dấu hiệu ban đầu của hư hỏng đã cho rằng đôi giày không sử dụng được nữa, trong khi ở người khác vẫn cho là còn dùng được cho đến khi đôi giầy bắt đầu bị hỏng. Hay như trường hợp một đôi giày vẫn dùng tốt, nhưng không còn phù hợp với 'mục đích sử dụng' mà nó được dự định.

Thực tế liên tục có sự thay đổi trong văn hóa hành xử của người tiêu dùng, nhất là khi mọi người ý thức hơn về tác động đối với môi trường và đơn giản là muốn có một sản phẩm bền vững để giảm lượng rác thải chôn lấp. Thuật ngữ 'thời trang quá đát' ngày càng có ý nghĩa tiêu cực và ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm có thể sử dụng lâu bền.

Người ta thường lập luận rằng việc làm ra một sản phẩm có thể dùng lâu dài là đi ngược lại với các mô hình kinh doanh và mục tiêu bán hàng. Tuy nhiên, một sản phẩm lâu bền không chỉ mang lại danh tiếng cho thương hiệu mà còn tạo thêm tiềm năng cho vòng đời của sản phẩm. 

Theo các phong cách cổ điển, người tiêu dùng sẽ tìm mua một đôi giầy hoàn hảo, dùng thoải mái trong thời gian lâu nhất có thể. Ngược lại, đối với giày dép thời trang hoặc giầy thể thao, người sử dụng muốn thường xuyên cập nhật kiểu mẫu mới, hoặc tìm mua các loại cao cấp hơn. Nếu sản phẩm vẫn phù hợp với mục đích sử dụng, thì có nhiều lựa chọn để sử dụng. Còn nếu giầy đã hỏng thì sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc vứt bỏ.

Thử nghiệm độ bền

Tất cả các bộ phận của giầy đều có thể đưa vào thử nghiệm để kiểm tra chất lượng, nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất. Mặc dù cần thiết phải có các chỉ dẫn về chất lượng đối với từng phần của sản phẩm trước khi tiến hành thử nghiệm, nhưng cũng rất có lợi nếu biết chức năng của các phần của giầy trước khi được ráp lại thành chiếc giầy hoàn chỉnh. Việc làm thử nghiệm toàn bộ chiếc giày hoàn chỉnh có thể giúp xác định các điểm yếu trong kết cấu giầy, để sớm sửa chữa giảm nguy cơ hư hỏng.

Bài viết này tóm tắt một số điểm quan trọng nhất cần xem xét đối với các phần của giầy và trao đổi về các phương pháp thử nghiệm của SATRA để đánh giá tổng thể độ bền của đôi giầy thành phẩm. Thông tin chi tiết hơn về thử nghiệm các phần cảu giầy có thể xem các bài viết được liệt kê tại box 1.

 

Box 1: Các bài viết trên SATRA Bulletin (www.satra.com/bulletin )

Đề tài

Tiêu đề bài viết (mở đường link)

Ngày đăng bài

Hệ thống buộc chặt giầy

'Nguyên lý thủ nghiệm giày dép - phần 16: chạm và siết chặt (touch and close fastener'

Tháng 6/2014

Hệ thống buộc chặt giầy

'Nguyên lý thử nghiệm giày dép - phần 19: dây đàn hồi (elastics)'

Tháng 10/2014

Lót giầy (insocks)

'Insocks - phần 2: chất lượng và độ bền'

Tháng 22012

Đường may viền chắc chắn

'Nguyên lý thử nghiệm giày dép - phần 32: đường may / giữ đường may'

Tháng 12/2015

Độ kết dính keo dán đế giầy

' Thử nghiệm độ bền keo dán đế'

Tháng 12/2019

Độ bèn đế giầy

'Nguyên lý thử nghiệm giày dép - phần 7: độ uốn của đế giầy'

Tháng 9/2013

Độ bền đế giầy

'Độ chống mài mòn đế giầy'

Tháng 10/2019

Phần mũ giầy

'Thử nghiệm độ bền, độ mài mòn và độ uốn của phần mũ giầy'

Tháng 4/2017

Phần mũ/ lót giầy

'Thử nghiệm độ mài mòn của mũ/lót giầy'

Tháng 3/2020

 

Thử nghiệm các phần của giầy

Mũ giầy là phần dễ thấy nhất đối với người sử dụng. Do đó, tình trạng chung của vật liệu làm mũ giầy là quan trọng nhất (liên quan đến tính thẩm mỹ) so với các phần khác của giày. Nếu vật liệu làm mũ giầy bắt đầu có dấu hiệu 'mòn' và không thể làm sạch, người sử dụng có thể vứt bỏ đôi giày. Về tính năng, vật liệu làm mũ giầy với bất kỳ lớp phủ hoặc lớp hoàn thiện bề mặt nào, cần phải chịu được tác động uốn của bàn chân trong khi sử dụng giầy, tùy theo yêu cầu về sản phẩm, bao gồm cả khi sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt, cũng như trong môi trường ẩm ướt, lạnh. Ngoài ra, phần mũ giầy phải chống được mài mòn hoặc bị rách trong quá trình sử dụng. Bất kỳ chỗ rách nào ở phần mũ giầy sẽ không chỉ là khó coi, mà còn không có tác dụng bảo vệ bàn chân như trước (chẳng hạn như trong thời tiết ẩm ướt).

