MỤC LỤC
I. Thông tin cơ bản về Hoa Kỳ
II. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
III. Thị trường da giầy, túi xách tại Hoa Kỳ
IV. Một số điều cần biết khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ
V. Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với giầy dép và túi xách
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HOA KỲ
Đất nước
-Tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
-Ngày quốc khánh: 4/7 (1776)
-Thủ đô: Washington D.C
-Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính
-Đơn vị tiền tệ: Đồng đô la Mỹ (USD)
-Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 12/7/1995
-Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam: Số 7, Phố Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
-Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Mỹ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương, nằm giữa Canada và Mehico.
-Diện tích: 9.826.657 km2 (diện tích đất 9.161.966 km2, mặt nước 664.709 km2)
-Bờ biển: 9.924km
-Các thành phố lớn: New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Philadelphia…
Chủng tộc:
-Tổng số dân: 330 triệu người (2019)
-Da trắng: 79,96%; da đen 12,85%; châu Á 4,43%,; da đỏ và Alaska 0,97%, Hawaii và các đảo TBD 0,18%; các loại khác 1,61%. Trong đó khoảng 15.1% dân số Hoa Kỳ là người Hispanic (những người nói tiếng Tây Ban Nha gốc).
Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82.1%; tiếng Tây Ban Nha 10,7%; các ngôn ngữ châu Âu 3.8%, các ngôn ngữ châu Á và các đảo Thái Bình Dương 2.7%; ngôn ngữ khác 0.7% (số liệu 2000).
Thể chế và cơ cấu hành chính: Hoa Kỳ là nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico.
Thủ đô Washington D.C: diện tích 176 Km2 và gần 600 nghìn dân
Chính phủ: Tổng thống và phó Tổng thống, nhiệm kỳ 4 năm. Nội các: gồm các bộ trưởng (Secretary) hoặc chức vụ tương đương do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn.
Hệ thống pháp luật: Nhà nước liên bang quản lý ngoại thương và thu thuế xuất nhập khẩu, do vậy các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. Tuy nhiên, có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu (ví dụ: các bang có luật bảo vệ môi trường khác nhau, nhiều khi khác so với luật liên bang, nên xe hơi nhập khẩu muốn tiêu thụ được ở các bang đó phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường của bang).
Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - thương mại
Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường đa dạng, là một trong số các quốc gia công nghiệp hùng mạnh và có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất trên thế giới, trong đó các khu vực tư nhân đóng vai chủ đạo.
Chính phủ là khách hàng lớn nhất đặt mua hàng hóa và dịch vụ từ khu vực tư nhân.
Tại Mỹ, năm tài chính từ 1/10 – 30/9 hàng năm.
Năm 2019, tổng GDP của Mỹ là 21,43 nghìn tỷ USD
a. Người tiêu dùng Mỹ:
- Da trắng 80%; da đen 12.85%; gốc Á 4.43%, da đỏ và thiểu số khác 2,72%.
- GDP đầu người (PPP) đạt 62.500 USD.
- Nhóm mua sắm nhiều nhất 0-54 tuổi chiếm gần 74%.
- Đa chủng tộc, đa văn hóa vì vậy cần lưu ý hàng hóa phù hợp
- Chênh lệch thu nhập lớn, đa dạng nhu cầu sản phẩm (từ thấp - cao cấp)
- Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, thói quen mua sắm nhiều
- Dịch vụ tài chính tại Mỹ phát triển, thanh toán dễ dàng (qua thẻ tín dụng, vay NH)
- Cộng đồng người Việt đông có thiện cảm với hàng hòa Việt Nam
- Thị hiếu nói chung không khó tính như Tây Âu và Nhật Bản.
b. Xuất / Nhập khẩu:
Hoa Kỳ là thị trường xuất nhâp khẩu quan trọng, có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng. Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ sau Canada và Mexico là hai nước thành viên của NAFTA. Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước và dành ưu đãi thương mại cho nhiều nước đang và chậm phát triển.
Hoa Kỳ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại với tỷ lệ nhập siêu cao. Năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ là 5.6 nghìn tỷ USD, nhập siêu 600 tỷ USD:
Đối tác xuất khẩu chính: Trung Quốc 8,4%, Canada 18,3%, Mexico 15,7%, Nhật Bản 4,4%, Đức 4,3%
Đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc 21,6%, Canada 12,8%, Mexico 13,4%, Nhật Bản 5,8%, Đức 5%.
c. Các cảng biển chính: Houston, Long Beach, Los Angeles, New Orleans, New York, Philadelphia, Tampa, Texas City.
II. QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
a. Quan hệ kinh tế và thương mại
- Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam tháng 2 năm 1994.
- Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995 và trao đổi đại sứ đầu tiên tháng 5/1997.
- Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ coi trọng khu vực châu Á - TBD, tranh thủ vai trò của Đông Nam Á và ASEAN, tăng cường quan hệ với cả ASEAN cũng như quan hệ và hợp tác với từng nước thành viên ASEAN.
- Giữa hai nước còn tồn tại về những vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.
b. Các hiệp định đã ký kết:
· Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997).
· Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA ký 13/7/2000, có hiệu lực 10/12/2001).
· Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001).
· Hiệp định Dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003).
· Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004).
· Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005).
· Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005).
. Ngày 31/5/2006 hai nước đã ký “Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.
c. Kim ngạch xuất / nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ
Năm 2019 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam–Hoa Kỳ đạt 75,72 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 61,35 tỷ USD chiếm 23,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 14,37 tỷ USD chiếm 5,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Hiện Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
d. Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ:
*Việt Nam chưa được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của Hoa Kỳ dành cho các nước đang phát triển. Nhiều mặt hàng Việt Nam phải chịu thuế suất MFN ở mức từ 10% đến 35%, do đó các nước được hưởng GSP ở châu Á có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự của Việt Nam, như Thái Lan, Malaysia, Philipin, Indonesia…có sức cạnh tranh cao hơn so với Việt Nam.
*Cho đến nay, Hoa Kỳ đã ký các hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada và Mehico) và hiệp định thương mại tự do song phương với các nước: Israel, Jordan, Singapore, Chi Lê, Australia..., trong khi Việt Nam chưa có FTA với Hoa Kỳ. Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9 cũng tạo thêm những rào cản đối với hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói chung.
*Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng. Một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng nhanh đã và đang vấp phải các vụ kiện chống bán phá giá: Cá Tra và Basa filet đang phải chịu thuế chống bán phá giá từ 37% đến 64%, tôm đông lạnh và một số mặt hàng khác cũng phải chịu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
*Cước phí vận tải từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thường cao hơn và thời gian đi lâu hơn so với hàng đến từ các nước khác, do khoảng cách địa lý xa và chưa có tuyến vận tải biển và hàng không trực tiếp giữa hai nước. Ví dụ, hiện cước phí vận tải biển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ khoảng 15-20%. Thời gian tàu biển đi từ Việt Nam sang bờ Tây Hoa Kỳ khoảng 30-45 ngày so với đi từ Trung Quốc khoảng 12–18 ngày.
*Hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau, cả luật liên bang và luật các bang. Trong khi đó sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại với Hoa Kỳ còn rất hạn hẹp.
e. Hợp tác đầu tư và phát triển
Hai bên đang tiếp tục đàm phán Hiệp định đầu tư song phương (BIT) và tiến tới đàm phán FTA song phương (nếu Hoa Kỳ không tham gia CPTPP); tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong cơ chế họp theo khuôn khổ TIFA (Hiệp định Thương mại và Đầu tư) để giải quyết các vướng mắc trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước và hợp tác trên khuôn khổ đa phương.
III. THỊ TRƯỜNG DA GIẦY, TÚI XÁCH HOA KỲ
1. SẢN XUẤT DA, GIẦY, TÚI XÁCH CỦA MỸ
a. Ngành công nghiệp sản xuất da giầy tại Mỹ suy giảm mạnh
- Sản xuất da giầy tại Mỹ giảm mạnh trong nhiều năm qua: do chi phí lao động cao không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, hàng loạt công ty giầy tại Mỹ phải đóng cửa nhà máy và chuyển sang nhập khẩu. Hiện chỉ còn khoảng 250 - 300 công ty sản xuất với khoảng 12.000 công nhân, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng gần 1,5% nhu câu tiêu dùng, hơn 98% nhu cầu tiêu dùng về giầy dép và túi xách phải nhập khẩu.
