Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG DA GIẦY LIÊN MINH CHÂU ÂU
  • 10/03/2021

THÔNG TIN CƠ BẢN

 

Tên tiếng Anh: European Union (EU)

+Các nước thành viên EU:

EU28: Austria, Belgium, Bulgaria, Cyprus, Czech Republic, Denmark, Estonia , Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands, Poland, Portugal, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, United Kingdom.

EU27: Từ năm 31/1/2020 Vương Quốc Anh (United Kingdom) chính thức ra khỏi EU, tuy nhiên tình trạng như cũ được duy trì đến 31/12/2020.  

+Diện tích: EU28: 4.475.757 (km2). EU 27 có 4.211.484 km2

+Tài nguyên thiên nhiên: kim loại, khí đốt, dầu mỏ, boxit, urani, năng lương hydro, đá xây dựng đất trồng, thủy hải sản

+Dân số:  EU28: 511.8 triệu người (2017). EU27: 438 triệu người (2020) 

+Dân tộc: Nhiều dân tộc khác nhau của Châu Âu

+Tiền tệ: Đồng EURO

+Ngày thành lập EU:

   -  Tiền thân của EU: Cộng đồng Kinh tế châu Âu (European Economic Community (EEC) và Cộng đồng châu Âu (European Community (EC) theo các Hiệp ước Paris (có hiệu lực 1952 - 2002) và Hiệp định Roma (có hiệu lực 1/1/1958).

   - Từ 01/11/1993 thành lập Liên Minh châu Âu (European Uninon - EU) theo Hiệp ước Maastricht (Hà Lan) ký ngày 7/2/1992.

+Hệ thống luật pháp: Nhiều hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu nhưng có chính sách thương mại chung.

+Ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ đã được xác nhận tình trạng pháp lý riêng tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, lãnh thổ hay tổ chức. Thường là ngôn ngữ được dùng trong các cơ chế hành pháp của một quốc gia cho dù luật pháp tại nhiều nước bắt buộc các tài liệu của chính phủ phải ghi bằng các ngôn ngữ khác.

+Nguyên tắc thương mại chung: Nguyên tắc cơ bản của thị trường EU là hàng hóa được di chuyển tự do và bán tại bất kỳ nơi nào thuộc EU. Hệ thống luật quốc gia về thương mại tại các nước thành viên được thay thế, tùy mức độ áp dụng của từng nước, bằng một bộ các Quy định châu Âu, nhờ vậy đã giảm được nhiều chi phí và tiện lợi trong giao dịch giữa các nước thành viên EU và với các nước đối tác ngoài EU.

Liên minh châu Âu (EU) có tổng GDP 15.000 tỷ USD, chiếm khoảng 22% tổng GDP của toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 3.800 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và 16,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thế giới. Hiện nay, thị trường hàng hóa EU đã hội nhập cao và hài hòa trong cả 28 nước thành viên.

Thị trường EU gồm 28 nước thành viên, từ tháng 3/2020 nước Anh đã chính thức ra khỏi EU (Brexit) nhưng các điều kiện về hoạt động thương mại vẫn duy trì đến 31/12/2020. Các nước thành viên EU áp dụng biểu thuế quan chung và các chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa chung trong toàn khối. Tuy nhiên mỗi nước lại có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và có tốc độ tăng trưởng thương mại khác nhau với Việt Nam.

+Liên minh Hải quan EU:

Toàn bộ 28 nước thuộc EU (từ 1/1/2021 trừ nước Anh còn 27 nước) là một lãnh thổ (gồm cả vùng nước, vùng biển và vùng trời) thống nhất về hải quan, tức là:

  • Không có thuế hải quan khi hàng hóa lưu thông giữa các nước trong phạm vi lãnh thổ, lãnh hải EU.
  • Tất cả các nước thuộc EU áp dụng một Biểu thuế chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào các nước thuộc khối EU.
  • Hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào một nước thành viên có thể được lưu thông tại tất cả các nước EU mà không phải làm thêm thủ tục hải quan.

+Quan hệ thương mại Việt Nam - EU

EU là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh và hiệu quả trong 20 năm qua. Kim ngạch xuất nhâp khẩu hàng hóa Việt Nam – EU đã tăng hơn 13,7 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019. Trong đó xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU tăng 14,8 lần, từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa của EU vào Việt Nam tăng hơn 11,4 lần từ 1,3 tỷ USD lên 14,90 tỷ USD. Các nước thành viên EU có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD (năm 2019) là Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, Italia, Áo, Tây Ban Nha, Bỉ, Ba Lan và Thụy Điển.

 

  1. THỊ TRƯỜNG GIẦY DÉP – TÚI XÁCH TẠI CHÂU ÂU

1. Một số đặc điểm và yêu cầu tại thị trường da giầy tại EU

Từ những năm đầu thập kỷ 1990s, ngành công nghiệp da giầy tại châu Âu đã trải qua một giai đoạn chuyển đổi hoạt động mạnh mẽ do cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, Brazin, Trung Âu và Đông Âu. Trong giai đoạn này, để cắt giảm chi phí các thương hiệu giầy của Tây Âu đã phải chuyển dần các khâu sản xuất chi phí cao và dùng nhiều lao động ra nước ngoài, nhất là sang các nước châu Á có chi phí lao động thấp và sang Đông Âu (chi phí lao động cao hơn châu Á, nhưng về địa lý gần thị trường các nước Tây Âu). Hội đồng EU cũng ban hành các biện pháp kiểm soát nhập khẩu thông qua các hiệp định thương mại với các nước đối tác thương mại.

Trong tài liệu này, “sản phẩm da giầy” được hiểu là bao gồm da thô và da thuộc (mã HS41), valy-túi-ví các loại (mã HS42) và giầy dép (mã HS64).

a. Các phân khúc thị trường da giầy tại EU

Tại EU, giầy dép được phân loại theo hệ thống mã thuế kết hợp (Combined Nomenclature (CN) để phục vụ mục đích tính thuế hải quan và thống kê hàng hóa. Giầy dép cũng được phân loại theo người sử dụng, loại giầy và mục đích sử dụng, mức giá, vật liệu làm mũ giầy (upper) và đế ngoài (outer sole) và các đặc điểm khác (giầy cao cổ, cỡ giầy, độ cao gót giầy, giầy chuyên dụng khác, v.v.).

Bảng 1. Các phân khúc thị trường của sản phẩm giầy dép tại EU

Người sử dụng

Loại giầy dép/ mục đich sử dụng

Mức giá

Vật liệu mũ giầy

-Nữ

-Nam

-Trẻ em

-Thường ngày (casual)

-Chính thức (formal)

-Buổi tối (evening)

-Thể thao (sportshoes)

-An toàn/bảo hộ (protective shoes)

-Sang trọng (luxury)

-Cao cấp (fine)

-Trung bình (medium)

-Thấp cấp (lower)

(Các khái niệm: sang trọng/ cao cấp/TB/thấp cấp:  không có quy định cụ thể, mà tùy quan niệm của từng nước có thu nhập khác nhau…)

- Da thật

- Da tổng hợp

- Vải dệt

- Nhựa/cao su

- Vật liệu khác

b. Yêu cầu về đổi mới và tạo giá trị gia tăng

Ngày nay người tiêu dùng EU đòi hỏi nhà sản xuất phải đổi mới và tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Các Chủ thương hiệu giầy dép, túi xách tại EU, trong khi thực hiện thuê ngoài (outsourcing) một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất, thì vẫn giữ lại hoạt động nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm và hoạt động phân phối và bán lẻ. Đây là những công đoạn có thể tăng thêm giá trị gia tăng và nhanh chóng đưa mẫu sản phẩm mới ra thị trường. Ví dụ: việc cải tiến công nghệ làm mềm da làm cho sản phẩm đẹp và hợp thời trang hơn làm tăng giá trị cho sản phẩm; hay khả năng kiểm soát quá trình pha màu nhằm đảm bảo độ bóng của giày trông thật và tự nhiên hơn; kỹ thuật in điện tử cho phép người sử dụng có thể chỉnh sửa theo ý thích nhằm tạo nên tính độc đáo cho sản phẩm. Ngoài ra, các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đưa vào ứng dụng đã góp phần đổi mới công nghệ và năng suất lao động trong sản xuất da giầy. 

c. Yêu cầu về an toàn tiêu dùng và bảo vệ tại trường

An toàn tiêu dùng và bảo vệ môi trường là những mối quan tâm hàng đầu tại thị trường EU. Các nhà sản xuất phải đáp ứng những quy định của EU về an toàn tiêu dùng, nhất là an toàn hóa chất, và các quy định về bảo vệ môi trường nghiêm ngặt của EU, đồng thời việc gia tăng xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh, sản phầm sinh thái. Để đáp ứng các yêu cần này, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến mẫu mã, tìm những công nghệ mới, vật liệu mới và do vậy tăng chi phí sản xuất, tăng thêm khó khăn cho các nhà sản xuất. Những nhà sản xuất và xuất khẩu da giày đáp ứng được các tiêu chí về an toàn và môi trường sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

d. Yêu cầu chống hàng giả và thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất

Các quy định của EU về mức phạt cao đối với những nhà nhập khẩu và người tiêu dùng sử dụng hàng giả đã có tác dụng ngăn chặn một phần tình trạng nhập khẩu hàng giả, hàng nhái vào EU. Năm 2008, 9 nước có ngành công nghiệp giày dép phát triển bao gồm Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng thành lập tổ chức chống hàng giả. Các hãng phân phối và hiệp hội tiêu dùng tại EU luôn quan tâm phát hiện những vụ hàng giả, số các vụ kiện hàng giả ngày càng tăng. Các nhà nhập khẩu EU cũng rất quan tâm đến điều kiện làm việc của người lao động cũng như những hành động bóc lột sức lao động trẻ em, điều kiện môi trường tại nơi sản xuất và các trách nhiệm xã hội khác của nhà sản xuất.

e. Yêu cầu về đổi mới phương thức xúc tiến thương mại và tiếp thị sản phẩm

Các nhà sản xuất nhỏ cần tham gia là thành viên của các hiệp hội thương mại, hiệp hội ngành hàng để có cơ hội tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và tiếp cận những thị trường mới. Các doanh nghiệp cần phối hợp với các chủ thương hiệu trong hoạt động thiết kế sản phẩm mới, đồng thời giảm chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng và thỏa thuận về phương thức tiếp cận thị trường cho sản phẩm của mình. Hoạt động tiếp thị sản phẩm (marketing) là không thể thiếu nhằm thức đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ tại EU thường chỉ muốn hợp tác tiếp thị sản phẩm với những nhà cung cấp lớn và có thương hiệu uy tín. Thị trường EU cũng phân chia các nhóm khách hàng theo các tiêu chí cụ thể (khiếu thẩm mỹ, phong cách sống, ngày lễ, mức độ thuận tiện sử dụng, giá thành…), vì vậy công tác tiếp thị cần có những biện pháp phù hợp các phân khúc thị trường.

2. Nhập khẩu giầy dép và túi xách của EU

a. Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm da giầy của thị trường EU

Theo thống kê của Trademap.org, năm 2019 EU nhập khẩu 65,2 tỷ USD trị giá giầy dép các loại chiếm 44,3% thị phần nhập khẩu thế giới (tức là cứ 10 đôi giầy xuất khẩu của thế giới có 4,4 đôi xuất khẩu sang EU. Khái niệm xuất/nhập khẩu ở đây bao gồm cả từ các nước ngoài khối EU và các nước trong khối EU. Năm 2019 EU cũng nhập khẩu trị giá 30,1 tỷ USD túi xách, valy và đồ da các loại, chiếm 36,5% thị phần nhập khẩu thế giới.

