Quá trình sản xuất những đôi giày thể thao đã được công nghiệp hóa, với những dây chuyền sản xuất tự động nhàm chán. Thế nhưng nhà sản xuất Under Armour đã làm thay đổi quan niệm đó.
Chúng ta hãy cùng ghé thăm nhà máy sản xuất của Under Armour, hãng giày thể thao thông minh mới nổi với khái niệm “áo ngực của đôi bàn chân”. Đây là nhà máy rộng 13.000 mét vuông, nằm tại Baltimore, Los Angeles.
Under Armour gọi đây là Lighthouse, được xây dựng bên trong một nhà để xe cũ tại Port Covington. Nó nằm cách trụ sở chính của Under Armour chỉ 10 phút lái xe.
Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Tham vọng của Under Armour là xây dựng một khuôn viên với 10.000 nhân viên, 3 tòa nhà chọc trời trị giá hàng tỷ USD và một sân bóng.
Lighthouse là nơi mà Under Armour sẽ tiến hành thử nghiệm những sản phẩm mới. Họ cũng sẽ thử sản xuất những phiên bản đầu tiên tại đây, để tìm ra cách làm sao cho dây chuyền sản xuất nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Bên trong nhà máy này là một loạt những máy móc tiên tiến nhất. Như chiếc máy này là để tạo hình khuôn mẫu bàn chân cho việc thiết kế những chiếc giày mới.
Chiếc máy cắt vải Lectra này đang được lập trình để tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu. Sau khi lập trình xong, nó có thể cắt vải với tốc độ ánh sáng.
Thậm chí nó có thể cắt cùng lúc 50 tấm vải xếp chồng lên nhau.
Nó có thể bôi keo cho 2.400 đôi giày trong vòng 8 giờ, công việc mà cần tới một dây chuyền sản xuất lên đến 200 người. Với một cánh tay robot, nhà sản xuất chỉ cần một người điều khiển duy nhất.
Chiếc máy đặc biệt này có khuôn đế, để tạo ra phần Outsole của đôi giày từ loại vật liệu đặc biệt siêu nhẹ.
Để gắn Outsole vào phần thân giày, Under Armour sử dụng nhiệt thay vì keo. Bởi nếu sử dụng quá nhiều keo sẽ làm tăng trọng lượng của đôi giày.
Under Armour còn có cả một máy quét 3D khổng lồ, nơi mà các vận động viên sẽ mang những đôi giày thể thao thử nghiệm và thực hiện các thao tác vận động. Chiếc máy quét này sử dụng tới 54 camera, chụp với tốc độ 7 khung hình mỗi giây và có thể quét 3D để đưa dữ liệu vào máy tính.
Các chuyên gia sau đó sẽ phân tích những dữ liệu này để tìm ra những điều chưa hợp lý, tiếp tục cải tiến để tạo ra sản phẩm hoàn hảo hơn.
Bên cạnh những robot tự động, dây chuyền sản xuất của Under Armour cũng có nhiều khâu thủ công để đảm bảo độ chính xác.
Under Armour cũng luôn thử nghiệm những điều mới mẻ. Ở đây, họ sử dụng một lớp băng dính mỏng đặc biệt để tạo độ đàn hồi cho vải.
Họ cũng nghiên cứu công nghệ in 3D. Mà trong tháng 7 sắp tới, rất có thể Under Armour sẽ ra mắt một chiếc giày in 3D, có tên gọi là Architech.
Giày in 3D có thể được hoàn thiện trong vòng 24 giờ, nó sẽ in toàn bộ phần đế của đôi giày từ loại bột đặc biệt.
Under Armour cho biết, với việc tập trung các nhà thiết kế, kỹ sư và nhà phát triển hàng đầu thế giới, họ tin rằng có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Under Armour cũng sẽ không chỉ nghiên cứu công nghệ giày thể thao thông minh, mà bên cạnh đó họ cũng sẽ ra mắt những mẫu quần áo thể thao mới.
Nguồn : blog.ostun.com