- Sản xuất không tập trung: đa số là các công ty sản xuất giầy tại Mỹ là các xưởng nhỏ. Bốn công ty lớn nhất cũng chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh thu, còn lại hầu hết là các công ty nhỏ dưới 100 lao động. Các nhà máy tại Mỹ thường chỉ làm một số sản phẩm đặc chủng, hoặc chất lượng cao mà hàng nhập khẩu không đáp ứng được.
b. Xu hướng đầu tư, đặt hàng gia công ở nước ngoài
- Phần lớn các công ty Mỹ đã dịch chuyển sản xuất da giầy sang các nước có chi phí lao động thấp ở châu Á và Mỹ La tinh, và nhập khẩu trở lại Mỹ với giá rẻ hơn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các nhà sản xuất trở thành nhà nhập khẩu và phân phối.
- Trong nhiều năm qua, sản xuất da giầy của thế giới đã phát triển theo hướng thiết lập các chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu, trong đó đầu chuỗi thường là các công ty, tập đoàn thương hiệu da giầy lớn tại Mỹ và châu Âu (Nike, Skechers USA, Adidas, Timberland...). Các tập đoàn thương hiệu đầu chuỗi chủ yếu thực hiện nghiên cứu phát triển và thiết kế sản phẩm tại Mỹ và đặt hàng (outsourcing) sản xuất gia công trực tiếp qua các nhà sản xuất lớn hoặc qua các nhà đầu tư FDI tại châu Á, như Trung Quóc, Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia… sau đó tổ chức nhập khẩu và tiếp thị, phân phối, bán lẻ tại Mỹ. Nhờ xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Trung Quốc đã tăng trưởng công suất các nhà máy giầy dép từ mức 8% năm 1986 lên 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu năm 2019.
- Các tập đoàn bán lẻ, chuỗi siêu thị lớn tại Mỹ cũng tham gia xây dựng thương hiệu riêng, thực hiện nghiên cứu phát triển, thiết kế mẫu sản phẩm và đặt hàng sản xuất tại châu Á và tiếp thị bán hàng, nhờ đó thu được lợi nhuận cao. Tại thị trường Mỹ hiện có khoảng 30.000 siêu thị, cửa hàng bán lẻ giầy dép và túi xách-valy các loại.
- Xu hướng những năm tới, do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng các công ty Mỹ và Tây Âu tiếp tục dịch chuyển các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc sang Việt Nam, Indonesia và các nước châu Á khác, do đó cạnh tranh thu hút đầu tư để tăng thị phần xuất khẩu vào Mỹ càng quyết liệt hơn giữa các nước xuất khẩu.
2. THỊ TRƯỜNG GIẦY DÉP TẠI HOA KỲ
a. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ
Thị trường Hoa Kỳ có cơ cấu chủng tộc và văn hóa đa dạng nêu nhu cầu và tập quán tiêu dùng cũng đa dạng. Thu nhập bình quân đầu người cao, song chênh lệch thu nhập giữa người giầu và người nghèo rất lớn. Số dân nhập cư vào Hoa Kỳ hiện nay mỗi năm tới trên 1 triệu người và ngày càng tăng, trong đó phần đông là những người lao động chân tay có thu nhập thấp, vì vậy thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu cả về hàng cao cấp đắt tiền lẫn hàng bình dân giá rẻ.
Hoa Kỳ nhập khẩu sản phẩm da giầy lớn nhất thế giới (tính theo quốc gia), chiếm tới 40% tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép thế giới. Năm 2019 Mỹ nhập khẩu 2,24 tỷ đôi giầy dép, trị giá 27,1 tỷ USD, đáp ứng 98,6% tiêu dùng, trong đó nhập khẩu lớn nhất từ Trung quốc chiếm 64,5%. Năm 2020 nhập khẩu dép của Mỹ giảm 24,1% về số lượng do đại dịch Covid-19. Năm 2019 Mỹ cũng nhập khẩu 12,9 tỷ USD túi xách, valy và đồ da các loại. Xu hướng thị trường đa dạng hóa nguồn hàng nhập khẩu, tránh phụ thuộc nhiều vào hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá nhập khẩu ngày càng cao do bị áp thuế bổ sung 7–15% (từ thời Tổng thống Donald Trump) đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bảng 1: Nhập khẩu da giầy của Mỹ
(Triệu USD)
Mã HS |
Sản phẩm |
2018 |
2019 |
2020 |
42 |
Túi xách, ví, cặp, valy |
13.876.4 |
12.904.7 |
10.263.7 |
64 |
Giầy dép các loại |
26.529.7 |
27.096.0 |
20.954.2 |
Total: |
40.406,1 |
40.000,8 |
31.218,0 |
b. Xuất khẩu da giầy của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam (năm 2001), xuất khẩu da giầy của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, từ năm 2012 đến nay Việt Nam vượt lên đứng thứ 2 xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ.
Năm 2019 Việt Nam xuất khẩu da giầy sang Hoa Kỳ đạt 8,25 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu giầy dép đạt 485,5 triệu đôi trị giá 6,7 tỷ USD, chiếm 21,7% về số lượng và 24,8% về trị giá trong tổng nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ. Xuất khẩu túi xách các loại đạt 1,59 tỷ USD chiếm 12,9% tổng trị giá nhập khẩu sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ.
Tới năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã giảm 8,3% so với năm 2019, trong đó xuất khẩu giầy dép giảm 5,5% về trị giá và 10% về số lượng và xuất khẩu valy-túi các loại giảm 20% về trị giá.
Các sản phẩm giầy dép chính của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bao gồm:
Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu da giầy của Việt Nam
Thị trường |
2019 |
2020 |
||||||
Tổng Triệu USD |
Giầy dép |
Túi cặp |
Tổng Triệu USD |
Giầy dép |
Túi cặp |
|||
Triệu USD |
% Tỷ trọng |
Triệu USD |
% Tỷ trọng |
Triệu USD |
Triệu USD |
|||
USA |
8248 |
6662 |
36.3 |
1586 |
42.3 |
7567,0 |
6298,3 |
1268,7 |
EU |
5978 |
5022 |
27.4 |
956 |
25.5 |
5054,6 |
4256,2 |
798,4 |
China |
1948 |
1788 |
9.7 |
160 |
4.3 |
2212,2 |
2073,1 |
139,1 |
Japan |
1399 |
976 |
5.3 |
423 |
11.3 |
1186,6 |
845,2 |
341,5 |
Korea |
746 |
607 |
3.3 |
139 |
3.7 |
670,3 |
548,6 |
121,7 |
Nước Khác |
- |
- |
18.0 |
- |
12.9 |
- |
- |
- |
Tổng cộng |
22083 |
18331 |
100 |
3752 |
100 |
19863,5 |
16754,1 |
3109,4 |
c. Xu hướng những năm tới
- Sản xuất da giầy của Mỹ tiếp tục chủ yếu dưới hình thức đặt hàng gia công và nhập khẩu trở lại Mỹ. Do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng khiến các công ty Mỹ và Tây Âu chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Indonesia và các nước châu Á khác. Cùng với ứng dụng công nghệ 4.0, một số cơ sở sản xuất tự động hóa cao giảm chi phí sản xuất có thể được mở tại Mỹ.
- Kinh tế phục Mỹ hồi chậm và hậu quả của đại dịch Covid-19 tạo xu hướng người tiêu dùng tìm mua giày dép giá rẻ hơn; nhà nhập khẩu ép giá và tìm nguồn hàng rẻ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa số người tiêu dùng. Cạnh tranh càng quyết liệt hơn giữa các nước xuất khẩu da giầy tại thi trường Mỹ.
d. Hệ thống bán lẻ sản phẩm da giầy tại Mỹ
Năm 2019 thị trường Mỹ tiêu thụ 2,06 tỷ đôi đạt doanh thu 70 tỷ USD. Thị phần bán lẻ giầy dép tại Mỹ:
- Các cửa hàng chuyên doanh da giầy:
Hệ thống cửa hàng chuyên doanh giày dép tại Mỹ khoảng 28.000 cửa hàng bao gồm các chuỗi cửa hàng và cửa hàng độc lập. Tổng doanh thu đạt 27 tỷ USD/năm. Tăng trưởng của các cửa hàng này phụ thuộc thu nhập cá nhân và xu hướng thời trang (new styles/fashion), lợi nhuận tùy vào hiệu quả mặt hàng kinh doanh và giá cả cạnh tranh (effective merchandising & competitive pricing).
Đặc tính của loại cửa hàng này là kinh doanh tập trung: 50 top công ty chiếm 75% thị trường. Các cửa hàng nhỏ thường kinh doanh giầy dép đặc chủng, phục vụ khách hàng cao cấp, hoặc thị trường địa phương (khu vực, vùng).
Giá bán trung bình 80 - 90 USD/đôi (giày người lớn, trẻ em, phụ kiện). Nhiều cửa hàng có bán cả túi xách, đồ lót, nữ trang. Có các loại cửa hàng chuyên: giày nam; giày nữ; giày trẻ em; giày thể thao.