Các nước nhập khẩu giầy dép lớn nhất tại EU là Đức (20,3%), Pháp (12,3%), Italia (10,8%), Anh (10,6%), Bỉ (7,6%). Tổng nhập khẩu giầy dép của EU tăng 18,1% về trị giá từ 2016 – 2019.

Các nước xuất khẩu ngoài khối EU, lớn nhất là Trung Quốc (21,3%), Việt Nam (3,6%), Indonesia (4,3%), Ấn Độ (3%), Campuchia (2%).

Các nước xuất khẩu nội khối EU chủ yếu là: Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Bỉ, Anh, Tiệp, Ba Lan, Rumani… Xuất khẩu nội khối bao gồm xuất khẩu sản phẩm sản xuất tại EU và tái xuất các sản phẩm do các nước EU đã nhập khẩu (ví dụ từ châu Á) sang các nước thành viên khác ở EU.

Bảng 2. Tổng nhập khẩu sản phẩm da giầy của các nước thành viên EU, năm 2019

(Triệu USD)

TT

Importers

Giầy dép (HS64)

Túi xách, valy, đồ da (HS42)

Tổng nhập khẩu da giầy

 

Tổng nhập khẩu của thế giới

147.146

82.470

229.616

 

Tổng nhập khẩu của EU(28)

65.119

30.140

95.259

1

Germany 

13.214

4.859

18.073

2

France 

8.419

5.413

13.832

3

Italy 

7.045

4.113

11.158

4

United Kingdom 

6.928

3.780

10.708

5

Belgium 

4.918

1.377

6.295

6

Netherlands 

4.804

2.225

7.029

7

Spain 

3.882

2.108

5.990

8

Poland 

3.055

1.035

4.090

9

Austria 

1.981

817

2.798

10

Czech Republic 

1.319

579

1.898

11

Sweden 

1.236

570

1.806

12

Romania 

1.110

590

591.11

13

Slovakia 

996

193

1.189

14

Denmark 

983

412

1.395

15

Portugal 

942

457

1.399

16

Hungary 

856

298

1.154

17

Greece 

759

274

1.033

18

Ireland 

527

216

743

19

Croatia 

403

106

509

20

Finland 

379

189

568

21

Slovenia 

285

134

419

22

Bulgaria 

276

77

353

23

Lithuania 

229

85

314

24

Latvia 

152

62

214

25

Luxembourg 

143

60

203

26

Estonia 

128

51

179

27

Cyprus 

82

30

112

28

Malta 

67

29

96

(Nguồn: Trademap)

b. Xuất khẩu sản phẩm da giầy của Việt Nam vào thị trường EU

Khu vực EU là thị trường tiêu dùng lớn và còn nhiều tiềm năng đối với sản phẩm da giầy của Việt Nam. Năm 2019 kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam sang EU đạt gần 6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giầy dép đạt trên 5 tỷ USD và xuất khẩu túi xách đạt 956 triệu USD (Nguồn TCHQ), chiếm thị phần 27,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam và chiếm 7,7% tổng nhập khẩu giầy dép của EU. Năm 2020 kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam sang EU giảm 15% do tác động của đại dịch Covid-19 (Do tình hình đặc biệt của năm 2020, chúng tôi lấy số liệu năm 2019 để mô tả thị trường EU trong trạng thái bình thường).

Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc và trên Indonesia, Ấn Độ, Campuchia (nếu chỉ tính các nước ngoại khối EU) và đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Đức (nếu tính cả các nước xuất khẩu nội khối EU) về xuất khẩu giầy dép vào EU. Trong đó xuất khẩu giầy mũ vải (HS 6404) chiếm 45%, giầy mũ da (HS6403) chiếm 32%, giầy mũ cao su/nhựa (6402) 20%; giầy dép khác (6405) 1% và các nguyên phụ liệu, phụ kiện khác.

Việt Nam xuất khẩu túi xách, valy, đồ da các loại sang EU (chủ yếu là các sản phẩm mã HS4202) năm 2019 đạt 956 triệu USD chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách của Việt Nam và chiếm 3,2% tổng nhập khẩu túi xách-valy-đồ da của EU, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ (nếu chỉ tính các nước ngoại khối EU) và đứng thứ 8 trong số các nước xuất khẩu vào EU (nếu tính cả các nước xuất khẩu nội khối EU).

Các nước có cảng biển lớn như Đức, Bỉ, Anh, Pháp, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha là những nước nhập khẩu da giầy lớn nhất từ Việt Nam. Từ các nước nay, hàng nhập khẩu được chuyển tải, hay tái xuất bằng đường bộ, đường sắt sang các nước thành viên khác của EU.

 

 

Bảng 3. TOP 5 thị trường xuất khẩu da giầy của Việt Nam năm 2019

Đơn vị: Triệu USD

TT

Thị trường

Tổng

Giầy dép

Túi xách

USD

USD

Tỷ trọng,%

USD

Tỷ trọng,%

1

USA

8.248

6.662

36.3

1.586

42.3

2

EU (28 nước)

5.978

5.022

27.4

956

25.5

3

China

1.948

1.788

9.7

160

4.3

4

Japan

1.399

976

5.3

423

11.3

5

Korea

746

607

3.3

139

3.7

 

Nước Khác

 

-

18.0

-

12.9

 

Tổng cộng

22.083

18.331

100

3.752

100

 

Thị phần xuất khẩu túi xách 2019

(Nguồn TCHQ)

 

Thị phần xuất khẩu giầy dép 2019

                                Hình 1. Thị phần xuất khẩu da giầy của Việt Nam năm 2019

 

Bảng 4. Xuất khẩu da giày VN sang các nước thành viên EU năm 2019

                                                                                                Đơn vị: Triệu USD

STT

Nước thành viên EU

Tổng

Giầy dép

Túi cặp

Trị giá

Tăng so 2018,%

Trị giá

Tăng so 2018,%

Trị giá

Tăng so 2018,%

1

Belgium

1.284

17,7

1.165

19,2

119

4,4

2

Germany

1.203

8,0

1.009

6,9

194

14,1

3

Netherlands

1.037

9,3

744

16,2

293

-5,2

4

UK

737

0,1

631

-1,2

105

8,2

5

France

627

5,4

514

5,1

113

6,6

6

Italy

380

0,3

309

-2,5

71

16,4

7

Spain

261

-10

236

-10,6

25

-3,8

8

Slovakia

113

7,6

113

7,6

-

 

9

Sweden

96

6,7

72

2,8

24

20

10

Czech Rep

81

39,6

81

39,6

-

-

11

Poland

48

6,7

41

2,5

7

40

12

Greece

30

7,1

30

7,1

-

-

13

Denmark

29

-21,6

28

-17,6

1

-67

14

Austria

29

-29,3

25

-3,8

4

-73,3

15

Finland

22

10

22

10

-

 

16

Portugal

1

-

1

-

-

-

 

Nước khác

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

5.978

7,1

5.023

8,0

956

2,8

(Nguồn TCHQ)

3. Triển vọng thị trường da giầy tại EU

Mặc dù sản xuất tại một số nước Đông Âu có tăng (như Romania, Séc), nhưng tại hầu hết các nước còn sản xuất da giầy tại Tây và Nam Âu đều vật lộn đương đầu với cạnh tranh mạnh từ châu Á, xu hướng nhập khẩu giầy dép, túi xách ngày càng tăng. Thị trường da giầy tại EU hiện nay phụ thuộc nhiều vào nhu cầu tiêu dùng, vốn không ổn định vì liên quan đến thời trang và theo mùa tiêu dùng. Khách hàng châu Âu rất đa dạng về thu nhập nên thị trường cũng đa dạng về mẫu mã và giá cả, đồng thời xu hướng tìm mua hàng giá rẻ nhưng vẫn có chất lượng tốt. Ngoài hệ thống bán lẻ giầy dép truyền thống (cửa hàng chuyên bán giầy, túi xách, cửa hàng thương hiệu riêng, cửa hàng giảm giá, đại siêu thị…), hình thức bán hàng online phát triển với tốc độ nhanh.

a. Xu hướng thuê ngoài sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ …  

Thuê ngoài (outsourcing) là xu hướng sản xuất phổ biến trong nhiều năm trở lại đây của các thương hiệu lớn về giầy dép và túi xách châu Âu. Khá nhiều thương hiệu giày (thể thao) hàng đầu có xuất xứ tại EU đã xây dựng cơ sở sản xuất tại nhiều nước trên thế giới - chủ yếu là những nước có chi phí lao động thấp (châu Á), hay các nước Đông Âu gần thị trường tiêu thụ Tây Âu. Nhiều cơ sở sản xuất gia công cho các thương hiệu châu Âu đã được hình thành tại Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, sau đó mở rộng sang Indonesia, Phillippin, Bangladesh, Campuchia ở châu Á.

Việc gia tăng hoạt động thuê ngoài của các thương hiệu đã khiến ngành công nghiệp da giày EU mang tính toàn cầu hóa cao và tạo môi trường cạnh tranh giữa các nhà sản xuất EU và ở Châu Á. Các nhà bán lẻ giầy dép ở EU cũng tạo áp lực về giá và lợi nhuận lên các nhà sản xuất tại Trung Quốc và các nước châu Á khi đưa ra những thương hiệu riêng với giá bán "siêu rẻ" hoặc liên tục tung ra thị trường những bộ sưu tập với đủ loại mẫu mã khác nhau với tần suất 4-6 lần/năm.

Hiện các thương hiệu da giầy EU cũng dự tính giảm bớt hoạt động thuê ngoài tại Trung Quốc do chi phí nhập khẩu giày dép ngày càng cao từ nước này và dịch chuyển sản xuất sang các nước châu Á khác có chi phí thấp hơn, nguyên nhân chủ yếu do:

  • EU tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá với Trung Quốc.
  • Đồng Nhân dân tệ ngày càng có giá làm tăng giá trung bình của một đôi giày nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Chi phí nhân công của Trung Quốc tăng cao (tăng lương) do chi phí sinh hoạt tại Trung Quốc đang tăng lên.
  • Các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc có xu hướng phát triển thị trường trong nước rộng lớn đang có thu nhập tăng lên do số người có thu nhập cao và tầng lớp trung lưu tăng nhanh.