Tương tự, tất và lớp lót trong của giầy cũng phải có khả năng chịu được sự mài mòn thường gặp khi bước đi và các điều kiện môi trường khi sử dụng giày. Mặc dù khó có thể nhìn thấy những hư hỏng bên trong giầy, nhưng nó có thể gây sự khó chịu khiến người đi giầy cho rằng đôi giầy không còn phù hợp để sử dụng. Mặc dù, đây có thể đơn giản chỉ là sự hao mòn của vật liệu, hoặc vật liệu bị thay đổi tính chất theo thời gian, làm cho người đi giầy thấy không thoải mái khi sử dụng.

Một đôi giầy đi vừa với người sử dụng phụ thuộc vào cách buộc chặt để giữ giầy cố định vào chân, do đó độ chắc chắn của cách buộc giầy rất quan trọng đối với tuổi thọ của giày. Nếu buộc giầy bằng dây có thể dễ dàng thay dây mới. Nhưng đối với những loại giầy không dùng dây buộc thì không thể thay thế, nếu bị hỏng sẽ coi như không còn sử dụng được nữa, như các loại giầy buộc đàn hồi, siết chặt bằng cách chạm tay, hay siết bằng móc.

Đối với phần đế giầy, cần xem xét đến độ uốn của bàn chân khi bước đi và các lực tác động trên giầy. Sự đa dạng của mặt đất tiếp xúc dưới chân khiến cho đế giầy dễ bị mài mòn nhiều hơn bất kỳ phần nào khác của giầy.

Sự chắc chắn của kết cấu giầy sẽ phụ thuộc vào độ bền của các đường may ghép nối và độ kết dích của phần đế với mũ giầy. Cả hai khía cạnh này cần được xem xét không chỉ về chất lượng, mà còn cả các mối nguy hại đối với sức khỏe và sự an toàn, chẳng hạn như khi đi xa, hay bị ngã.

Thử nghiệm mô phỏng đi bộ

Sử dụng máy Pedatron SATRA STM 528 có thể tái tạo độ mòn thực tế của đế giầy qua thực hiện phép thử về khả năng chống mài mòn của đế giầy (SATRA TM362: 2014 - 'Khả năng chống mài mòn của đế - Phương pháp cơ sinh học'). 

Một bàn chân giả làm từ polyurethane được gắn vào 'chân' của máy để tạo các bước đi theo chu trình và các lực liên quan tác động lên giầy được xác định theo nguyên lý cơ sinh học. Mặt sàn dưới bàn chân được xoay tăng dần, trong khi phần đế trước của giầy tiếp xúc với mặt sàn xoay để bắt chước bước đi của bàn chân. Ngoài ra, mặt sàn có thể được xoay nghiêng góc 5 độ so với bàn chân để độ mòn của giày phân bố sát thực tế hơn.

Bàn chân giả này có thể “đi bộ” 50.000 bước trên máy (tương đương khoảng 50 dặm) trong 25 giờ. Thử nghiệm sẽ cung cấp các dữ liệu về mức độ hao mòn về lượng và độ dày của đế giầy, qua đó đánh giá được độ bền của đế giầy.

Ngoài ra, qua thử nghiệm trên chiếc giầy cũng xuất hiện các hư hỏng khác, chẳng hạn như đế hoặc các phần khác của giầy bị bong ra. Các lực tác động dưới bàn chân đo được bên trong giày có thể được dùng để đánh giá khả năng chịu nén trên các phần của giầy, đánh giá độ bền của vật liệu và thiết kế kết cấu giầy. Về nguyên tắc, các thông số thu được từ thử nghiệm có thể được sử dụng để đánh giá mọi hư hỏng của giầy khi bị uốn theo bước đi. Tuy nhiên vẫn nên làm thử nghiệm cho từng phần của giầy, vì các thử nghiệm này có mức độ cao hơn. Việc thử nghiệm toàn bộ chiếc giày thành phẩm là cần thiết để đánh giá tác động tổng hợp của các phần của giầy, theo sự mô phỏng bước đi của bàn chân.  