- Các cửa hàng bán giầy dép khác tại Mỹ:
* Bách hóa tổng hợp (department store): Macy, Lord & Taylor,…
* Đại siêu thị tổng hợp (mass merchandisers): Wal-Mart, Target, Sear,…
* Cửa hàng đồ thể thao (sportware store): giày, túi thể thao
* Siêu thị quần áo (apparel retailers): Marshall, Century 21… (có khu bán giày dép, túi xách trong siêu thị…)
* Bán hàng qua mạng (Internet retailers):
* Bán hàng qua TIVI, Catalo
e. Các thương hiệu da giầy hàng đầu ở Mỹ
Các hãng giày hàng đầu thế giới đã trở thành các công ty đa quốc gia và đều có mặt tại thị trường Mỹ: NIKE, Skechers USA, and Timberland (Mỹ), Adidas, Puma (Đức), Asics (Japan), Reebok (UK), Yue Yuen (TQ - chi nhánh của Pou Chen (Đài Loan), Bata, Deckers, Brown Shoes, Wolverine, Weyco, ECCO, Kenneth Cole, Nine West, Gucci, Lacrosse, Vans, San Paulo & Alpargatas, R.G. Barry, …
g. Thị trường túi xách
Gồm nhiều sản phẩm phụ kiện thời trang (accessories): đồ da, hộp đựng đồ các loại, túi xách, ví, găng tay, dây lưng, các loại phụ kiện thời trang, trang sức dành cho nữ……với tổng trị giá bán lẻ tại Mỹ đạt khoảng trên 30 tỷ USD.
Năm 2019 Mỹ nhập khẩu gần 13 tỷ USD, lớn nhất là từ Trung Quốc, Pháp, Italia, Việt Nam… trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm thị phần 70%; Việt Nam 4%. Các sản phẩm nhập khẩu từ Italia và Pháp phần lớn là thương hiệu túi xách hàng đầu thế giới. Sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu hàng giá rẻ, hoặc gia công cho thương hiệu nước ngoài.
e. Rào cản thương mai, rào cản kỹ thuật tại thị trường Mỹ
- Thị trường da giày Mỹ ít rào cản thương mại hơn so với tại thị trường EU. Với sản lượng sản xuất tại Mỹ chỉ còn đáp ứng 1,4% nhu cầu tiêu dùng, nên chỉ còn một số ít rào cản đối với hàng nhập khẩu, bao gồm:
- Các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm
- Các tiêu chuẩn về an toàn tiêu dùng, sức khỏe người lao động
(sử dụng hóa chất trong nguyên liệu da, nhựa, cao su,…)
- Các tiêu chuẩn về môi trường
- Các tiêu chuẩn về hạn chế, cấm dùng hóa chất độc hại (tương tự REACH của EU)
- Tiêu chuẩn xã hội và đạo đức kinh doanh (SA8000)
- Thuế nhập khẩu từ: 0 – 48%
- Tại Mỹ doanh nghiệp Việt Nam bị đối xử bất bình đẳng do Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường, do Việt Nam chưa đạt được các tiêu chí của Mỹ về nền kinh tế thị trường, nhiều tiêu chí bị coi là có sự can thiệp hoặc trợ cấp nhà nước. Do đó Mỹ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế GSP để được hửởng miễn/giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên do sản xuất tại Mỹ nhỏ bé (1,4%) nên khả năng các công ty Mỹ kiện doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá là khó xảy ra.
Thuế nhập khẩu đổi với sản phẩm da giầy hiện có nhiều bất cập do mang nhiều tính chất chính trị:
g. Phương thức tiếp cận thị trường Mỹ
- Tham gia hiệp hội tại Mỹ: Cơ hội tiếp cân thành viên là các nhà nhập khẩu, đại lý phân phối, bán lẻ. Được hưởng lợi ích thông tin thị trường, hội nghị, hội thảo.
- Tìm nhà nhập khẩu / đại lý phân phối: Chủ động tiếp cận thị trường
- Xây dựng mạng luới bán lẻ: (DN có thực lực về vốn, nhân sự, có nhãn hiệu và có ý định xây dựng thị trường lâu dài).
- Tham gia các hội chợ da giày, thời trang tại Mỹ: (tiếp xúc nhà NK, xu hướng thời trang, mẫu mới, NPL…)
IV. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XUẤT KHẨU SANG MỸ
1. Các quy định của Mỹ về nhập khẩu hàng hóa
1.1. Xuất xứ hàng hóa
a. Nguyên tắc chung về xuất xứ hàng hóa
Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có các mức thuế khác nhau áp dụng cho các nhóm nước ký kết các hiệp định, thỏa thuận, hay được hưởng các quy chế ưu đãi khác nhau, nên việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa rất quan trọng. Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do với Mỹ nên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ chịu thuế xuất phổ thông (Cột 1 – General trong Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ). Thực hiện các quy định về xuất xứ nhằm xác định hàng hóa đó có xuất xứ Việt Nam để được hưởng mức thuế phổ thông khi nhập khẩu vào Mỹ.
Hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ nhiều nước khác nhau. Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa. Như vậy, nước xuất xứ của hàng hóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó, với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Ví dụ, giầy dép, túi xách sản xuất ở Việt Nam bằng da nhập khẩu được coi là hàng có xuất xứ Việt Nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công việc lắp ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp, hoặc không đảm bảo một tỷ lệ tối thiểu nguyên phụ liệu sản xuất trong nước, thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, để được coi là hàng có xuất xứ từ Thái Lan để được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì hàng đó phải có ít nhất 35% giá trị gia tăng được tạo ra tại Thái lan. Do vậy, ngoài nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên, còn có những qui định cụ thể cách xác định nước xuất xứ hàng hóa cho một số hàng hóa cụ thể.
b. Ghi tên nước xuất xứ hàng hóa
Luật thuế quan Mỹ năm 1930 yêu cầu tất cả hàng hóa nhập khẩu (trừ một số trường hợp ngoại lệ) phải được ghi tên nước xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và không thể tẩy xóa được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hóa đến tay người mua cuối cùng (là người cuối cùng nhận được hàng hóa nguyên dạng như khi nhập khẩu).
Đối với hàng nguyên liệu thì người mua cuối cùng có thể là người sản xuất dùng nguyên liệu đó để sản xuất ra hàng hóa khác. Đối với hàng tiêu dùng thì người mua cuối cùng có thể là người tiêu dùng. Mục đích của việc ghi tên nước xuất xứ cũng nhằm giúp cho người mua hàng có thêm thông tin để lựa chọn hàng hóa.
Luật không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có xuất xứ nước ngoài những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác là hàng được sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ phi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ thấy nước xuất xứ của hàng hóa.
Hàng nhập khẩu vi phạm qui định ghi tên nước xuất xứ sẽ bị Hải quan giữ lại. Hải quan có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm quy định ghi xuất xứ bằng 10% trị giá hàng vi phạm, trừ khi hàng đó được tái xuất, tiêu hủy hoặc ghi lại xuất xứ dưới sự giám sát của Hải quan. Đối với người xuất khẩu, vi phạm ghi tên nước xuất xứ có thể bị Hải quan lưu vào “sổ đen” máy tính và để ý kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất sau đó.
Luật Thuế quan chỉ quy định chung chung về cách ghi xuất xứ hàng hóa như nêu trên, song Quy chế Hải quan Mỹ quy định cụ thể cách thức ghi nước xuất xứ cho một số loại hàng hóa thuộc nhóm hàng công nghiệp, việc ghi nước xuất xứ có thể phải được thực hiện trên sản phẩm trong quá trình sản xuất. Ví dụ, tên nước xuất xứ giầy dép/valy, túi xách phải được in và đính bên trong sản phẩm trước khi xuất khẩu.
Vì vậy, trước khi triển khai sản xuất hoặc thậm chí ngay từ khi thương thảo hợp đồng, người xuất khẩu cần kiểm tra và thống nhất với người nhập khẩu Mỹ về cách ghi xuất xứ sản phẩm để tránh tranh chấp và phí tổn có thể xảy ra cho cả hai bên. Đối với những lô hàng tồn kho hoặc hàng có sẵn đã ghi nước xuất xứ hàng hóa, trước khi giao hàng hoặc thậm chí ngay từ khi ký hợp đồng, người xuất khẩu phải kiểm tra với người nhập khẩu xem cách ghi xuất xứ hàng hóa có sẵn đó có phù hợp với quy định của Hải quan Hoa Kỳ hay không. Một số mặt hàng được miễn ghi xuất xứ trên sản phẩm. Danh mục những mặt hàng đó có thể tìm trên trang web của Hải quan Hoa Kỳ: www.cbp.gov.