Hiện nay, bản thân các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã phải tìm kiếm những khu vực trong nước có chi phí sản xuất thấp hơn (các vùng phía Tây), hoặc thuê ngoài tại một số nước có chi phí rẻ hơn để gia công một số khâu trong quy trình sản xuất, trong đó được ưu tiên lựa chọn là Việt Nam, Campuchia, Inđonesia, Braxin và một số nước Đông Âu.

b. Xu hướng thuê ngoài tại các nước lân cận

Trước đây, tần suất ra đời các bộ sưu tập giày dép tại EU thường nhiều nhất là 2 lần/năm. Nhưng hiện nay, mẫu mới xuất hiện liên tục trên thị trường và xu hướng thời trang (mốt) chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn và bị ảnh hướng khá nhiều bởi các phương tiện truyền thông và những nhân vật nổi tiếng. Các thương hiệu giầy của EU phải liên tục cải tiến để có được doanh số bán hàng cao và tranh thủ thời gian hoàng kim của một mẫu giầy mới thiết kế. Vì vậy, các thương hiệu giầy tăng cường thuê ngoài (outsourcing) tại các nước sản xuất tại Đông Âu với từng lô hàng số lượng nhỏ, để có thể tung mẫu sản phẩm mới ra thị trường trong thời gian 2 - 3 tuần. Các thương hiệu giầy của Ý, Đức và Pháp đã xây dựng cơ sở sản xuất tại Bun-ga-ri, Rumani, Hungari, Cộng hòa Séc ... có thể cạnh tranh được với các nước sản xuất ở châu Á nhờ chi phí vận chuyển thấp và rút ngắn được thời gian giao hàng.

c. Cơ hội và thách thức đối với các nhà sản xuất để xuất khẩu sang EU:

Cơ hội:

+ Nhà sản xuất có cơ hội áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và thân thiện với môi trường hoặc sử dụng các vật liệu có thể tái chế trong quá trình sản xuất giày dép.

+ Kinh tế suy thoái và ngành công nghiệp giày dép ở EU đang tìm mọi cách để giảm chi phí và việc các thương hiệu chuyển sản xuất sang các nước có chi phí thấp sẽ giúp cho các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất.

+ Sản phẩm "Made-in-China" đang mất dần uy tín tại thị trường da giày toàn cầu và tại EU, tạo cơ hội cho các nước châu Á khác có lợi thế hơn về lao động và khả năng linh hoạt và đáp ứng các đơn hàng nhỏ từ EU.

+ Áp lực của thay đổi xã hội-dân số và tăng trưởng kinh tế tại các nước kinh tế mới nổi tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thách thức:

+ Cạnh tranh quốc tế tăng lên do nhiều nước sản xuất mới nổi (nhất là tại châu Á), đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao hơn để tạo khác biệt và tăng năng lực cạnh tranh.

 

+ Doanh nghiệp phải di chuyển địa điểm sản xuất sang các địa phương có chi phí sản xuất thấp hơn và phải tham gia chỗi cung ứng toàn cầu của ngành da giầy.

 

+ Thời trang thay đổi nhanh, vòng đời của sản phẩm ngắn, nhà sản xuất phải thường xuyên thay đổi cơ cấu dây chuyền sản xuất để sản xuất các mẫu sản phẩm mới trong một năm. Có thể xuất hiện công nghệ và quy trình sản xuất mới khiến doanh nghiệp phải đầu tư mới dây chuyền sản xuất.

 

+ Các vấn đề về môi trường: biến đổi khi hậu, cạn kiện tài nguyên, ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp gây ra đã tác động đến phương thức sản xuất giầy.  

 

+ Thiệt hại về tài chính do nạn làm hàng giả và ăn cắp mẫu thiết kế.

 

III. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA)

Description: Tuần hàng Việt Nam tại châu Âu: Cái nhìn dài hạn hướng tới EVFTA  

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Hiệp định EVFTA gồm 17 chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ, với các nội dung chính là: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Quy tắc xuất xứ; Hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ; Đầu tư; Phòng vệ thương mại; Cạnh tranh; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm Chính phủ; Sở hữu trí tuệ; Thương mại và phát triển bền vững; Hợp tác và xây dựng năng lực; Pháp lý thể-chế.

 Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các nội dung về các Cam kết cắt giảm thuế quan; Quy tắc xuất xứ; Hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Sở hữu trí tuệ, liên quan đến ngành hàng da giầy. Toàn văn Hiệp định EVFTA có thể xem dưới đây:

https://trungtamwto.vn/file/19694/loi-van-hiep-dinh-evfta.pdf

Các quy định về đầu tư giữa Việt Nam và EU được nêu trong một hiệp định riêng: “Hiệp định về đầu tư giữa Việt Nam và EU (Hiệp định EVIPA)” trong đó quy đinh các điều khoản về đầu tư và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các nước thuộc Liên Minh châu Âu. Hiệp định đã ký ngày 30/06/2019, hiện đang chờ Quốc hội của từng nước thành viên EU phê chuẩn trước khi có hiệu lực. Hiệp định EVIPA xem tại:

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-tat-tung-chuong

1. LỘ TRÌNH XÓA BỎ THUẾ QUAN THEO EVFTA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DA GIẦY

1.1. Các giai đoạn của lộ trình xóa bỏ thuế quan theo EVFTA

Chương 2 của Hiệp định quy định về đối xử quốc gia và mở của thị trường hàng hóa đề ra định hướng về xóa bỏ thuế quan, trong đó mỗi bên không thể áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên kia mức thuế nhập khẩu cao hơn mức thuế đã cam kết theo lộ trình, nhưng có thể đơn phương hạ thuế quan xuống mức thấp hơn mức cam kết hoặc cắt giảm, loại bỏ thuế quan sớm hơn lộ trình cam kết.

Lộ trình xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm da giầy theo EVFTA được thực hiện theo 4 giai đoạn:

- A: Thuế cơ sở (MFN) được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực (43%);

- B3: Thuế cơ sở được xóa bỏ sau 4 lần cắt giảm đều, mỗi năm một lần, bắt đầu từ năm Hiệp định có hiệu lực (15,1%);

- B5: Thuế cơ sở được xóa bỏ sau 6 lần cắt giảm đều, mỗi năm một lần, bắt đầu từ năm Hiệp định (11,6%);

- B7: Thuế cơ sở được xóa bỏ sau 8 lần cắt giảm đều, mỗi năm một lần, bắt đầu từ năm Hiệp định có hiệu lực (30.2%).

1.2. Biểu thuế ưu đãi của EU đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu từ Việt Nam 

Phụ lục 2A-1 của hiệp định EVFTA quy định biểu thuế ưu đãi của EU đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Trong đó, đối với sản phẩm da giầy:

- Nhóm loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực:

Gồm tất cả các dòng thuế về da và da thuộc (Chương 41), các dòng thuế về valy-túi-cặp (Chương 42) và 37% số dòng thuế giày dép (gồm các loại giày chống thấm cao su/nhựa, dép lê và dép di trong nhà, nguyên phụ liệu da giày…). Tuy nhiên đây là các sản phẩm giày dép ít được gia công hoặc xuất khẩu sang EU, do đó Việt Nam sẽ hưởng lợi ít về nhóm này.

- Nhóm sản phẩm giày dép còn lại (63%) được EU cam kết loại bỏ theo lộ trình 3-7 năm gồm phần lớn các loại giày dép Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang EU:

+Hiện tại nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi giảm trung bình 3,5% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cấp (GSP).

+02 năm sau khi EVFTA có hiệu lực GSP sẽ tự động chấm dứt (vào ngày 31/07/2023), trong khi các mức thuế nhập khẩu đối với giày dép theo hiệp định EVFTA sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình 3–7 năm, tính từ mức thuế cơ sở (MFN).

Mức thuế cơ sở (MFN) trung bình của EU đối với giày dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12.4%. Từ 01/01/2014 sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU với mức giảm 3,5% cho các dòng thuế. Quy chế GSP còn hiệu lực trong vòng 2 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, sau đó doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn áp dụng biểu thuế theo GSP hay theo biểu thuế ưu đãi của hiệp định EVFTA, biểu thuế nào thấp hơn.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của EU từ ngày 01/08/2020:

  • Đối với da sống và da thuôc (HS41) và valy, túi xách các loại (HS42) của Việt Nam, toàn bộ các dòng thuê của hai nhóm sản phẩm này đều được xóa bỏ ngay sau khi EVFTA có hiệu lực.
  • Đối với giày dép (HS64) của Việt Nam, toàn bộ các nhóm sản phẩm 6401 và 6402 đều được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Các dòng thuế còn lại có lộ trình xóa bỏ thuế quan tối đa 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Xem Phụ Lục 1 kèm theo Tài liệu này, hoặc Phụ lục 2.A.1. của Hiệp định EVFTA tại:

https://trungtamwto.vn/file/19696/phu-luc-2-a-1.pdf

 

Bảng 5. Lộ trình cắt giảm thuế quan của EU đối với nhập khẩu giầy dép từ Việt Nam

HS 64

Mô tả

Thuế MFN của EU

Lộ trình xóa bỏ thuế quan

6401

Giày bảo hộ, cao su hoặc nhựa

17%

A

6402

Giày có mũ và đế giầy bằng cao su hoặc nhựa

16,8 - 17%

A

6403

Giày da, có đế nhựa, cao su, da.

Trừ các mã sau

5-8%

A-B3–B5-B7

6404

Giày vải, đế da, nhựa, cao su

16,9 - 17%

A - B3

6405

Giầy dép khác

4 – 17%

A - B5

6406

Phụ kiện giày dép

3%

A

 

Bảng 6. Lộ trình cắt giảm thuế quan chi tiết đối với da giày nhập khẩu từ EU

Mã HS

Sản phẩm

Mức MFN

(%)

Mức thuế GSP (%)

Lộ trình cắt giảm thuế

640411

Giày thể thao, giày vải

16.9

11.9

A

640399

Giày khác, mũ giày bằng da

8

4,5

B5

640299

Giày khác, mũ giày bằng nhựa/cao su

16.8 – 17

11.9

A

640419

Dép đi trong nhà, mũ bằng vải

17

11,9

B3

420292

Túi xách, bề mặt không tráng nhựa hoặc bọc vải

2.7–9.7

0–3.3

A

640391

Loại giày khác, mũ giày bằng da, cao cổ phủ mắt cá chân

8

4,5

B3, B5

640291

Loại giày khác, mũ giày bằng nhựa và cao su, cao cổ phủ mắt cá chân

17

11,9

A

420212

Hộp, bề mặt không phủ nhựa hoặc bọc vải

3–9.7

0–3.3

A

640219

Giày thể thao, mũ giày bằng nhựa và cao su

16,9

11,9

A

640610

Bộ phận mũ giày và phụ kiện

3

0

A

 

1.3. Biểu thuế ưu đãi của Việt Nam đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu từ EU

Lộ trình xóa bỏ thuế quan của Việt Nam quy định tại Biểu thuế 2A.2 đối với sản phẩm da giầy của các nước thành viên EU nhập khẩu vào Việt Nam, tối đa là 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Trong đó 78.6% tổng số các dòng thuế giày dép xuất khẩu từ EU vào Việt Nam được xóa bỏ ngay sau khi hiệp định có liệu lực. Số dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ sau từ 3 đến 7 năm (chủ yếu giày da). Việt Nam nhập khẩu giày dép từ EU số lượng nhỏ (gồm một số dòng sản phẩm cao cấp), vì vậy các cam kết loại bỏ thuế quan đối với giày dép nhập khẩu vào Việt Nam ít có tác động tới cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Biểu thuế của Vietnam theo EVFTA đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu từ EU xem Phụ lục 2A.2 của Hiệp định tại:

https://trungtamwto.vn/file/19697/phu-luc-2-a-2.pdf

Nghị định số 111/2020/NĐ-CP, ngày 18/09/2020, quy định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam thực hiện theo EVFTA giai đoạn 2020-2022 được nêu tóm tắt trong các bảng 7, bảng 8 và bảng 9 dưới đây.