Có thể nói máy Pedatron SATRA STM 528 là thiết bị tuyệt vời để làm các thử nghiệm về độ mòn của giầy. Thử nghiệm về độ mòn cho các thông tin vô giá về các phần của giày và các khó khăn có thể được khắc phục khi thực hiện trong phòng thử nghiệm. Thử nghiệm về độ mòn của giầy cần một thời lượng đáng kể, nếu làm trong phóng thí nghiệm với máy chạy liên tục trong 24 giờ sẽ tương đương một người bình thường đi giầy trong một tuần. Độ tin cậy và khả năng lặp lại thử nghiệm cũng là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Máy có thể đếm bước đi và tự động ghi lại các dữ liệu, trong khi nếu chi quan sát bằng mắt khó có thể tính chính xác thời lượng thực hiện hoặc không đưa ra được các thông tin chính xác và đáng tin cậy. Nếu phải làm lại một thử nghiệm về độ mòn của giầy sau khi thực hiện một số sửa đổi trong thiết kế giầy, sẽ rất khó lặp lại chính xác độ mòn của mẫu thử trước.

“Khái niệm thử độ mòn” có thể được phát triển hơn nữa bằng cách bổ sung thêm những điều kiện thực tế bên trong giày, chẳng hạn như mồ hôi thấm ra từ bàn chân. SATRA đã phát triển một quy trình thử nghiệm về sự lão hóa của giày sử dụng máy Pedatron kết hợp với máy SATRA STM 567 Endofoot. Một lượng hơi ẩm và nhiệt độ nhất định được đưa vào giày để mô phỏng sự đổ mồ hôi chân, sau đó thực hiện thử nghiệm mô phỏng đi bộ như nêu trên. Tùy theo mục đích sử dụng của giày, có thể thêm các công đoạn làm khô và các xử lý khác để mô phỏng môi trường mà giày có thể gặp phải trong các tình huống thực. Số lần và thời lượng bổ sung các điều kiện môi trường có thể được điều chỉnh, tùy thuộc vào mục đích dự kiến sử dụng của giầy. Cũng như việc xác định các vấn đề liên quan đến thiết kế, việc giảm các tác động liên tục của quá trình lão hóa sẽ làm tăng hiệu quả chống mòn của giầy, giúp dễ dàng so sách các mẫu thiết kế, hoặc kiểm tra sự bất ổn của quy trình sản xuất.

Khả năng chống tác hại của nước

Khả năng chống thấm nước là tiêu chí chung của các loại giày chuyên dụng. Nói chung, các giày chuyên dụng phải duy trì được độ bền, không bị hư hỏng khi người đi giầy hoạt động nhiều trong nước. Tuy việc sử dụng vật liệu không thấm nước là cần thiết, nhưng chất lượng của giầy thành phẩm còn phụ thuộc nhiều vào kết cấu của giầy. Phép thử SATRA TM230: 2017 – “Thử nghiệm độ thấm nước của giày dép khi dùng trong nước”, sử dụng máy thử nghiệm khả năng chống thấm nước SATRA STM 505 để đánh giá độ bền của kết cấu giầy thành phẩm bằng cách kép giầy vào một cơ cấu tạo hành động uốn cong lặp đi lặp lại nhiều lần theo tốc độ đi bộ thực, trong khi giầy được ngâm trong nước.

Tuy nhiên, thử nghiệm khả năng chống thấm nước không chỉ áp dụng cho giày dép chuyên dụng. Phép thử này có thể được thực hiện để đánh giá bất kỳ hư hỏng hoặc xuống cấp nào - đối với mọi loại giày dép – khi bị ngâm trong nước. Trong khi có thể kiểm tra bằng mắt xem giầy có bị thấm nước không, thì trọng lượng tăng lên của giày do thấm nước có thể được đo trong khi thử nghiệm. Lượng nước đọng trong kết cấu giầy sẽ cần một thời gian đáng kể để khô hoàn toàn. Trong thời gian đó, nước đọng trong giầy có thể là môi trường cho nấm mốc phát triển, gây mùi khó chịu và dần dần làm hỏng giầy, khiến cho giày không thể dùng được nữa.

Một cải tiến khác của SATRA là sử dụng hạt mài trong thử nghiệm chống thấm nước, như mô tả trong phép thử SATRA TM446: 2018 – “Khả năng chống mòn bởi các hạt mài mòn trong nước". Phương pháp này sử dụng nguyên lý thử nghiệm tương tự như SATRA TM230, nhưng sử dụng nước có chứa sạn oxit nhôm để đánh giá khả năng chống mòn của giày dép khi sử dụng đi trong nước có cát, phù sa hay bùn. Hạt ôxít nhôm rất mịn và cứng, có thể thâm nhập vào vật liệu làm giày dép. Các hạt này thấm vào vật liệu và / hoặc các phần của giầy khi cọ xát với nhau trong quá trình giầy bị uốn cong trên máy thử, từ đó làm tăng tốc độ hư hỏng giầy khi sử dụng trong nước có lẫn hạt mài mòn, dẫn đến làm rách giầy.

Nguồn: SATRA Bulletin

Tin tức liên quan