1.2 Thủ tục hải quan
Khi hàng hóa đến cảng Hoa Kỳ, người nhập khẩu hoặc đại diện ủy quyền của người nhập khẩu phải đăng ký đầy đủ hồ sơ cho Hải quan Hoa Kỳ. Hàng hóa nhập cảng chỉ được hải quan cho thông quan sau khi chủ sở hữu lô hàng đã hoàn tất thủ tục luật lệ và đóng thuế nhập khẩu. Hải quan có quyền chỉ thị thời hạn giám định lô hàng, cũng như quyết định cho phép thông quan. Nếu có thắc mắc, trước khi liên hệ với Hải quan, chủ sở hữu hàng hóa nên liên hệ với những cơ quan liên quan đến mặt hàng đặc biệt để hỏi thong tin.
Hàng hóa có thể nhập kho ở cảng đến hoặc chuyển sang cảng khác ở nội địa Hoa Kỳ trong điều kiện còn nguyên kiện, chưa tháo dỡ. Chủ sở hữu (lúc này là người nhập khẩu) phải chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển ở kho và cảng đến. Trong một số trường hợp hàng hóa đặc biệt, hàng nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan tại một nơi quy định dù trước đó hàng đã đến một cảng khác trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, chủ sở hữu phải khai báo và đăng ký đầy đủ hồ sơ cần thiết tại cảng địa phương được chỉ định.
Hồ sơ đăng ký thông quan hàng nhập khẩu:
Trong vòng 5 ngày, kể từ ngày hàng đến cảng Hoa Kỳ, hồ sơ đăng ký thông quan hàng nhập khẩu phải được nộp cho Hải quan, ngoại trừ trường hợp đặc biệt được gia hạn thêm. Hồ sơ này gồm có:
· Tờ khai hải quan (mẫu số 7533) hoặc mẫu đơn xin xuất hàng đặc biệt (số 3461), hoặc đơn xuất hàng của Hải quan.
· Đơn xác nhận được uỷ quyền tiến hành thủ tục thông quan.
· Hóa đơn thương mại
· Vận đơn
- Phiếu đóng gói
· Giấy chứng nhận xuất xứ
· Thông tin liên hệ
Khi hồ sơ và thủ tục hoàn tất, hàng hóa sẽ được thông quan. Tiền thuế nhập khẩu phải được thanh toán trong vòng 10 ngày sau đó. Hàng hóa nhập khẩu có thể bị giám định hoặc được miễn trừ. Sau đó sẽ được phép thông quan nếu hội đủ những điều lệ về thủ tục Hải quan. Sau khi hàng hóa được thông quan, hồ sơ nhập khẩu sẽ được hoàn trả lại chủ sở hữu hoặc văn phòng Dịch vụ khai báo hải quan.
Bảo lãnh tài chính (Surety):
Song song với thủ tục thông quan hàng nhập khẩu, chủ sở hữu phải nộp cam kết thế chấp có giá trị như một số tiền đặt cọc, để đảm bảo cho khoản thuế nhập khẩu và những chi phí liên quan. Cam kết thế chấp có thể được bảo lãnh bởi một công ty tài chính tư nhân. Trong trường hợp văn phòng "Dịch vụ khai báo hải quan" đại diện cho chủ sở hữu thì họ có thể dùng cam kết thế chấp của họ để bảo đảm theo yêu cầu của Hải quan.
Hàng xin thông quan nhanh: Trong trường hợp cần gấp, chủ sở hữu lô hàng có thể xin thông quan hàng ngay tức khắc khi hàng đến cảng, bằng cách xin giấy phép thông quan đặc biệt của hải quan. Những hãng vận chuyển có tham gia trong "Hệ thống toàn chỉnh tự động" (AMS) có thể xin thông quan nhanh sau khi tàu rời cảng xếp hàng 5 ngày trước khi đến cảng Hoa Kỳ. Nếu giấy phép xin thông quan nhanh được chấp thuận, hàng hóa khi cập bến sẽ được thông quan ngay tức khắc nếu hội đủ giấy tờ cần thiết và nộp cam kết thế chấp tài chính tương đương với khoản thuế nhập khẩu được ước tính trên lượng hàng hóa. Cam kết thế chấp tài chính phải được nộp trong vòng 10 ngày sau khi nhận hàng. Tuy nhiên, giấy phép thông quan nhanh theo mẫu đơn 3461 chỉ được giới hạn đối với một số trường hợp cụ thể (ví dụ đối với da giầy là hàng đi hội chợ, triển lãm tại Mỹ).
Hàng lưu kho hải quan: Trong trường hợp hàng hóa bị giữ lại vì thiếu chứng từ hoặc sai khác về số lượng... thì số hàng này sẽ được lưu giữ trong kho hải quan. Thời gian lưu trữ có thể kéo dài đến 5 năm. Trong thời hạn đó, hàng hóa có thể bị trả về quốc gia nơi xuất phát và chủ sở hữu không phải trả thuế nhập khẩu. Hoặc chủ sở hữu được thông quan hàng nếu hội đủ điều kiện sau khi trả thuế nhập khẩu. Nếu hàng hóa bị thiêu huỷ theo luật dưới sự giám sát của hải quan thì chủ sở hữu không phải chịu thuế nhập khẩu. Hàng hóa lưu giữ trong kho hải quan có thể được phân loại, tái chế cho phù hợp với quy định. Loại hàng hóa mau hỏng, chất gây nổ, dễ bắt lửa, gây cháy, hàng quốc cấm... sẽ không được phép lưu giữ trong kho hải quan, mà phải chuyển đến một nơi an toàn khác.
Hàng nhập khẩu vô thừa nhận: Trong vòng 5 ngày khi hàng nhập cảng, nếu chủ sở hữu không nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hàng hóa sẽ bị chuyển vào lưu giữ tại kho hải quan. Nếu trong thời hạn 6 tháng, chủ sở hữu không cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết để thông quan hàng hóa thì số hàng này sẽ được mang bán đấu giá. Hải quan không chịu trách nhiệm về những thất thoát và hư hỏng đối với hàng hóa lưu kho. Những loại hàng mau hỏng, chất gây nổ, dễ cháy, hàng cấm, sẽ được bán đấu giá hoặc tiêu huỷ trong thời gian ngắn hơn. Số tiền thu được khi bán đấu giá sẽ được khấu trừ vào tiền phí lưu kho, thuế... Phần còn lại sẽ được hoàn trả lại cho chủ sở hữu nếu người chủ lô hàng nộp đơn khiếu nại trong vòng 10 ngày sau khi hàng được bán ra. Nếu hàng hóa được ước lượng khi phát mãi không đủ trả thuế và các chi phí lưu kho... thì hàng sẽ được quyết định cho tiêu huỷ.
1.3 Kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan
Dựa vào việc kiểm tra hàng hóa, hải quan sẽ lượng định chính xác nhiều yếu tố cần thiết trước khi quyết định cho hàng thông quan. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện trên cơ sở xác định các thông tin sau:
- Giá trị chính xác của hàng hóa để xác định mức thuế nhập khẩu phải nộp.
- Hàng hóa phải được ghi rõ ràng nước xuất xứ và nhãn hiệu theo đúng tiêu chuẩn quy định.
- Không có loại hàng quốc cấm.
- Số lượng phải phù hợp với hoá đơn hàng (số lượng chính xác, không dư hoặc thiếu).
- Không có những loại thuốc gây mê mà chính phủ Hoa Kỳ ngăn cấm.
Để kiểm tra hàng hóa, nhân viên hải quan sẽ chọn một số mẫu hàng trong toàn bộ lô hàng. Đối với nhiều mặt hàng đưa vào Hoa Kỳ nói chung bằng đường biển, Hải quan Hoa Kỳ sẽ thực hiện việc kiểm tra tương đối chặt chẽ nhằm hạn chế hàng nhập lậu. Hàng vải, hàng may mặc là một trong những mặt hàng chịu sự kiểm tra gắt gao của Hải quan Hoa Kỳ do tính chất nhạy cảm của nó trên thương trường.
Hàng hóa sai biệt (excess goods and shortages)
Để dễ dàng trong việc xác định mức thuế nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn. Mỗi kiện hàng phải ghi số thứ tự và có nội dung hàng hóa bên trong phù hợp chính xác với hoá đơn. Nếu nhân viên hải quan phát hiện một trong số những kiện hàng không được ghi rõ, hoặc thiếu đồng nhất với hoá đơn, điều này có nghĩa chủ sở hữu lô hàng đã man trá với luật thuế quan. Như vậy, chủ sở hữu lô hàng sẽ bị phạt và hàng hóa có thể bị tịch thu (xem Luật thương mại 19 U.S.C. 1592).