 

Bảng 7. Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam đối với da thuộc nhập khẩu từ EU

HS 41

Mô tả

Thuế cơ sở của VN

Lộ trình xóa bỏ thuế

4101

Da bò thô, gồm các loại da tươi, da muối, da khô, nhưng chưa thuộc

0-5%

A

4102

Da cừu, dê thô gồm các loại da tươi, da muối, da khô, nhưng chưa thuộc

0%

A

4103

Da thô các loại động vật khác

0- 5%

A

4104

Da bò thuộc

0 -5%

A – B5

4105

 

0 - 5%

A – B5

4106

 

0 - 5%

      A - B5

4107

Da bò, trâu thuộc thành phẩm

5 – 10%

B5

4112

Da cừu, dê thuộc thành phẩm

10%

B5

4113

Da thuộc thành phẩm động vật khác

5 – 10%

B5

4114

Chamois

5%

A

4115

 

5%

A - B5

 

Bảng 8. Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam đối với túi xách nhập khẩu từ EU

HS 42

Mô tả

Thuế cơ sở của VN

Lộ trình xóa bỏ thuế quan

4201

Dây buộc động vật, dây cương, yên ngựa

20%

B5

4202

Valy, túi, ví, cặp, hộp từ da làm bằng các loại vật liệu vải, da, nhựa tổng hợp

25%

B5

4203

Các loại phụ kiện thời trang bằng da, dây lưng, găng tay

20-25%

B5

4204

 

0 -20%

A-B5

4205

Đồ da khác, dây curoa, linh kiện máy bằng da hoặc da tổng hợp

2 –3%

A

4206

Đồ làm từ ruột động vật

0%

A

 

 

 

 

 

Bảng 9. Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam đối với giầy dép nhập khẩu từ EU

HS 64

Mô tả

Thuế cơ sở của VN

Lộ trình xóa bỏ thuế quan

6401

Giày bảo hộ, cao su hoặc nhựa

30%

A

6402

Giày có mũ và đế giầy cao su/ nhựa

0-30%

A

6403

Giày da, có đế nhựa, cao su, da.

Trừ các mã sau

5-30%

B3–B5-B7

6404

Giầy vải có đế ngoài bằng da, giả da

30%

A-B3

6405

Giầy dép khác

30%

A-B3

6406

Phụ kiện giày dép

5 – 30%

A

1.4. Thuế xuất khẩu của Việt Nam đối với sản phẩm da giầy

Theo cam kết của Việt Nam, sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam không chịu thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, vật liệu da của Việt Nam xuất khẩu sang EU (bao gồm cả da sống và da thuộc) phải chịu thuế cơ sở 10% (các dòng thuế 4101, 4103.30, 4103.90) và mức cơ sở 5% (các dòng thuế 4102 và 4103.20) và có lộ trình xóa bỏ thuế quan sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Xem Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020, về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam thực hiện EVFTA giai đoạn 2020-2022.

2. QUY TẮC XUẤT XỨ MĂT HÀNG DA GIẦY THEO EVFTA

Quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA thể hiện tại Điều 2.9 của Chương 2 và tại Nghị định thư 1 của Hiệp định “quy định về hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính” giữa EU và Việt Nam với 38 điều và 08 phụ lục, gồm các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo hiệp định EVFTA.

2.1. Mục đích của Quy tắc xuất xứ trong các FTA

Mục đích của Quy tắc xuất xứ đối với hàng nhập khẩu:

- Xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi.

- Thực thi các chính sách, biện pháp hoặc công cụ thương mại: như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ… (đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này);

- Phục vụ công tác thống kê thương mại (xác định lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau);

            - Phục vụ thực thi các quy định pháp luật về nhãn mác và ghi nhãn hàng hoá;

2.2. Các văn bản pháp lý hiện hành về quản lý quy tắc xuất xứ

Bộ Công Thương là cơ quan quản lý về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và trực tiếp cấp toàn bộ các Form C/O ưu đãi. Việc cấp C/O không ưu đãi do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp. Từ năm 2008, Bộ Công Thương sử dụng Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (Hệ thống eCoSys) cho các hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi. Các văn bản về quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định về cấp C/O theo các FTA có thể tìm và cập nhật từ Hệ thống eCoSys tại:  http://ecosys.gov.vn/Homepage/DocumentView.aspx

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ban hành ngày 08/03/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 8/3/2018, quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu, áp dụng đối với thương nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Để triển khai Nghị đinh 31/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã ban hành:

- Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018, có hiệu lực từ ngày 03/4/2018, quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan thực hiện theo các điều ước và hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết. Thông tư cũng hướng dẫn cách xác định xuất xứ hàng hóa, quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi và quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi; hướng dẫn kê khai C/O, tờ khai bổ sung C/O và Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ. Thông tư có kèm theo phụ lục quy định Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với hàng hóa không thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan hay phi thuế quan, trong đó đối với sản phẩm da giày, gồm da thô và da thuộc (HS41), túi-ví-cặp (HS42) và giày dép (HS64) quy tắc cụ thể mặt hàng không ưu đãi là “tỷ lệ phần trăm giá trị LVC 30% hoặc chuyển đổi mã số CTH”.

 

Luồng Xanh: chế độ ưu tiên cấp C/O ưu đãi, thương nhân được miễn, giảm, chậm nộp chứng từ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O; được phép gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc đối với các chứng từ được phép nộp chậm.

Luồng Đỏ: chế độ cần kiểm soát trong quy trình cấp C/O ưu đãi. Thương nhân phải nộp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa đối với tất cả các lô hàng và có thể được yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O. Thương nhân bắt buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về bộ hồ sơ C/O, thời gian xét duyệt và kiểm tra năng lực sản xuất.

Việc phân luồng cấp C/O ưu đãi cho các doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế tự động do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và cơ quan/tổ chức cấp C/O ưu đãi thông báo công khai trên Hệ thống www.ecosys.gov.vn.

- Thông tư 15/2018/TT-BCT ngày 29/06/2018 của Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 15/08/2018, quy định về việc phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi.

 

 

 

 

 

 

- Thông tư 38/2018/TT-BTC Ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 05/6/2018, quy định phương thức xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

          - Thông tư số 39/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 30/10/ 2018 quy định việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân theo khoản 1, Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

- Quyết định 1313/QĐ ngày 17/04/2017 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 15/06/2016 của Công Thương ban hành Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi qua Internet.

- Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

2.2.3. Bộ Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định EVFTA

 (Trích dẫn từ Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020)

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Chương”, “Nhóm” và “Phân nhóm” là các Chương (2 số), Nhóm (4 số) và Phân nhóm (6 số) sử dụng trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (sau đây gọi là “Hệ thống Hài hòa” hay “HS”).

2. “Được phân loại” là sự phân loại hàng hóa hoặc nguyên liệu theo Chương, Nhóm hay Phân nhóm cụ thể của Hệ thống Hài hòa.

3. “Lô hàng” là các sản phẩm được gửi cùng nhau từ nhà xuất khẩu đến  người nhận hàng hoặc được thể hiện trên cùng một chứng từ vận tải thể hiện việc vận chuyển từ nhà xuất khẩu đến người nhận hàng hay trên cùng một hóa đơn trong trường hợp không có chứng từ vận tải.

4. “Trị giá hải quan” là trị giá được xác định theo Hiệp định Trị giá hải quan.

5. “Nhà xuất khẩu” là cá nhân, tổ chức có trụ sở đặt tại Nước thành viên xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sang Nước thành viên khác, có khả năng chứng minh được xuất xứ của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể là nhà sản xuất hoặc người thực hiện thủ tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu không nhất thiết là người bán hàng mà phát hành hóa đơn cho lô hàng (hóa đơn bên thứ ba). Người bán hàng được phép đặt trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA.

6. “Giá xuất xưởng” là:

a) Giá hàng hóa được trả cho nhà sản xuất đã tham gia vào quá trình sản xuất hoặc gia công cuối cùng, với điều kiện giá đó bao gồm trị giá của các nguyên liệu được sử dụng và các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất, trừ các loại thuế nội địa sẽ hoặc có thể được hoàn lại khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.

b) Trường hợp giá xuất xưởng không phản ánh đầy đủ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất thực tế tại Việt Nam hoặc Liên minh châu Âu, giá xuất xưởng là tổng chi phí trừ đi các loại thuế nội địa sẽ hoặc có thể được hoàn lại khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.

c) Trường hợp công đoạn gia công hoặc sản xuất cuối cùng được thương nhân ký hợp đồng phụ thuê một nhà sản xuất khác gia công, sản xuất, thuật ngữ “nhà sản xuất” tại khoản này được hiểu là thương nhân đi thuê gia công, sản xuất.

7. “Nguyên liệu” bao gồm bất kỳ thành phần, nguyên liệu thô, linh kiện, phụ tùng hoặc các loại khác được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

8. “Sản phẩm” là thành phẩm được sản xuất, bao gồm cả thành phẩm được sản xuất với mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất khác sau này.

9. “Hàng hóa” bao gồm nguyên liệu và sản phẩm.

10. “Sản xuất” là hoạt động để tạo ra sản phẩm, bao gồm gia công, sản xuất, chế tạo, chế biến hoặc lắp ráp.

11. “Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau” là nguyên liệu cùng loại, có chất lượng thương mại như nhau, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật và khi được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể phân biệt nguyên liệu này với nguyên liệu khác.

12. “Hàng hóa không có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu không có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Thông tư này.

13. “Hàng hóa có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Thông tư này.

14. “Lãnh thổ” bao gồm lãnh hải.

15. “Trị giá nguyên liệu” là trị giá hải quan tại thời điểm nhập khẩu nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng hoặc là giá mua của nguyên liệu tại Việt Nam hoặc tại Liên minh châu Âu trong trường hợp không thể xác định được tại thời điểm nhập khẩu.

Điều 4. Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

1. Ban hành kèm theo Thông tư (các Phụ lục dưới đay có liên quan đến da giầy)

a) Phụ lục I: Chú giải cho Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II.

b) Phụ lục II: Quy tắc cụ thể mặt hàng.

đ) Phụ lục V: Sản phẩm dệt may áp dụng cộng gộp.

e) Phụ lục VI: Mẫu C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam.

g) Phụ lục VII: Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu.

h) Phụ lục VIII: Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam.

2. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam được  cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu và cập nhật các mẫu con dấu này theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. 

3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này.   

Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ

Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi:

1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được tạo ra tại một Nước thành viên từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện nguyên liệu đó phải trải qua các công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo quy định tại Thông tư này, đối với sản phẩm da giầy hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp: sản phẩm da giầy sản xuất tại Việt Nam từ da thuộc chế biến từ da sống lấy từ động vật giết mổ tại Việt Nam, hoặc từ vải và các nguyên vật liệu khác làm từ nguyên liệu thô (sợi và các vật liệu tự nhiên) có tại Việt Nam, là có xuất xứ thuần túy.

Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Hầu hết sản phẩm giầy dép, túi xách các loại sản xuất tại Việt Nam là có xuất xứ không thuần túy:

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa:

a) Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại khoản 1 Điều này chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ.

b) Trong trường hợp sản phẩm có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác, tiêu chí xuất xứ của sản phẩm khác đó không áp dụng đối với sản phẩm dùng làm nguyên liệu và không áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dùng làm nguyên liệu.

