Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Thuộc da là ví dụ điển hình của nền kinh tế tuần hoàn
  • 04/06/2021

Chủ tịch của Conseil National du Cuir (CNC) của Pháp, Franck Boehly, đã có một cuộc phỏng vấn hồi giữa tháng 5 với Podcast có tên là On (Ward) Fashion, dành riêng cho thời trang bền vững.

Trả lời phỏng vấn, ông Boehly cho biết việc quy cho công nghiệp thuộc da là tác nhân gây ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi gia súc là “hoàn toàn không phù hợp”. Ông nói rằng bất kể có bao nhiêu nhóm vận động tuyên bố lặp đi lặp lại rằng động vật được nuôi để lấy da, điều này là hoàn toàn sai.

Ông chỉ ra rằng ngay cả một tấm da bê Pháp chất lượng cao không có bất kỳ khuyết tật nào cũng chỉ chiếm không quá 10% giá trị của con vật mà nó tạo ra và có giá trung bình sẽ từ 3% đến 5% giá trị và ai có thể có động lực để nuôi một con vật vì lợi ích của 5% giá trị của nó?

Không có gia súc nào được nuôi để lấy da sống. Không có con cừu nào được nuôi chỉ để lấy da. Những con vật này được nuôi với một mục đích chính: “cung cấp thức ăn cho người dân”. Ông cho rằng ít nhất một nửa số da sống của Pháp không đủ chất lượng để các thợ thuộc da sử dụng. Da thô được bán “với giá rất thấp”, nhưng từ da thô các nhà thuộc da đã tạo ra “nguyên liệu đầu vào cho sản xuất da giầy”.

Chủ tịch CNC sau đó nói rằng, sau khi giết mổ động vật, chỉ có hai lựa chọn liên quan đến da sống: có thể biến đổi chúng hoặc tiêu hủy chúng. Ông nói tiếp: “Tôi không ngần ngại khi nói rằng ngành công nghiệp da là một hình mẫu cho nền kinh tế tuần hoàn. Những gì chúng tôi làm là lấy một vật liệu phế thải và biến nó thành nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm khác. Đây chính là định nghĩa của nền kinh tế tuần hoàn. Chúng tôi tạo ra nguyên liệu mới này từ một sản phẩm phụ mà bản thân nó là vô dụng”.

Ông nhắc lại, những nỗ lực gán tác động ô nhiễm môi trường của việc chăn nuôi lên người thuộc da là “hoàn toàn không phù hợp”. Ông Boehly kết luận: “Ngay cả khi ngành công nghiệp da trên toàn thế giới ngừng biến đổi nguyên liệu thô này và không một miếng da nào được làm thành da thuộc, thì tác động của chăn nuôi gia súc sẽ hoàn toàn không thay đổi”.

Ecco, công ty giày dép Đan Mạch và cũng là chủ sở hữu một nhà máy thuộc da, đã tung ra phiên bản cập nhật của quy trình thuộc da DriTan, được giới thiệu vào năm 2018 để giảm nước, năng lượng, hóa chất, nước thải và bùn. Quy trình DriTan 2.0 mới cho phép công ty giảm thiểu hóa chất và chất thải rắn hơn nữa, đồng thời sử dụng ít năng lượng hơn.

Phó giám đốc sản xuất Panos Mytaros (trong ảnh) cho biết: “Cúng tôi đã có những tiến bộ trong việc cải thiện hiệu suất môi trường trong các quy trình thuộc da, chúng tôi có một đội ngũ chuyên gia đa dạng, mỗi người trong lĩnh vực công việc của họ có kiến ​​thức tốt về da.

“Da thực sự là một ví dụ điển hình phù hợp với các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn. Chúng ta bắt đầu với phế liệu còn sót lại từ ngành công nghiệp thịt và sữa và sau khi hoàn tất thuộc da, chúng ta đã có trong tay một vật liệu đẹp, bền và cao cấp”.

Giám đốc điều hành của ECCO cho rằng: “Tại ECCO, chúng tôi có cơ hội để trở thành người đi đầu trong ngành vì chúng tôi sở hữu và kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị”.

Quy trình DriTan 2.0 đã được triển khai tại xưởng thuộc da của Ecco ở Indonesia và đang được phổ biến trong toàn tập đoàn.

Sản phẩm của Ecco được bán ở 89 quốc gia và công ty do gia đình sở hữu có 21.400 nhân viên.

Nguồn: Footwearbiz.com

Tin tức liên quan