Nếu nhân viên hải quan phát hiện có sự thiếu hụt về số lượng hàng hóa, họ sẽ điều chỉnh mức thuế quan dựa theo sự thiếu hụt đó.
Sự thiệt hại hoặc giảm giá trị hàng hóa
Hàng hóa bị hư hại không còn giá trị thương mại khi đến cảng được nhân viên hải quan liệt vào loại "Không phải hàng nhập khẩu" và sẽ cho miễn thuế. Khi sự hư hại chỉ ảnh hưởng đến một phần trọng lượng hàng thì thuế nhập khẩu chỉ áp dụng đối với số hàng còn nguyên vẹn, số hàng hư hỏng sẽ được miễn thuế. Chủ sở hữu lô hàng phải xin khấu trừ khoản thuế đối với hàng bị hư hỏng trong thời hạn 96 giờ trước khi di chuyển hàng đi nơi khác. Sắt, thép bị hư hỏng vì rỉ sét, phai màu khi vận chuyển trên biển không được miễn trừ.
1.4 Hoá đơn thương mại
Hóa đơn thương mại: là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng và là cơ sở quan trọng để xác định trị giá tính thuế nhập khẩu của hàng hóa. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ không có hóa đơn thương mại có thể bị hải quan giữ lại. Thông tin trong hóa đơn thương mại không đầy đủ và/hoặc không trung thực và/hoặc không chính xác có thể gây khó khăn và chậm trễ cho người nhập khẩu trong khâu giải phóng hàng hoặc bị phạt tiền hoặc chịu “oan” thêm thuế nhập khẩu. Đối với người xuất khẩu, thông tin không trung thực và/hoặc không chính xác trong hóa đơn thương mại có thể dẫn đến bị hải quan Hoa Kỳ phạt tiền hoặc cấm không cho xuất hàng vào Hoa Kỳ hoặc ghi vào sổ đen để kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất khẩu sau đó.
Hóa đơn thương mại phải được lập bằng tiếng Anh hoặc có bản dịch tiếng Anh chính xác kèm theo. Các yêu cầu đối với hóa đơn thương mại của hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất nhiều và phức tạp. Những thông tin yêu cầu có trong hóa đơn thương mại vượt quá xa mức bình thường và không cần thiết đối với mục đích khai hải quan và tính thuế nhập khẩu. Yêu cầu này gây khó khăn và tốn kém đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới thâm nhập thị trường như hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế có không ít doanh nghiệp Việt Nam đã phải làm đi làm lại không dưới vài ba lần một hóa đơn thương mại xuất hàng sang Hoa Kỳ.
Nội dung hóa đơn: Luật Thuế quan yêu cầu hóa đơn thương mại phải cung cấp các thông tin sau:
· Tên cửa khẩu hàng đến;
· Tên người mua;
· Tên người bán;
· Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, số hiệu và ký mã hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa;
· Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ;
· Giá của từng mặt hàng;
· Loại tiền;
· Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói, và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên) liên quan đến việc đưa hàng từ dọc mạn tầu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tầu (FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, container và cước phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không phải liệt kê nếu như đã nằm trong giá hóa đơn và được chú thích như vậy.
· Mức giảm giá, chiết khấu;
· Nước xuất xứ hàng hóa;
· Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa hay không. Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà cung cấp. Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê mướn hay phải trả tiền riêng?
Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn. “Hỗ trợ” bao gồm như khuôn đúc, khuôn ép, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết kế, hỗ trợ tài chính v.v.
Thông tin bổ sung: Theo qui định của Hải quan, có 45 chủng loại hàng hóa đòi hỏi phải có thêm một số thông tin khác (ngoài các thông tin đã liệt kê ở trên) trong hóa đơn thương mại. Ví dụ: đối với chuỗi hạt, hóa đơn thương mại phải cho biết chiều dài sợi dây, kích thước hạt bằng mm, hạt làm bằng chất liệu gì: thuỷ tinh hay ngà voi hay ngọc trai v.v... Đối với khăn trải bàn hay ga phủ giường, hóa đơn thương mại phải nói rõ có thêu ren, viền, tua và trang trí hay không v.v.
Hóa đơn riêng: Mỗi chuyến hàng giao từ một người giao hàng đến một người nhận hàng cần một hóa đơn riêng.
Hàng giao ghép: Các hàng hóa do hãng vận tải gom lại để giao cho cùng một người nhận hàng có thể ghi gộp vào một hóa đơn. Các vận đơn hoặc hóa đơn gốc của các hàng hóa đó thể hiện giá đã thực trả hoặc sẽ phải trả phải được gửi kèm với hóa đơn gộp đó.
Giao hàng nhiều chuyến: Các chuyến giao hàng thuộc cùng một đơn hàng hoặc hợp đồng từ cùng một người giao đến cùng một người nhận có thể gộp trong cùng một hóa đơn nếu như các chuyến hàng đó được giao bằng bất cứ hình thức vận tải nào tới cảng đến trong vòng không quá 10 ngày liên tục. Hóa đơn gộp này được lập giống như các hóa đơn bình thường khác và chỉ khác ở chỗ là phải tách riêng số lượng, trị giá và các số liệu khác của từng chuyến hàng.
Những lỗi thường gặp khi lập hóa đơn
· Người bán cho rằng hoa hồng, tiền bản quyền và các loại phí khác không phải chịu thuế nên không ghi vào trong hóa đơn.
· Người xuất khẩu mua hàng từ nhà sản xuất rồi bán lại cho người nhập khẩu Hoa Kỳ và chỉ ghi trên hóa đơn giá họ mua của người sản xuất chứ không ghi giá họ bán cho người nhập khẩu.
· Trị giá nguyên liệu của người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu để sản xuất ra hàng hóa không được thể hiện trong hóa đơn.
· Nhà sản xuất nước ngoài gửi hàng thay thế cho một khách hàng ở Hoa Kỳ và chỉ ghi giá thực thu của hàng hóa mà không thể hiện giá đầy đủ trừ đi tiền bồi thường cho hàng hóa khiếm khuyết đã giao trước đây và bị trả lại.
· Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn chỉ ghi giá thực thu mà không thể hiện số tiền chiết khấu.
· Người xuất khẩu bán hàng theo giá giao hàng (giá gắn với một điều kiện giao hang nào đó ví dụ như giá CIF chẳng hạn) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng và không ghi những chi phí tiếp theo sau.
· Người giao hàng ghi trên hóa đơn người nhập khẩu là người mua hàng nhưng trên thực tế người nhập khẩu chỉ là đại lý hoa hồng hoặc là bên chỉ nhận một phần tiền bán hàng cho việc làm trung gian của mình.
· Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu một số thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt hàng vào cùng một loại v.v.
Trước khi giao hàng và lập hóa đơn thương mại hoặc thậm chí ngay từ khi thảo luận hợp đồng, người xuất khẩu phải kiểm tra với người nhập khẩu hoặc luật sư hoặc đại lý giao nhận hàng hóa (tốt nhất là với người nhập khẩu) về những thông tin cần ghi trong hóa đơn thương mại. Cẩn thận hơn nữa, người xuất khẩu nên gửi bản thảo hóa đơn thương mại cho người nhập khẩu để kiểm tra và thông qua trước khi lập hóa đơn chính thức.
1.5. Trị giá tính thuế
Trị giá hải quan (tức trị giá chịu thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ cơ bản được dựa trên trị giá giao dịch mà người mua đã thực trả hoặc sẽ phải trả cho người bán. Những chi phí sau đây không được coi là trị giá giao dịch để áp thuế nhập khẩu nếu được tách bạch trên hóa đơn bán hàng:
· Cước phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm;
· Cước phí vận tải nội địa từ nhà máy đến cảng ở nước xuất khẩu nếu giao hàng được thực hiện bằng một vận đơn thông suốt cho toàn bộ lộ trình chuyên chở;
· Chi phí hợp lý cho việc xây lắp, lắp ráp, duy tu và trợ giúp kỹ thuật đối với hàng hóa sau khi đã nhập khẩu vào Hoa Kỳ hoặc chi phí vận tải hàng hóa sau nhập khẩu;
· Các loại thuế nhập khẩu và thuế liên bang khác.