Điều 8. Hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ

1. Trường hợp không đáp ứng khoản 1 Điều 7 Thông tư này và theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, nguyên liệu không có xuất xứ vẫn được phép sử dụng nếu tổng trị giá hoặc trọng lượng tịnh của nguyên liệu không vượt quá:

Tại điểm b: 10% giá xuất xưởng của sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm khác, trừ sản phẩm thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống Hài hòa.

2.  Việc áp dụng khoản 1 Điều này không cho phép hạn mức về trị giá hoặc trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ vượt quá tỷ lệ phần trăm tối đa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3.  Khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

4.  Không ảnh hưởng đến việc áp dụng Điều 10 và khoản 2 Điều 11 Thông tư này, hạn mức linh hoạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này áp dụng đối với nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm mà theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, những nguyên liệu đó phải có xuất xứ thuần túy.

Điều 9. Cộng gộp

1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu khi được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ tại Nước thành viên khác với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại Nước thành viên xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Nguyên liệu liệt kê tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này có xuất xứ từ một nước ASEAN đã ký hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu phù hợp với quy định tại Điều XXIV của GATT 1994, được coi như nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam khi tham gia vào quá trình gia công hoặc sản xuất sản phẩm liệt kê tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Theo quy định tại khoản 2 Điều này, xuất xứ nguyên liệu được xác định phù hợp với quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ các hiệp định thương mại  của Liên minh châu Âu với các nước ASEAN đó.

4. Theo quy định tại khoản 2 Điều này, xuất xứ nguyên liệu xuất khẩu từ một nước ASEAN sang Việt Nam để sử dụng trong quá trình gia công hoặc sản xuất tiếp theo được thể hiện trên chứng từ chứng nhận xuất xứ như đối với các nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Liên minh châu Âu.

5. Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ quy định từ khoản 2 đến khoản 4 Điều này chỉ được áp dụng khi:

a) Các nước ASEAN có nguyên liệu tham gia cộng gộp xuất xứ cam kết tuân thủ quy định tại EVFTA và hợp tác hành chính giữa các nước và với Liên minh châu Âu để đảm bảo việc thực hiện EVFTA.

b) Việc cam kết thực hiện điểm a khoản này đã được thông báo cho Liên minh châu Âu.

c) Mức thuế ưu đãi Liên minh châu Âu đang áp dụng cho sản phẩm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này cao hơn hoặc bằng mức thuế ưu đãi dành cho các nước tham gia cộng gộp xuất xứ.

6. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phát hành để thực hiện khoản 2 Điều này cần ghi rõ: “Application of Article 3(2) of the Protocol of the Viet Nam - EU FTA”.

7. Vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam khi sử dụng làm nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất tại Việt Nam cho các sản phẩm liệt kê tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này với điều kiện vải nguyên liệu đó trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.

8. Theo quy định tại khoản 7 Điều này, xuất xứ của vải nguyên liệu được xác định theo quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Hàn Quốc, trừ quy tắc quy định tại Phụ lục II (a) Nghị định thư về quy tắc xuất xứ đính kèm Hiệp định đó.

9. Theo quy định tại khoản 7 Điều này, xuất xứ của vải nguyên liệu xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam để sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc gia công tiếp theo được thể hiện trên chứng từ chứng nhận xuất xứ như đối với vải nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Liên minh châu Âu.

10. Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ quy định tại khoản 7 đến khoản 9 Điều này được áp dụng khi:

a) Hàn Quốc và Liên minh châu Âu có Hiệp định Thương mại tự do phù hợp với Điều XXIV của GATT 1994.

b) Hàn Quốc và Việt Nam cùng thực hiện và thông báo tới Liên minh châu Âu việc tuân thủ quy tắc cộng gộp xuất xứ và hợp tác hành chính để đảm bảo việc thực hiện EVFTA.

Đối với lĩnh vực da giày, EVFTA cho phép các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu (da, vải) nhập khẩu từ bất cứ nước nào cùng có FTA với Việt Nam và EU (vi dụ da, vải nhập khẩu từ EU hoặc Hàn Quốc là nước có FTA với cả Việt Nam và EU) được hưởng cắt giảm thuế nhập khẩu vào EU theo EVFTA, với điều kiện sản phẩm cuối cùng làm tại Việt Nam.

Mọi quy định về quy tắc xuất xứ và cấp C/O xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, doanh nghiệp xem Thông tư 11/2020/TT-BCT.

11. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phát hành để thực hiện khoản 7 Điều này cần ghi rõ: “Application of Article 3(7) of Protocol 1 to the Viet Nam - EU FTA”.

12. Nguyên tắc cộng gộp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ nước không phải thành viên EVFTA quy định tại Điều này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản

1. Công đoạn gia công, chế biến sau đây khi thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ  dù hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này:       

- Công đoạn bảo quản để giữ sản phẩm trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho.

- Tháo dỡ và lắp ghép kiện hàng.

- Rửa, làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, ôxit, dầu mỡ, sơn hoặc che phủ bên ngoài khác.

- Là ủi hoặc là hơi vải và sản phẩm dệt may.

- Công đoạn sơn và đánh bóng đơn giản.

- Xay để bỏ trấu và xay xát một phần hoặc hoàn toàn thóc, gạo; đánh bóng và hồ ngũ cốc, gạo.

- Công đoạn tạo màu hoặc tạo hương cho đường hoặc tạo khuôn cho đường cục; nghiền nhỏ một phần hay hoàn toàn đường tinh thể.

- Công đoạn bóc vỏ, trích hạt và tách vỏ quả, hạt và rau củ.

- Mài sắc, mài đơn giản hoặc cắt đơn giản.

- Công đoạn rây, sàng lọc, sắp xếp, phân loại, xếp loại hoặc kết hợp (bao gồm công đoạn tạo nên bộ sản phẩm).

- Công đoạn đơn giản bao gồm: cho vào chai, lon, bình, túi, hòm, hộp, gắn trên thẻ hoặc bảng thông tin và công đoạn đóng gói đơn giản khác.

- Dán hoặc in nhãn, mác, logo và những dấu hiệu tương tự khác trên sản phẩm hoặc trên bao bì của sản phẩm.

- Công đoạn pha trộn đơn giản các sản phẩm, cùng loại hoặc khác loại, trộn đường với bất kỳ nguyên liệu khác.

- Công đoạn đơn giản bao gồm: thêm nước, pha loãng, rút nước hoặc làm biến tính sản phẩm.

- Công đoạn lắp ghép đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn thiện hoặc tháo rời sản phẩm thành các bộ phận.

- Kết hợp hai hoặc nhiều công đoạn nêu từ điểm a đến điểm p khoản này.

- Giết mổ động vật.

2. Các công đoạn nêu tại khoản 1 của Điều này được coi là đơn giản khi không dùng kỹ năng đặc biệt hoặc máy móc, thiết bị hay công cụ được sản xuất hoặc lắp đặt chuyên dụng.

3. Tất cả các công đoạn thực hiện tại Việt Nam hoặc Liên minh châu Âu cùng được xem xét khi xác định công đoạn gia công, chế biến hàng hóa có là công đoạn gia công, chế biến đơn giản nêu tại khoản 1 Điều này. 

Điều 11. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa

1. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa là một sản phẩm cụ thể và được coi là đơn vị cơ bản khi phân loại theo Hệ thống Hài hòa.

2. Trường hợp lô hàng gồm nhiều sản phẩm tương tự được phân loại cùng Phân nhóm theo Hệ thống Hài hòa, đơn vị xét xuất xứ sẽ áp dụng đối với từng sản phẩm riêng biệt.

3. Trong trường hợp bao bì hàng hóa phân loại theo Quy tắc 5 của Hệ thống Hài hòa, bao bì cũng được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

Điều 12. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ

Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu thông tin khác được gửi kèm theo thiết bị, máy móc, công cụ hoặc phương tiện là một phần của thiết bị thông thường và đã bao gồm trong giá bán của sản phẩm hoặc không xuất hóa đơn riêng được coi như một phần không tách rời của thiết bị, máy móc, công cụ hoặc phương tiện đang được xác định xuất xứ hàng hóa.

Điều 13. Bộ hàng hóa

Theo Quy tắc 3 của Hệ thống Hài hòa, bộ hàng hóa được coi là có xuất xứ khi tất cả các sản phẩm thành phần của bộ hàng hóa có xuất xứ. Trường hợp bộ hàng hóa bao gồm sản phẩm có xuất xứ và sản phẩm không có xuất xứ, bộ hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu trị giá của sản phẩm không có xuất xứ không vượt quá 15% giá xuất xưởng của bộ hàng hóa đó.

Điều 14. Yếu tố trung gian

Yếu tố trung gian là yếu tố được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa nhưng không được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa, bao gồm:

1. Nhiên liệu và năng lượng.

2. Nhà xưởng và thiết bị, bao gồm hàng hóa được sử dụng để bảo dưỡng nhà xưởng và thiết bị.

3. Máy móc, dụng cụ, máy rập và máy đúc; phụ tùng và các nguyên liệu sử dụng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng; dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và nguyên liệu khác dùng trong quá trình sản xuất hoặc quá trình vận hành thiết bị và nhà xưởng; găng tay, kính, giày dép, quần áo, thiết bị bảo hộ; chất xúc tác và dung môi; thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa.

4. Hàng hóa khác không còn lại hoặc không hiển hiện trong cấu thành của sản phẩm cuối cùng.

Điều 15. Phân tách kế toán

1. Trong trường hợp nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau có xuất xứ và không có xuất xứ cùng được sử dụng trong quá trình gia công hoặc chế biến, việc áp dụng phương pháp phân tách kế toán thực hiện theo quy định hiện hành với điều kiện đảm bảo số lượng hàng hóa có xuất xứ theo hồ sơ bằng số lượng hàng hóa có xuất xứ thực tế tại kho hàng.

2. Nguyên tắc kế toán gồm quy trình, thông lệ, quy định cụ thể về việc ghi chép khoản thu, chi, chi phí, tài sản, công nợ, việc công bố thông tin và chuẩn bị báo cáo tài chính.

Điều 16. Nguyên tắc lãnh thổ

1. Các điều kiện quy định tại Thông tư này phải được thực hiện hoàn toàn và không gián đoạn tại một Nước thành viên.

2. Trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ được xuất khẩu từ một Nước thành viên, sau đó tái nhập từ một nước không phải thành viên EVFTA, hàng hóa tái nhập được coi là không có xuất xứ, trừ khi chứng minh được theo yêu cầu của cơ quan hải quan:

a) Hàng hóa tái nhập chính là hàng hóa đã được xuất khẩu đi.

b) Hàng hóa tái nhập không trải qua công đoạn vượt quá công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt trong quá trình lưu kho ở nước không phải thành viên EVFTA hoặc trong quá trình xuất khẩu.

Điều 17. Hàng hóa không thay đổi xuất xứ

1. Hàng hóa khai báo nhập khẩu vào Nước thành viên được coi là giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa, ngoại trừ các công đoạn sau đây:

a) Bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.

b) Thêm vào hoặc dán nhãn, nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc tài liệu khác nhằm đảm bảo tuân thủ quy định cụ thể của Nước thành viên nhập khẩu.

c) Các công đoạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa.

2. Hàng hóa được phép lưu kho với điều kiện nằm trong sự giám sát của cơ quan hải quan nước quá cảnh.

3. Việc chia nhỏ lô hàng được phép thực hiện bởi nhà xuất khẩu hoặc theo ủy quyền của nhà xuất khẩu với điều kiện hàng hóa nằm trong sự giám sát của hải quan nước chia nhỏ lô hàng.

4. Trong trường hợp nghi ngờ, Nước nhập khẩu yêu cầu người khai hải quan cung cấp bằng chứng của việc tuân thủ, dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm:

a) Chứng từ vận tải như vận tải đơn.

b) Chứng từ thực tế hoặc cụ thể về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng.

c) Chứng từ liên quan đến hàng hóa.

d) Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng cung cấp hoặc bất kỳ chứng từ chứng minh hàng hóa nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng.

5. Thuật ngữ “trong trường hợp nghi ngờ” quy định tại khoản 4 Điều này được hiểu là Nước thành viên nhập khẩu được quyền xác định trường hợp cần thiết phải yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng từ chứng minh theo quy định tại khoản 4 Điều này nhưng không thể thường xuyên yêu cầu việc nộp các chứng từ chứng minh đó.

Điều 18. Hàng triển lãm, hội chợ

1. Trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ gửi đi triển lãm tại nước không phải thành viên EVFTA và được bán sau khi triển lãm, sau đó nhập khẩu vào Nước thành viên, hàng hóa được hưởng ưu đãi tại thời điểm nhập khẩu theo quy định của EVFTA với điều kiện chứng minh được với cơ quan hải quan nước nhập khẩu:

a) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa đó từ lãnh thổ Nước thành viên xuất khẩu tới nước tổ chức triển lãm và đã tham gia triển lãm hàng hóa tại đó.

b) Nhà xuất khẩu bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa đó cho người nhận hàng tại Nước thành viên nhập khẩu.

c) Hàng hóa được vận chuyển đến Nước thành viên nhập khẩu trong quá trình triển lãm hoặc ngay sau khi kết thúc triển lãm và vẫn giữ nguyên trạng như khi được gửi đi triển lãm.

d) Hàng hóa không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích triển lãm từ khi được vận chuyển đến triển lãm.

2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được phát hành theo quy định tại Chương III Thông tư này và nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu theo quy định. Tên và địa chỉ của nơi tổ chức triển lãm phải được ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu được phép yêu cầu xuất trình các chứng từ bổ sung chứng minh tình trạng của hàng hóa khi được trưng bày.

3. Khoản 1 Điều này áp dụng đối với triển lãm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, hội chợ, giới thiệu tại địa điểm công cộng hoặc cuộc trưng bày tương tự và không tổ chức tại cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh để bán hàng hóa nước ngoài vì mục đích cá nhân, với điều kiện hàng hóa nằm trong sự giám sát của cơ quan hải quan trong quá trình triển lãm.

2.2.4. Quy tắc xuất xứ cụ thể đối với từng sản phẩm (PSR)

Phụ lục I của Thông tư chú giải cho Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II (Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020):

Chú giải 1. Tiêu chí xuất xứ quy định tại Phụ lục II Thông tư này quy định tiêu chí xuất xứ áp dụng đối với công đoạn gia công hoặc chế biến hàng hóa nhằm đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này, bao gồm bốn loại tiêu chí xuất xứ sau:

1. Hạn mức tối đa nguyên liệu không có xuất xứ được phép sử dụng trong quá trình gia công hoặc chế biến hàng hoá;

2. Chuyển đổi mã số HS ở cấp độ Chương (2 số), Nhóm (4 số) hoặc Phân nhóm (6 số) của hàng hoá so với mã số HS ở cấp độ tương ứng của nguyên liệu sử dụng trong quá trình gia công hoặc chế biến hàng hóa. Trường hợp áp dụng điểm b khoản 4, Chú giải 3 Phụ lục này, mã số HS ở cấp độ Nhóm hoặc Phân nhóm của hàng hoá được phép trùng với mã số HS ở cấp độ tương ứng của nguyên liệu sử dụng trong quá trình gia công hoặc chế biến hàng hóa.

3. Công đoạn gia công và chế biến cụ thể; hoặc

4. Công đoạn gia công hoặc chế biến từ nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý.

Chú giải 2. Cấu trúc danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng tại Phụ lục II

1. Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng tại Phụ lục II Thông tư này bao gồm ba cột. Cột thứ nhất (1) thể hiện mã số HS ở cấp độ Chương, Nhóm hoặc Phân nhóm của hàng hóa được sản xuất. Cột thứ hai (2) thể hiện mô tả hàng hóa tương ứng với mã số HS tại cột thứ nhất (1). Cột thứ ba (3) thể hiện tiêu chí xuất xứ tương ứng đối với hàng hóa được mô tả tại hai cột đầu tiên.

2. Trường hợp cột (1) có tiền tố “ex” trước mã số HS, tiêu chí xuất xứ tại cột (3) chỉ áp dụng đối với hàng hoá như mô tả tại cột (2), không áp dụng đối với toàn bộ hàng hóa thuộc mã số HS đó.

3. Trường hợp cột (1) thể hiện mã số HS ở cấp độ Chương hoặc một nhóm các mã HS ở cấp độ Nhóm và cột (2) thể hiện phần mô tả hàng hoá tương ứng, tiêu chí xuất xứ tại cột (3) áp dụng đối với hàng hoá thuộc mã HS ở cấp độ Nhóm của Chương đó hoặc mã HS ở cấp độ Nhóm thuộc nhóm mã HS được thể hiện ở cột (1).

4. Trường hợp tiêu chí xuất xứ khác nhau áp dụng đối với hàng hoá khác nhau thuộc cùng mã số HS ở cấp độ Nhóm, mỗi dòng mô tả hàng hoá là một phần của mã HS đó áp dụng tiêu chí xuất xứ tương ứng tại cột (3).

5. Trường hợp hai tiêu chí xuất xứ được thể hiện tại cột (3) bằng các dòng riêng biệt và nối với nhau bằng từ “hoặc”, nhà xuất khẩu có quyền lựa chọn áp dụng một trong hai tiêu chí xuất xứ đó.

QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG LIÊN QUAN ĐẾN DA GIẦY 

(Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 của Bộ Công Thương)

Nhóm HS

Mô tả hàng hóa

Công đoạn gia công hoặc chế biến

1

2

3

ex Chương 41

Da sống (trừ da lông) và da thuộc; ngoại trừ

 

4104 đến 4106

da thuộc hoặc da mộc, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, nhưng chưa được gia công thêm; và

Thuộc lại da đã thuộc hoặc da đã được chuẩn bị để thuộc của các Phân nhóm 4104.11, 4104.19, 4105.10, 4106.21, 4106.31 hoặc 4106.91; hoặc Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ Nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ Nhóm của sản phẩm.

4107, 4112, 4113

da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc.

Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ Nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ Nhóm của sản phẩm. Tuy nhiên, nguyên liệu của các Phân nhóm 4104.41, 4104.49, 4105.30, 4106.22, 4106.32 và 4106.92 chỉ được sử dụng nếu quá trình thuộc lại da từ da đã thuộc hoặc đã làm mộc ở trạng thái khô được thực hiện.

Chương 42

Các sản phẩm bằng da thuộc; yên cương và bộ yên cương; các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; các sản phẩm làm từ ruột động vật (trừ tơ từ ruột con tằm).

Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ Nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ Nhóm của sản phẩm; hoặc Trị giá nguyên liệu được sử dụng không vượt quá 70% giá xuất xưởng của sản phẩm.

ex Chương 64

Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên, ngoại trừ:

Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ Nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ mũ giày đã gắn với đế lót trong hoặc với bộ phận đế khác thuộc Nhóm 6406.

6406

các bộ phận của giày, dép (kể cả mũi giày đã hoặc chưa gắn đế trừ đế ngoài); miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, gót giày và các sản phẩm tương tự; ghệt, quần ôm sát chân và các sản phẩm tương tự, và các bộ phận của chúng.

Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ Nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ Nhóm của sản phẩm.

2.2.5. Quy định về thủ tục chứng nhận xuất xứ

2.2.5.1. Thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thống

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình.

a. Loại Giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định EVFTA

EVFTA quy định mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) form EUR.1 chung cho cả Việt Nam và EU trong Hiệp định EVFTA (Phụ lục VII thuộc Chương 2 EVFTA).

b. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ

Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04//2018 “Quy định về xuất xứ hàng hóa”.

Bộ Công Thương ban hành thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA. Các quy định về quy tắc xuất xứ theo EVFTA có các nội dung cơ bản giống như trong các FTA khác mà Việt Nam đã ký kết, ngoài ra, hai bên đã thống nhất một số nội dung mới như sau:

c. Cơ chế xác minh xuất xứ

Sản phẩm da giầy bao gồm giầy dép, túi xách, valy, ví, cặp, dây lưng và loại đồ da khác. Các sản phẩm làm từ da thuộc đông vật giết mổ (da bò, cá sấu, da đà điểu và các loại da động vật khác) và các nguyên vật liệu có nguồn gốc tại một nước thành viên, được coi là có xuất xứ thuần túy (WO) theo hiệp định EVFTA (theo khoản n, điều 6 của thông tư 11/2020/TT-BCT).

d. Đối với nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa:

Theo điểm b, khoản 2, Điều 7 của thông tư 11/2020/TT-BCT: Trong trường hợp sản phẩm có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác, tiêu chí xuất xứ của sản phẩm khác đó không áp dụng đối với sản phẩm dùng làm nguyên liệu và không áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dùng làm nguyên liệu

e. Lựa chọn chứng chỉ xuất xứ

Do 02 năm đầu quy chế GPS của EU cho Việt Nam vẫn còn hiệu lực người xuất khẩu có thể lựa chọn mức thuế thấp nhất giữa GSP và EVFTA. Nếu lựa chọn mức thuế theo GPS doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sử dụng C/O form A, doanh nghiệp phải đăng ký mã REX (gia hạn đăng ký đến 31/12/2020). Nếu lựa chọn mức thuế theo EVFTA doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng C/O form EUR.1

g. Thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận xuất xứ:

Việt Nam và EU đã thỏa thuận sử dụng mẫu C/O EUR1 là mẫu chung dung cho Hiệp định EVFTA có hiệu lực (xem Phụ lục VI của Thông tư 11/2020/TT-BCT). Theo mẫu EUR.1, nhà xuất khẩu có thể lựa chọn có khai báo hay không khai báo một số thông tin, như tên người nhập khẩu, lịch trình vận chuyển, số hóa đơn thương mại của lô hàng. Không yêu cầu ghi tiêu chí xuất xứ và mã số HS của hàng hóa trên C/O. Hai bên thỏa thuận cho phép hàng hóa được chuyển tải qua nước thứ ba ngoài Hiệp định.

2.2.5.2. Thủ tục nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ

EVFTA chỉ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ. Cách thức tự chứng nhận xuất xứ trong EVFTA sẽ dựa trên thông lệ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ mà EU hiện đang áp dụng.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của EVFTA cho phép nhà xuất khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ (tự xác nhận xuất xứ của sản phẩm) đưa vào bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng. Cụ thể như sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU nhập khẩu vào Việt Nam:

  1. Với lô hàng trị giá không vượt quá 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ;

 

  1. Với lô hàng giá trị trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (approved exporters) mới được tự chứng nhận xuất xứ. Điều kiện để được công nhận là nhà xuất khẩu đủ điều kiện do mỗi bên tự quy định.