Ngược lại, những chi phí sau đây (nếu có và chưa nằm trong giá mà người mua đã trả hoặc sẽ phải trả cho người bán) sẽ được cộng vào trị giá giao dịch để tính thuế nhập khẩu:
· Các chi phí đóng gói hàng hóa mà người mua phải chịu;
· Hoa hồng bán hàng mà người mua phải chịu (hoa hồng người mua trả cho đại lý của người bán hoặc của nhà sản xuất);
· Phí bản quyền hoặc lixăng mà người mua phải trả như là một điều kiện của hợp đồng;
· Các khoản tiền phải trả cho người bán xuất phát từ việc bán lại hoặc sử dụng hang hóa nhập khẩu;
· Trị giá hỗ trợ của người nhập khẩu dành cho nhà xuất khẩu: Trong thực tế có nhiều trường hợp người nhập khẩu cung cấp dụng cụ, khuôn mẫu, nguyên liệu hoặc linh kiện hoặc các mặt hàng khác với giá hạ hoặc miễn phí cho nguời xuất khẩu để sử dụng sản xuất ra hàng hóa. Các thông số kỹ thuật và các bản vẽ thiết kế không phải được làm ở Hoa Kỳ được người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu cũng coi là những trợ giúp và trị giá của nó được cộng vào thành trị giá hải quan.
Như vậy, trị giá tính thuế nhập khẩu có thể khác với giá mà người mua và người bán đã thoả thuận. Trong trường hợp Hải quan xác định trị giá giao dịch thể hiện trên chứng từ mua bán không phải là giá đầy đủ hoặc có yếu tố giá nào đó không xác định được thì Hải quan sẽ sử dụng các phương pháp định giá khác để tính trị giá tính thuế nhập khẩu. Các phương pháp này xếp theo thứ tự ưu tiên sử dụng gồm: trị giá giao dịch của hàng hóa cùng loại hoặc tương tự, trị giá khấu trừ và trị giá tính toán.
Một số lưu ý khác đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam:
Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện nay là theo điều kiện FOB hoặc CF hoặc CIF, do đó trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu thuộc về các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do cách xác định trị giá hải quan để áp thuế nhập khẩu như nêu trên người xuất khẩu cần cẩn thận trong khâu lập chứng từ giao hàng, nhất là hóa đơn thương mại để tránh phiền toái hoặc phát sinh phí tổn không đáng có cho người nhập khẩu và đôi khi cho cả bản thân người xuất khẩu. Mặc dù đơn giá và tổng trị giá trên hóa đơn có thể vẫn ghi theo giá C&F hoặc CIF để phù với hợp đồng mua bán ngoại thương, song số tiền cước phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm vẫn phải được thể hiện trên hóa đơn. Ngoài ra, các thông tin khác như chi phí vận tải nội địa, đóng gói, xây lắp, phí tài chính, phí bản quyền hoặc lixăng, trị giá trợ giúp v.v… cũng có thể phải được ghi rõ trên hóa đơn. (Xin xem thêm ở phần Hóa đơn thương mại).
1.6. Lưu thông hàng hóa giữa các bang tại Mỹ
Tịch thu hàng là một hành vi của tòa án dân sự để đưa hàng đó ra khỏi lưu thông phân phối. Nếu hàng bị tịch thu, người kinh doanh có thể:
(1) từ bỏ hàng để tòa án tuỳ ý giải quyết;
(2) khiếu kiện việc tịch thu của chính phủ (tức là khởi kiện một vụ án); hoặc
(3) yêu cầu được phép sửa chữa, tái chế hàng để phù hợp với quy định.
Hàng hóa bị tịch thu sẽ không được sửa đổi, di chuyển, hoặc sử dụng mà không được phép của tòa án. Đồng thời người kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh do hàng bị tịch thu.
2. Chính sách thuế, thuế suất và phí tại Mỹ
Biểu thuế nhập khẩu (hay còn gọi là biểu thuế quan) HTS hiện hành của Hoa Kỳ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989. Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan hài hòa (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Bruxen - Bỉ.
Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm. Chi tiết mức thuế tham khảo tại website http://www.usitc.gov (tiếng Anh)
Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3 kg/gói là 6,4%.
Thuế nhập khẩu:
- Mức thuế tối huệ quốc (MFN): hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (như Việt Nam trước khi gia nhập WTO). Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Hàng dệt may và giầy dép thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN theo giá trị nói chung bình quân khoảng 4%. Mức thuế MFN được ghi trong cột “General” của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ.
- Mức thuế phi-tối huệ quốc (Non-MFN): được áp dụng đối với những nước chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như CuBa, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN. Mức thuế Non- FMN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.
- Các mức thuế ưu đãi được ghi ở cột “Special”: bao gồm các khu vực, vùng lãnh thổ hoặc nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Mỹ. Hiện Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do với Mỹ. Ngoài ra cũng bao gồm các Chương trình ưu đãi của Mỹ cho các nước nghèo, các nước đang phát triển trong đó có Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP). Một số hàng hóa nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa Kỳ cho hưởng GSP được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chương trình GSP của Hoa Kỳ được thực hiện từ 1/1/1976 với thời hạn ban đầu là 10 năm. Hiện Việt Nam chưa được hưởng quy chế GSP của Mỹ.
*Xem Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ đổi với giầy dép và túi xách ở phần cuối.
3. Quy định về đóng gói và ký mã hiệu trên bao bì bằng gỗ
Quy định mới của Hoa Kỳ đối với bao bì bằng gỗ đóng gói hàng nhập khẩu (wood packaging materials – WPM) có hiệu lực từ ngày 16/9/2005, đã quy định từ ngày 5/7/2006 tất cả hàng hóa có bao bì gỗ không đúng quy định đều không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, trừ những trường hợp giám đốc cảng xét thấy có thể tách riêng hàng hóa khỏi bao bì gỗ vi phạm như đã qui định.
Quy định mới về bao bì hàng nhập khẩu do Cơ quan kiểm dịch động thực vật thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ ban hành cuối năm 2004 theo tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu bao bì gỗ phải được xử lý nhiệt hoặc hun trùng và có ký mã hiệu quốc tế xác nhận đã xử lý. Cụ thể, gỗ dùng làm bao bì sử dụng trong thương mại quốc tế phải được xử lý nhiệt tới nhiệt độ tối thiểu cho gỗ là 56 độ C trong khoảng thời gian tối thiểu là 30 phút hoặc được hun trùng bằng metyl bromua khoảng 16 tiếng. Ngoài ra, bao bì bằng gỗ phải có ký hiệu lô gô của Công ước bảo vệ cây trồng quốc tế (IPPC) và mã 2 chữ cái theo qui định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đối với nước đã xử lý gỗ bao bì. Ký mã hiệu cũng phải bao gồm cả số riêng mà tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia cấp cho công ty chịu trách nhiệm đảm bảo WPM được xử lý đúng qui định, cùng với chữ viết tắt HT (heat treatment) hoặc MB (metyl bromua). Không cần phải có giấy chứng nhận xử lý.
Cách ghi ký mã hiệu trên bao bì gỗ như sau:
Trường hợp được miễn trừ: Các loại bao bì gỗ sau đây được miễn thực hiện qui định này:
1) hoàn toàn là gỗ chế tạo (ví dụ: ván ép, gỗ dán) và thùng rượu vang và uytxki,
2) những miếng gỗ mỏng (dày từ 6 mm trở xuống) hay gỗ có xuất xứ từ Canada. Bao bì bằng gỗ đến từ Canada được phép vào Hoa Kỳ không cần ký hiệu IPPC, nhưng sẽ được kiểm dịch sâu bọ.
Bao bì gỗ không có ký mã hiệu có thể tách khỏi hàng hóa nhập khẩu nếu nhân viên kiểm dịch xác định rằng việc tách đó có thể thực hiện được mà không để phát tán sâu bọ gây hại. Tuy nhiên, một số cảng đã cho biết họ sẽ yêu cầu tái xuất toàn bộ lô hàng vi phạm đóng trong container bởi vì các phương tiện ở cảng không đủ để tránh phát tán sâu bọ, trong khi đó các lô hàng rời sẽ được xem xét từng trường hợp một. Chủ hàng phải nộp cho Cơ quan kiểm dịch phí giám sát tách hàng. Cơ quan kiểm dịch sẽ cho phép tái chế hàng nếu sâu bọ gây hại không xuất phát từ gỗ được khoanh lại bằng bao bì gỗ có ký mã hiệu IPPC.
4. Tiếp thị sản phẩm và dịch vụ
Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, sức ép cạnh tranh tương đối lớn. Chiến lược Marketing là một trong những vấn đề then chốt để thâm nhập vào thị trường này. Cạnh tranh không chỉ đối với các nhà sản xuất bản địa mà còn cả với các nhà xuất khẩu đến từ các nước khác trên thế giới. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần xác định rõ và tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh của mình cũng như sự khác biệt so với các sản phẩm khác cùng loại đang có mặt trên thị trường. Chú ý đến tất cả các vấn đề của marketing: bao gồm sản phẩm, giá cả, hình thức quảng cáo khuyến mại, hình thức phân phối. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như website giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ.