Hiện EU đang xây dựng hệ thống đăng ký nhà xuất khẩu (registered exporters) – là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể được tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo cho phía Việt Nam biết để cùng thực hiện.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU:

Việt Nam bảo lưu vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ do nhà xuất khẩu xuất trình). Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi nào thấy thích hợp và chỉ cần thông báo cho phía EU trước khi thực hiện cơ chế này.

- Đối với hàng hóa quá cảnh qua nước thứ ba:

Theo cam kết tại EVFTA, hàng hóa quá cảnh qua và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba ngoài Việt Nam và EU vẫn có thể được chứng nhận xuất xứ theo EVFTA với điều kiện nhà nhập khẩu xuất trình các chứng từ chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước thứ ba và không bị thay đổi xuất xứ, bao gồm:

- Chứng từ vận tải (ví dụ vận đơn);

- Chứng từ về việc đánh dấu, đánh số hàng hóa;

- Chứng từ chứng minh hàng hóa (ví dụ hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán);

- Chứng nhận của hải quan nước thứ ba về việc hàng hóa không bị thay đổi hoặc chứng từ khác chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của mình. EVFTA chấp thuận một số điều chỉnh nhỏ với hàng hóa (nhằm mục tiêu bảo quản hàng hóa ở tình trạng tốt, hoặc bổ sung/dán thêm các loại mác, nhãn… để bảo đảm yêu cầu của bên nhập khẩu.

Chú ý: Theo EVFTA, không phải bất kỳ trường hợp hàng hóa nào quá cảnh hay chia nhỏ lô hàng ở nước thứ ba đều phải xuất trình tự động các chứng từ chứng minh nói trên. Cơ quan hải quan nước nhập khẩu chỉ yêu cầu xuất trình trong trường hợp có nghi ngờ.

3. CÁC CAM KẾT KHÁC TRONG EVFTA

    1. Tạo thuận lợi Hải quan và Thương mại

Các cam kết về Hải quan và Thương mại theo Hiệp định EVFTA là các biện pháp phi-thuế quan tại cửa khẩu để thúc đẩy thương mại chính thức và đảm bảo thực hiện các thủ tục hải quan một cách hiệu quả thông qua đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hải quan liên quan đến xuất, nhập khẩu và chuyển tải của tất cả các hàng hóa (bao gồm cả giày dép).

    1. Thương mại và phát triển bền vững

Cam kết về lao động

Nhìn chung, các cam kết về lao động trong EVFTA không thấp hơn các tiêu chuẩn về lao động hay trái với các quy định của luật pháp về lao động nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh. Đồng thời, Hiệp định cũng nhằm tới đảm bảo luật quốc gia về lao động được thực thi một cách có hiệu quả và tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành về lao động, như các tiêu chuẩn cơ bản về lao động của ILO và các Công ước của ILO mà hai bên đã tham gia ký kết, cũng như đã tham gia vào các Công ước lõi của ILO (ILO Core Convention) mà các bên chưa tham gia.

Cam kết về môi trường

Trong lĩnh vực da giày, các cam kết trong kinh doanh phải quan tâm đến mục tiêu phát triển bền vững theo Hiệp định đa phương về bảo vệ môi trường (Multilateral Environmental Agreements (MEAs), sử dụng năng lượng sạch, công nghệ có khí xả thải thấp và các nhãn hiệu sinh thái.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Thúc đẩy CSR thông qua trao đổi thông tin và thực hành tốt, các hoạt động giáo dục, đào tạo và tư vấn kỹ thuật.

3.3. Cam kết về Sở hữu trí tuệ

3.3.1. Những quy định chung về Sở hữu trí tuệ

a. Các định nghĩa chung liên quan đến Sở hữu trí tuệ:

- Sở hữu trí tuệ: bao gồm các loại hình sở hữu trí tuệ là đối tượng của các Mục từ 1 tới 7 Phần II của Hiệp định TRIPS; cụ thể gồm bản quyền và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa), sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích), mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng và thông tin không bộc lộ.

- Chỉ dẫn địa lý: là chỉ dẫn nhằm xác định một hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Bên, hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định, như được định nghĩa tại Điều 22 Hiệp định TRIPS;

- Tên gọi xuất xứ hàng hóa:  là tên địa lý cấu thành hoặc có chứa tên tắt hoặc đầy đủ, chính thức hay không chính thức, thời hiện tại hay trong lịch sử của một nước, vùng hoặc địa phương hoặc các khu vực địa lý khác, đã được biết tiếng thông qua việc sử dụng tại nước xuất xứ liên quan đến hàng hóa, mà chất lượng và đặc tính, hoàn toàn hoặc chủ yếu được quyết định bởi môi trường địa lý, bao gồm cả nhân tố tự nhiên và con người.

- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: là bất cứ hàng hóa nào, kể cả bao bì, mang nhãn hiệu hàng hóa trùng với nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký hợp pháp cho hàng hóa đó, hoặc về cơ bản không thể phân biệt được với nhãn hiệu đã đăng ký, mà không được phép, và do vậy xâm phạm các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đó theo pháp luật của nước nhập khẩu. Định nghĩa hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên đây cũng được áp dụng với những sửa đổi thích hợp với hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý và giả mạo tên gọi xuất xứ

- Hàng xâm phạm bản quyền: nghĩa là bất cứ hàng hóa nào là bản sao được làm ra mà không có sự đồng ý của người nắm giữ quyền hoặc người được phép của người nắm giữ quyền ở nước sản xuất, và hàng hóa đó được làm ra trực tiếp hoặc gián tiếp từ một sản phẩm mà việc làm bản sao sản phẩm đó cấu thành hành vi xâm phạm bản quyền hoặc quyền liên quan theo pháp luật của nước nhập khẩu.

- WIPO:  là Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới;

b. Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ

1. Các Bên là thành viên của Hiệp định TRIPS tái khẳng định nghĩa vụ của mình đã được quy định trong Hiệp định này. Các Bên chưa phải là thành viên của Hiệp định TRIPS sẽ tuân theo những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS.

Tất cả các Bên tái khẳng định nghĩa vụ của mình được quy định trong các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Bên đó là thành viên, cụ thể:

a) Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, 20/3/1883 (sau đây gọi là Công ước Paris);

b) Thỏa ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu, 14/4/1891, và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, 27/6/1989;

c) Hiệp ước hợp tác sáng chế, 19/6/1970.

2. Các Bên không phải là thành viên của một hoặc các điều ước quốc tế liệt kê dưới đây phải nỗ lực tham gia:

b) Hiệp ước WIPO về bản quyền, 20/12/1996;

d) Hiệp ước Singapore về Luật nhãn hiệu, 27/3/2006.

3. Các Bên phải nỗ lực áp dụng các quy định của các điều ước quốc tế dưới đây:

a) Thỏa ước Strasbourg liên quan đến Bảng phân loại sáng chế quốc tế, 24/3/1971;

b) Thỏa ước Nice liên quan đến bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ quốc tế nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, 15/6/1957; 77

c) Thỏa ước Locarno về việc công bố bảng phân loại kiểu dáng công nghiệp quốc tế, 8/10/1968.

c. Các nghĩa vụ chính về sở hữu trí tuệ:

Tất cả các Bên tái khẳng định nghĩa vụ của mình được quy định trong các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Bên đó là thành viên, cụ thể:

Đối xử quốc gia:  Mỗi Bên phải dành cho công dân của các Bên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho công dân nước mình trong việc bảo hộ quyền SHTT được quy định tại Điều 3 và Điều 5 Hiệp định TRIPS.

Đối xử tối huệ quốc:

Mỗi Bên phải dành cho công dân của các Bên sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho công dân của bất kỳ quốc gia nào trong việc bảo hộ quyền SHTT theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Hiệp định TRIPS.

Một Bên có thể hạn chế điều khoản Đối xử quốc gia liên quan đến các thủ tục hành chính và tư pháp, bao gồm việc yêu cầu công dân của Bên khác phải chỉ định địa chỉ giao dịch trong lãnh thổ của mình, hoặc chỉ định một đại diện trong lãnh thổ của mình, với điều kiện việc hạn chế này: (a) là cần thiết nhằm bảo đảm sự tương thích với những quy định của pháp luật không mâu thuẫn với Chương này; và (b) không được áp dụng theo cách thức có thể tạo ra sự hạn chế trá hình đối với thương mại.

(Không áp dụng cho các thủ tục được quy định trong các điều ước đa phương được ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO liên quan đến việc xác lập và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ).

d. Sự minh bạch: Ngoài các quy định trong các hiệp định FTA về công bố thông tin và các thực tiễn thực thi liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, mỗi Bên phải đăng tải trên Internet các luật, quy định, thủ tục và quyết định hành chính có hiệu lực áp dụng chung của mình liên quan đến việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Mỗi Bên phải, tùy theo pháp luật quốc gia của mình, đăng tải trên Internet những thông tin mà bên đó công khai liên quan đến nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, sáng chế đã đăng ký hoặc đã cấp, đủ để cho công chúng có thể làm quen với các quyền đã đăng ký và đã cấp đó.

 e. Nhãn hiệu: Các Bên phải đưa ra sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả nhãn hiệu cho hàng hóa và dịch vụ theo pháp luật quốc gia và theo điều ước quốc tế mà Bên đó là thành viên và Hiệp định TRIPS, cụ thể là Điều 15 đến Điều 21.

 g. Sáng chế và mẫu hữu ích:

- Các biện pháp bảo hộ sáng chế một cách đầy đủ và có hiệu quả theo pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà Bên đó là thành viên và Hiệp định TRIPS, cụ thể là từ Điều 27 tới Điều 34.

- Mẫu hữu ích được bảo hộ theo pháp luật quốc gia và Công ước Paris.

 h. Kiểu dáng công nghiệp: Mỗi Bên phải quy định các biện pháp bảo hộ kiểu dáng công nghiệp một cách đầy đủ và có hiệu quả theo pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà Bên đó là thành viên và Hiệp định TRIPS, cụ thể là từ Điều 25 tới Điều 26.

 k. Thông tin không bộc lộ: Mỗi Bên phải đảm bảo trong pháp luật quốc gia các biện pháp bảo hộ thông tin không bộc lộ một cách đầy đủ và có hiệu quả theo pháp luật quốc gia và Hiệp định TRIPS, cụ thể là Điều 39.

3.4. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong các hiệp định FTA đều có Chương về Giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement) nhằm mục đích thiết lập một cơ chế có hiệu lực và hiệu quả để xử lý các vấn đề tranh chấp, nhằm tránh và giải quyết mọi tranh chấp giữa các bên liên quan đến việc thể hiện và áp dụng các điều khoản của hiệp định nhằm đạt được một giải pháp thỏa hiệp giữa các bên.

3.4.1. Một số định nghĩa:

- Bên khiếu nại: nghĩa là bất kỳ một Bên hay nhiều Bên có yêu cầu tham vấn, khiếu kiện;

- Tranh chấp phát sinh từ Hiệp định: nghĩa là một khiếu kiện do một Bên đưa lên liên quan đến bất kỳ biện pháp nào ảnh hưởng đến quá trình vận hành, thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định khi mà bất kỳ lợi ích nào đáng được hưởng bởi Bên khiếu kiện một cách trực tiếp hay gián tiếp theo Hiệp định đang bị vô hiệu hay bị tổn hại hoặc việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Hiệp định bị gây trở ngại;

- Các Bên trong tranh chấp:  nghĩa là Bên khiếu nại và Bên bị khiếu nại;

- Bên bị khiếu nại: nghĩa là bất kỳ Bên nào bị yêu cầu tham vấn theo điều khoản tham vấn;

- Bên thứ ba: nghĩa là bất kỳ Bên nào đã thông báo lợi ích thương mại đáng kể của họ hoặc lợi ích đáng kể của họ trong các vấn đề liên quan đến thực thi hiệp định.

- Hội đồng trọng tài: nghĩa là một Hội đồng trọng tài được thành lập theo quy định trong hiệp định.

3.4.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại

Chương 15 của Hiệp định EVFTA quy định chi tiết về cơ chế và thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp EU.

 

IV. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN KHI XUẤT KHẨU GIẦY DÉP VÀO THỊ TRƯỜNG EU

 

1. DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VÀO EU CẦU LƯU Ý

+ Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm da giầy tại EU đang càng ngày thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU luôn phải thay đổi, cải tiến nhằm theo kịp các công nghệ sản xuất mới và đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả.

+ Để có thể khai thác hết những thuận lợi theo hiệp định EVFTA, bạn phải thật linh hoạt trong sản xuất và tạo được sự tin tưởng của khách hàng và năm bắt xu hướng thị trường.

+ Các nhà bán lẻ giày dép ở EU có xu hướng thay đổi bộ sưu tập thường xuyên, do đó có xu hướng lựa chọn nhà sản xuất gần, vì vậy các nước Đông Âu thành viên EU có ngành công nghiệp da giầy khá phát triển như Ru-ma-ni, Ba Lan, Cộng Hoà Séc hiện đang là những đối thủ "đáng gờm" đối với các nhà xuất khẩu ở châu Á.

+ Nhà xuất khẩu cần phải lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây.

Nhãn mác sản phẩm: Mọi sản phẩm muốn được bán và nhập khẩu vào thị trường EU, cần đảm bảo ghi đầy đủ các thông tin trên sản phẩm (bề mặt giầy, đường viền, đế giầy) làm bằng chất liệu gì (da, giả da, da bóng, vải hoặc nguyên liệu khác).

 Yếu tố môi trường: Hướng dẫn của EU (2002/61/EC) nghiêm cấm sử dụng các chất nguy hại trong các sản phẩm may mặc và da bao gồm cả giày dép.

Công ước thương mại về những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES): bao gồm các quy định (EC 338/97) đối với các sản phẩm da làm từ da các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Đóng gói: Sản phẩm phải tuân thủ những tiêu chuẩn đóng gói của Châu Âu (bao bì có thể tái sử dụng, hoặc tái chế; có khối lượng và trọng lượng tối thiểu để đảm bảo mức độ an toàn, vệ sinh và được người tiêu dùng chấp nhận). Ngoài ra, còn có các quy định cụ thể về đóng gói thùng gỗ.

Phá giá: EU có những quy định hạn chế nhập khẩu từ một số nước, nhằm bảo vệ sản xuất da giầy tại EU và ngăn chặn bán phá giá sản phẩm trên quy mô lớn vào thị trường EU.

Yêu cầu về chất lượng: Kiểm tra chất lượng dựa trên tiêu chuẩn của EU, các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn ISO khác.

Có thể tìm được nguyên nhân lỗi sản phẩm: Khi sản phẩm có lỗi, cần tìm được lỗi gây ra trong toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm, đảm bảo mọi khâu trong quá trình sản xuất được giám sát chặt chẽ.

Mức độ tin cậy: Chú trọng Nhà cung cấp có khả năng giao hàng đúng hạn và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng.

Giá cả cạnh tranh: Nhà phân phối hoặc bán lẻ EU đòi hỏi giá sản phẩm phải cạnh tranh, nhưng cần lưu ý giá cả cạnh tranh chứ không phải giá thấp hơn chi phí sản xuất.

Nắm bắt xu hướng thị trường: Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng gắn chặt với lối sống và xu hướng thị trường. Do vậy, trước khi thiết kế và giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường, cần nắm bắt xu hướng và thị hiếu mới nhất và phân tích xu hướng thị trường cần dựa vào cơ cấu dân số và lối sống của người tiêu dùng, đặc biệt chú ý tới vấn đề màu sắc sản phẩm.

Thâm nhập thị trường: Thông qua các nhà nhập khẩu, đại lý, nhóm mua hàng, các chuỗi cửa hàng bán lẻ và cửa hàng bách hoá. Các nhà bán lẻ lớn chuyên ngành giầy (như Deichmann, Vivarte, Stylo, Shoezone) và không chuyên ngành giầy (H&M, New Look), cửa hàng bách hoá tổng hợp (El Corte Ingles, M&S, Hema) và đại siêu thị (Carrefour, Tesco, Metro) mua hàng hoá trực tiếp từ nhà sản xuất ngày càng tăng. Các nhà xuất khẩu có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức xúc tiến thương mại của EU (CBI của Hà Lan, DIPO của Đan Mạch...) để có thêm các thông tin chi tiết cụ thể.

Hệ thống phân loại hàng hóa theo mã số của EU: Hàng hóa nhập khẩu vào EU được phân loại theo hệ thống mã số thuế hải quan gọi là “mã thuế (tariff code)”. Doanh nghiệp xuất khẩu cần biết cách sử dụng hệ thống mã thuế này để tìm các thông tin áp dụng cho mặt hàng đó về:

  • Thuế và các khoản phí đối với hàng xuất, nhập khẩu
  • Các biện pháp bảo hộ áp đặt đối với hàng hóa (ví dụ: thuế chống bán phá giá)
  • Thủ tục xuất nhập khẩu và các yêu cầu phi quan thuế khác (non-tariff requirements)

Hệ thống mã số phân loại hàng hóa của EU hợp thành từ 3 hệ thống sau:

- Hệ thống mã thuế hài hòa (Harmonized Commodity Description and Coding System (Harmonized System (HS) do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) phát triển, gồm khoảng 5000 nhóm hàng hóa, được sắp xếp theo cấu trúc:

+ lĩnh vực (section)

+ chương ngành hàng (chapters 2 số)

+ Tiêu đề mặt hàng (heading 4 số)

+ Phụ đề mặt hàng (sub-heading 6 số)

- Hệ thống mã thuế kết hợp (Combined Nomenclature - CN): Là hệ thống mã thuế 8 số, bao gồm hệ thống HS 6 số và 2 số sau của EU. CN vừa phục vụ xác đinh thuế hải quan chung của EU và thống kê hàng hóa giữa các nước EU và giữa EU và các nước khác trên thế giới.

- Hệ thống mã thuế hợp nhất (Integrated Tariff - TARIC): Hệ thống mã thuế gồm 10 số. Bao gồm mã thuế CN 8 số và 2 số phụ Taric (Taric sub-headings), bao gồm cả các thông tin về chính sách thương mại và các biện pháp thuế quan (tariff measures) liên quan áp dụng cho từng loại hàng hóa tại EU (như: tạm miễn thuế, thuế chống bán phá giá…). 

2. PHỤ LỤC 1- BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU GIẦY DÉP CỦA EU THEO EVFTA

- Từ năm 1/1/2014 sản phẩm giầy dép của Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cấp (GSP) của EU với mức giảm 3,5% từ mức thuế MFN đối với mức thế tính theo giá hàng (thuế %) và giảm 30% đối với thuế tuyệt đối. Chế độ GSP đối với sản phẩm a giầy dép của Việt Nam có hiệu lực đến 31/07/ 2022.

- Từ 31/07/2022 chỉ áp dụng theo biểu thuế nhập khẩu theo hiệp định EVFTA 

 

  

 

 

 

PHỤ LỤC 1. BIỂU THUẾ CỦA EU THEO EVFTA - ĐỐI VỚI GIẦY DÉP NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

 

MÃ HS

Biểu thuế

Cơ sở

Biểu thuế GSP đến 31/07/2023

Lộ trình cắt giảm thuế quan của EU theo EVFTA (tính trên mức thuế cơ sở)

Lộ trình

EVFTA

Năm 1

1/8/20 -31/7/21

Năm 2

1/8/21 -31/7/22

Năm 3

1/8/22 -31/7/23

Năm 4

1/8/23 -31/7/24

Năm 5

1/8/24 -31/7/25

Năm 6

1/8/25 -31/7/26

Năm 7

1/8/26 -31/7/27

Từ 1/8/2027

6403

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6403 12 

8.0

4.5

B3

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 19 

8.0

4.5

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6403 20 

8.0

4.5

B3

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 40 

8.0

4.5

B3

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 51 05 10 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 51 05 90 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 51 11

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 51 15 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 51 19 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 51 91 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 51 95 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 51 99 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 05 10 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 05 90 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 11

5.0

1.5

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6403 59 31 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 35 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 39 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 50 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 91 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 95

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 59 99 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 91 05 10 

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 05 90 

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 11 

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 13 A

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 13 B

8.0

4.5

B3 (PL1)

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 91 16 A

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 16 B

8.0

4.5

B3 (PL1)

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 91 18 A

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 18 B

8.0

4.5

B3 (PL1)

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 91 91 

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 93 

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 96

8.0

4.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 91 98 

5.1

1.5

B5

6.67

5.34

4.01

2.68

1.35

0

0

0

6403 99 05 10 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 05 90 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 11 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 31 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 33 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 36 

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 38 

5.0

1.5

B7

4.375

3.75

3.125

2.5

1.875

1.25

0.625

0

6403 99 50

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 91 A

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 91 B

8.0

4.5

B3 (PL1)

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 99 93 A

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 93 B

8.0

4.5

B3 (PL1)

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 99 96 A

8.0

4.5

B7

7

6

5

4

3

2

1

0

6403 99 96 B

8.0

4.5

B3 (PL1)

6

4

2

0

0

0

0

0

6403 99 98 A

7.0

3.5

B7

6.125

5.25

4.375

3.5

2.625

1.75

0.875

0

6403 99 98 B

7.0

3.5

B3 (PL1)

5.25

3.5

1.75

0

0

0

0

0

6404

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6404 11 

16.9

11.9

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6404 19 10 

16.9

11.9

B3

12.675

8.45

4.225

0

0

0

0

0

6404 19 90 

16.9

11.9

B3

12.675

8.45

4.225

0

0

0

0

0

6404 20 10 

17.0

11.9

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6404 20 90 

17.0

11.9

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6405

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6405 10 

3.5

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6405 20 10

3.5

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6405 20 91

4.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6405 20 99 

4.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6405 90 10 

17.0

11.9

B5

14.166

11.333

8.5

5.667

2.834

0

0

0

6405 90 90 

4.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6406 10 10 10 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 10 10 90 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 10 90 10 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 10 90 90 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 20 10 10

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 20 10 90

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 20 90 10

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 20 90 90

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 30 10 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 30 90 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 50 10 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 50 90 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 60 10 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 60 90 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 90 10 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 90 20 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

6406 90 90 90 

3.0

0

A

0

0

0

0

0

0

0

0

GHI CHÚ KÝ HIỆU:

- A:  thuế quan sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và các hàng hóa đó không bị áp thuế quan kể từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực

- B3:  thuế quan được cắt giảm dần đều trong 4 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

- B5:  thuế quan được cắt giảm dần đều trong 6 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

- B7:  thuế quan được cắt giảm dần đều trong 8 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

Tin tức liên quan