Bao bì hấp dẫn là một trong những yếu tố thành công trong kinh doanh bán lẻ. Hầu hết các chuyên gia marketing tại Hoa Kỳ đều xếp bao bì là một yếu tố của chiến lược sản phẩm. Bao bì được thiết kế tốt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và đồng thời cũng là một công cụ hữu hiệu cho quảng cáo sản phẩm. Người Hoa Kỳ sử dụng hệ thống đo lường Anh, do đó, các công cụ Marketing cũng như Website của bạn nên lưu tâm đến vấn đề này.
Các công cụ quảng cáo: Tờ rơi, Cataglog, Brochures, và các phương tiện quảng cáo, sản phẩm mẫu phải được làm phù hợp, phải được Hoa Kỳ hoá. Chi tiết về thông tin liên hệ: bao gồm cả email, website, điện thoại quốc tế đều rất cần thiết được in trên các tài liệu quảng cáo.
Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và cuối cùng là họ. Họ lấy theo họ bố; không dùng họ mẹ. Ví dụ, Bill William Clinton trong đó Bill là tên riêng, William là tên đệm, và Clinton là họ. Tên đệm thường được viết tắt hoặc thậm chí không viết. Ví dụ, Bill William Clinton thường được viết là Bill W. Clinton hoặc chỉ viết ngắn gọn là Bill Clinton. Phụ nữ Mỹ khi lấy chồng đổi họ theo họ chồng. Có một số người dùng cả họ mình và họ chồng. Ví dụ, Hillary Rodham Clinton, trong đó Hillary là tên riêng; Rodham là họ của Hillary; và Clinton là họ của chồng.
Gặp gỡ làm việc
Người Mỹ muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò và quyền hạn, và thậm chí cả thân thế sự nghiệp của khách. Nhất là đối với các cuộc gặp với các quan chức chính phủ hoặc lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, ho có thể yêu cầu gửi trước tiểu sử tóm tắt của trưởng đoàn. Họ thường định trước thời lượng cho các cuộc gặp gỡ và không ngại ngùng chủ động kết thúc khi hết giờ, nhất là khi họ có việc bận tiếp sau đó, hoặc thấy cuộc gặp không mang lại lợi ích gì.
Người Mỹ thường rất đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan tâm, coi thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian. Ở các thành phố lớn thường xảy ra tắc nghẽn giao thông thì có thể cho phép sớm muộn đôi chút song không nhiều. Nếu không may bị muộn 10 -15 phút thì nên gọi điện thoại báo trước và xin lỗi, và, nếu có thể, cho biết lý do.
Để tiết kiệm thời gian, các cuộc gặp làm việc với người Hoa Kỳ thường là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Trong các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Hoa Kỳ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình, vì vậy không nên ngạc nhiên khi bị người Hoa Kỳ cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của họ.
5. Một số điểm cần lưu ý khác
Ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Những người cung cấp dịch vụ như luật sư, kế toán, tư vấn, các nhà tâm lý học, thợ sửa chữa cơ khí... thường tính phí hoặc tiền công dựa trên số giờ làm việc cho khách hàng, đôi khi kể cả thời gian tiếp và/hoặc nói chuyện qua điện thoại với khách hàng. Do vậy, các nhà kinh doanh, khi cần sử dụng luật sư, cần phải chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và nội dung cần tư vấn, và đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng luật sư, tức là tiết kiệm chi phí cho chính mình.
Lên kế hoạch những cuộc họp đàm phán trước ít nhất là 1 tháng đến 6 tuần hoặc ngay khi biết chi tiết về chuyến đi của bạn. Xác nhận lại cuộc hẹn một ngày trước đó và không bao giờ đến địa điểm họp mà không báo trước. Doanh nhân Hoa Kỳ hiếm khi rời khỏi công ty để gặp đối tác, nên, bạn phải đến gặp họ tại công sở hoặc một địa điểm họ lựa chọn.
Nhiều người Mỹ tin rằng, đất nước họ là một trong nền kinh tế thành công nhất, thể chế dân chủ nhất và cho rằng cách thức của người Hoa Kỳ luôn luôn đúng. Thái độ này thường dẫn đến sự thiếu quan tâm hoặc không thông hiểu các nền văn hóa khác của doanh nhân Hoa Kỳ.
Người Mỹ sẽ rất ấn tượng với những kiến thức của bạn về thị trường, sản phẩm và về công ty họ. Điều đó chứng tỏ một sự chuẩn bị chu đáo và tôn trọng đối tác. Với người Hoa Kỳ, cần lưu ý rằng mức giá đầu tiên chỉ bắt đầu ở mức thương lượng, phía Hoa Kỳ sẽ chờ đợi vài lần chào hàng và hoàn giá tiếp theo trước khi đạt được giá cả thoả thuận.
Hoa Kỳ là một xã hội thích kiện tụng nhất thế giới. Có những luật sư chỉ chuyên về một ngành, một lĩnh vực trong xã hội. Thông thường, người Hoa Kỳ sẽ không do dự khi nói không. Doanh nhân Hoa Kỳ rất thẳng thừng và không do dự bày tỏ thái độ bất đồng với bạn.
Kiên trì là một phẩm chất khác ở doanh nhân Hoa Kỳ, vì họ tin tưởng rằng luôn luôn tìm ra giải pháp. Ngoài ra, họ tính đến nhiều khả năng khi cuộc đàm phán lâm vào bế tắc. Nhất quán cũng là một phẩm chất khác của doanh nhân Hoa Kỳ: khi họ đã nhất trí về một hợp đồng nào đó,họ hiếm khi thay đổi.
Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ thuộc loại phức tạp hàng đầu thế giới. Bạn nên tham khảo ý kiến luật sư về bất kỳ hợp đồng đã thoả thuận được.
Ngày nghỉ ngày lễ doanh nhân Hoa Kỳ muốn dành riêng cho nhu cầu cá nhân, gia đình, nên tránh giao dịch vào thời điểm trước sau những ngày này.
Tặng quà ở Hoa Kỳ không quan trọng như ở các nơi khác trên thế giới, và thậm chí còn có thể gây phiền toái. Thà là không tặng quà còn hơn là tặng sai hoặc tặng không đúng người. Luật pháp Hoa Kỳ thực tế cấm các quan chức chính phủ nhận quà trong quá trình thi hành công việc. Những món quà có giá trị từ 50 USD trở nên đều phải nộp lại cho cơ quan.
V. BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU CỦA MỸ ĐỐI VỚI GIẦY DÉP, TÚI XÁCH
Bảng 3. BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU CỦA MỸ ĐỐI VỚI TÚI XÁCH (HS42)
Mã HS |
Mức thuế sản phẩm |
4201 |
Yên ngựa, dây kéo động vật nuôi, dây da các loại |
4201.00.30.00 |
2.4% |
4201.00.60.00 |
2.8% |
4202 |
Túi xách, ví, cặp, túi thể thao, valy, hộp, bao các loại làm từ da thuộc, giả da, vải,v.v. |
4202.11.00 |
8% |
4202.12.21 |
20% |
4202.12.29 |
20% |
4202.12.40.00 |
6.3% |
4202.12.60.00 |
5.7% |
4202.12.81 |
17.6% |
4202.12.89 |
17.6% |
4202.19.00.00 |
20% |
4202.21.30.00 |
5.3% |
4202.21.60.00 |
10% |
4202.21.90.00 |
9% |
4202.22.15.00 |
16% |
4202.22.35.00 |
8.4% |
4202.22.40. |
7.4% |
4202.22.45.00. |
6.3% |
4202.22.60.00 |
5.7% |
4202.22.70.00. |
7% |
4202.22.81.00 |
17.6% |
4202.22.89. |
17.6% |
4202.29.10.00 |
5.3% |
4202.29.20.00 |
3.3% |
4202.29.50.00 |
7.8% |
4202.29.90.00 |
20% |
4202.31.30.00 |
3.7% |
4202.31.60.00 |
8% |
4202.32.10.00 |
12.1cent+4.6% |
4202.32.20.00 |
20% |
4202.32.40.00 |
6.3% |
4202.32.80.00 |
5.7% |
4202.32.85.00 |
0% |
4202.32.91.00 |
17.6% |
4202.32.93.00 |
17.6% |
4202.32.99.00 |
17.6% |
4202.39.10.00 |
5.3% |
4202.39.20.00 |
3.3% |
4202.39.50.00 |
7.8% |
4202.39.90.00 |
20% |
4202.91.10.00 |
4.5% |
4202.91.90 |
4.5% |
4202.92.04.00 |
7% |
4202.92.08 |
7% |
4202.92.10.00 |
3.4% |
4202.92.15.00 |
6.3% |
4202.92.20.00 |
5.7% |
4202.92.31 |
17.6% |
4202.92.33 |
17.6% |
4202.92.39.00 |
17.6% |
4202.92.45.00 |
20% |
4202.92.50.00 |
4.2% |
4202.92.60 |
6.3% |
4202.92.90 |
17.6% |
4202.92.93 |
17.6% |
4202.92.94.00 |
17.6% |
4202.92.97.00 |
17.6% |
4202.99.10.00 |
3.4% |
4202.99.20.00 |
4.3% |
4202.99.30.00 |
0% |
4202.99.50.00 |
7.8% |
4202.99.90.00 |
20% |
4203 |
Quần áo và phụ kiện bằng da thuộc, giả da |
4203.10.20.00 |
4.7% |
4203.10.40.00 |
6% |
4203.21.20.00 |
3% |
4203.21.40.00 |
0% |
4203.21.55.00 |
3.5% |
4203.21.60.00 |
5.5% |
4203.21.70.00 |
0% |
4203.21.80 |
4.9% |
4203.29.05.00 |
12.6% |
4203.29.08,00 |
14% |
4203.29.15.00 |
14% |
4203.29.18.00 |
14% |
4203.29.20.00 |
12.6% |
4203.29.30 |
14% |
4203.29.40.00 |
12.6% |
4203.29.50.00 |
12.6% |
4203.30.00.00 |
2.7% |
4203.40.30.00 |
4.9% |
4203.40.60.00 |
0% |
4205 |
Đồ da dùng trong kỹ thuật, máy, thiết bị |
4205.00.05.00 |
2.9% |
4205.00.10.00 |
0% |
4205.00.20.00 |
0% |
4205.00.40.00 |
1.8% |
4205.00.60.00 |
4.9% |
4205.00.80.00 |
0% |
4206 |
Đồ làm từ sợi gut (ngoài tơ tằm) |
4206.00.13.00 |
3.5% |
4206.00.19.00 |
3.9% |
4206.00.90.00 |
0% |
Bảng 4. BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU CỦA MỸ ĐỐI VỚI GIẦY DÉP (HS64)
Mã HS |
Mức thuế sản phẩm |
6401 |
Giầy bảo hộ không thấm nước, có đế ngoài và mũ giầy làm bằng cao su hoặc nhựa |
6401.99.10.00 |
37.5% |
6401.99.30.00 |
25% |
6401.99.60.00 |
37.5% |
6401.99.80.00 |
0% |
6401.99.90.00 |
37.5% |
6402 |
Giầy có đế ngoài và mũ giầy làm bằng cao su hoặc nhựa |
6402.12.00.00 |
0% |
6402.19.05. |
6% |
6402.19.15. |
5.1% |
6402.19.30. |
0% |
6402.19.50. |
76cent/đôi+32% |
6402.19.70. |
76cent/đôi+17% |
6402.19.90. |
9% |
6402.20.00.00 |
0% |
6402.91.05.00 |
6% |
6402.91.10.00 |
37,5% |
6402.91.16.00 |
24% |
6402.91.20.00 |
90cent/đôi+37.5% |
6402.91.26.00 |
90cent/đôi+20% |
6402.91.30.00 |
20% |
6402.91.40.00 |
6% |
6402.91.42.00 |
20% |
6402.91.50.00 |
37,5% |
6402.91.60.00 |
48% |
6402.91.70.00 |
90cent/đôi+37.5% |
6402.91.80.00 |
90cent/đôi+20% |
6402.91.90.00 |
20% |
6402.99.04.00 |
6% |
6402.99.08.00 |
37.5% |
6402.99.12.00 |
24% |
6402.99.16.00 |
90cent/đôi+37.5% |
6402.99.19.00 |
90cent/đôi+20% |
6402.99.21.00 |
20% |
6402.99.23. |
8% |
6402.99.25. |
12.5% |
6402.99.27. |
3% |
6402.99.31. |
6% |
6402.99.32. |
20% |
6402.99.33. |
37.5% |
6402.99.41.00 |
12.5% |
6402.99.49. |
37.5% |
6402.99.61.00 |
12.5% |
6402.99.69. |
48% |
6402.99.71.00 |
12.5% |
6402.99.79. |
90cent/đôi+37.5% |
6402.99.80. |
90cent/đôi+20% |
6402.99.90. |
20% |
6403 |
Giầy có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da, giả da và mũ giầy bằng da |
6403.12.30.00 |
0% |
6403.12.60.00 |
0% |
6403.19.10.00 |
5% |
6403.19.20.00 |
0% |
6403.19.30. |
8.5% |
6403.19.40. |
4.3% |
6403.19.50. |
10% |
6403.19.70. |
0% |
6403.20.00.00 |
0% |
6403.40.30. |
5% |
6403.40.60. |
8.5% |
6403.51.11.00 |
0% |
6403.51.30. |
5% |
6403.51.60. |
8.5% |
6403.51.90. |
10% |
6403.59.10.00 |
0% |
6403.59.15. |
2.5% |
6403.59.30. |
5% |
6403.59.60. |
8.5% |
6403.59.90. |
10% |
6403.91.11.00 |
0% |
6403.91.30. |
5% |
6403.91.60. |
8.5% |
6403.91.90. |
10% |
6403.99.10.00 |
0% |
6403.99.20. |
8% |
6403.99.40. |
5% |
6403.99.60. |
8.5% |
6403.99.75. |
7% |
6403.99.90. |
10% |
6404 |
Giầy có để ngoài bằng cao su, nhựa, đa, giả da và mũ giầy bằng vật liệu vải |
6404.11.20 |
10.5% |
6404.11.41 |
7.5% |
6404.11.49.00 |
37.5% |
6404.11.51 |
7.5% |
6404.11.59 |
48% |
6404.11.61 |
7.5% |
6404.11.69 |
37.5% |
6404.11.71 |
7.5% |
6404.11.75 |
12.5% |
6404.11.79 |
90cent/đôi+37.5% |
6404.11.81 |
7.5% |
6404.11.85 |
12.5% |
6404.11.89 |
90cent/đôi+37.5% |
6404.11.90 |
20% |
6404.19.15 |
10.5% |
6404.19.20 |
37.5% |
6404.19.25 |
7.5% |
6404.19.30 |
12.5% |
6404.19.36 |
7.5% |
6404.19.37 |
12.5% |
6404.19.39 |
37.5% |
6404.19.42 |
7.5% |
6404.19.47 |
12.5% |
6404.19.49 |
37.5% |
6404.19.52 |
7.5% |
6404.19.57 |
12.5% |
6404.19.59 |
48% |
6404.19.61 |
12.5% |
6404.19.69 |
37.5% |
6404.19.72 |
7.5% |
6404.19.77 |
12.5% |
6404.19.79 |
90cent/đôi+37.5% |
6404.19.82 |
7.5% |
6404.19.87 |
12.5% |
6404.19.89 |
90cent/đôi+20% |
6404.19.90 |
9% |
6404.20.20 |
15% |
6404.20.40 |
10% |
6404.20.60 |
37.5% |
6405 |
Giầy dép khác |
6405.10.00 |
10% |
6405.20.30 |
7.5% |
6405.20.60 |
2.5% |
6405.20.90 |
12.5% |
6405.90.20 |
3.8% |
6405.90.90 |
12.5% |
6406 |
Linh kiện, phụ kiện giầy (kể cả phần mũ giầy), đế, gót giầy |
6406.10.05.00 |
8,5% |
6406.10.10.00 |
10% |
6406.10.20 |
10.5% |
6406.10.25.00 |
33.6% |
6406.10.30.00 |
63cent/đôi+26.2% |
6406.10.35.00 |
62cen/đôi+13.7% |
6406.10.40.00 |
7.5% |
6406.10.45.00 |
6% |
6406.10.50.00 |
26.2% |
6406.10.60.00 |
0% |
6406.10.65.00 |
0% |
6406.10.70.00 |
0% |
6406.10.72.00 |
11.2% |
6406.10.77.00 |
11.2% |
6406.10.85.00 |
4.5% |
6406.10.90 |
4.5% |
6406.20.00.00 |
2.75 |
6406.90.10.00 |
2.6% |
6406.90.15 |
14.9% |
6406.90.30 |
5.3% |
6406.90.60.00 |
0% |
6406.90.90.00 |
0% |