Có một sự thật liên quan đến giày chính hãng mà rất ít người biết. Đó là: các hãng giày lớn trên thế giới đều không tự sản xuất những đôi giày của họ mà đều thuê gia công ở một nước khác. Có những hãng giày trụ sở ở Châu Âu nhưng trên tem giày dòng chữ “Made in” là đều ở Châu Á? Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi cho vấn đề này chưa? Cùng khám phá quy trình sản xuất và phân phối giày chính hãng thử xem nhé.
Mỗi năm các hãng đều chi hàng triệu đô la cho việc nghiên cứu và phát triển các dòng, các mẫu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu. Trước khi được quyết định đưa vào sản xuất số lượng lớn mẫu hàng, các hãng đều đưa ra rất nhiều phương án về thiết kế, chất liệu cho đến công nghệ sản xuất. Chỉ riêng công đoạn này đã mất từ 3-6 tháng. Nếu mẫu nào vượt qua được các bài kiểm tra về kỹ thuật thì sẽ được gửi đến các nhà máy sản xuất gia công của hãng để cho phép sản xuất số lượng lớn. Nếu không vượt qua bước này, mọi việc sẽ phải thực hiện từ đầu.
Những hãng giày lớn và có thương hiệu uy tín trên thế giới đều có những tiêu chuẩn chọn lựa đối tác vô cùng chặt chẽ, cũng như vậy đối với các đối tác về gia công sản xuất. Chỉ có những nhà máy đáp ứng được hàng loạt các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật mới được chọn làm nơi gia công của hãng. Tiêu chuẩn này sẽ có sự khác biệt nhất định theo yêu cầu của từng hãng giày, nhưng nhìn chung các yếu tố lựa chọn liên quan đến: uy tín của nhà máy, máy móc và trang thiết bị hiện đại, công nhân tay nghề cao, hồ sơ năng lực và lịch sử gia công cho các hãng khác,…
Sau khi các nhà máy nhận được mẫu hàng chuẩn từ hãng yêu cầu, việc gia công và sản xuất chỉ được tiến hành khép kín trong phạm vi cho phép của nhà máy mà hãng đã chỉ định. Tất cả các nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất như: da, đế, vải, chỉ may,… đều được kiểm định bởi chính hãng giày theo dạng tạm nhập tái xuất và dư thừa rất khiêm tốn (khoảng 1-3% cho mỗi đơn hàng). Mỗi bộ phận trong dây chuyền sản xuất sẽ đảm nhận việc thực hiện một công đoạn duy nhất để đảm bảo tính chuyên môn hóa.
1. Bộ phận cắt: Nhận hình mẫu và nguyên vật liệu được cung cấp, cắt theo hình mẫu theo một dây chuyền công nghệ
2. Bộ phận may: nhận bản vẽ may hoàn thiện, tiến hành may theo bản vẽ hình cắt của đôi giày và xỏ dây vào giày.
3. Bộ phận đế: tùy theo từng mẫu đế giày mà ở bước này sẽ thực hiện đúc đế hay nhập đế và dán từng lớp đế lại với nhau.
Cuối mỗi bộ phận này đều có chuyên viên kiểm tra chất lượng một cách chặt chẽ rồi mới chuyển sang bộ phận tiếp theo.
4. Lắp ráp sản phầm: Sau khi phần upper (phần trên của giày) và đế được hoàn thiện sẽ tiến hành lắp ráp tạo nên đôi giày hoàn chỉnh. Tại đây đôi giày sẽ được trải qua các công đoạn ép koe nhiệt ở đế giày và xử lý upper. Đối với những đôi lỗi ở công đoạn này tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng mà sẽ bị hủy hoặc tái chế.
5. Kiểm tra và đánh giá: Đôi giày đạt yêu cầu tiếp tục được chuyển qua quy trình kiểm tra qua môi trường thẩm thấu: Tác động chất hóa học, tác động môi trường,…Bước tiếp theo là ép tem và vệ sinh giày. Thành phầm cuối cùng sẽ được kiểm tra lần nữa trước khi đóng hộp và chuyển vào kho trung chuyển, sau đó chuyển tới tổng kho phân phối của hãng (kho xuất). Hãng sẽ có quy định chuyển hàng về kho đại diện của mình ở nước đặt trụ sở hoặc một số nước đại diện cho khu vực chính và sau đó tự tiến hành việc vận chuyển phân phối đến các đơn vị nhỏ hơn.
Quy trình sản xuất và phân phối trên chỉ cho bạn thấy một đôi giày chính hãng có được chất lượng hoàn hảo bởi nó luôn được kiểm tra chi tiết và kĩ lưỡng từng công đoạn, từng bộ phận nhỏ nhất. Điều này phần nào giải thích lý do những đôi giày chính hãng luôn có một mức giá khá cao, đem lại những giá trị tuyệt vời nhất cho những tín đồ trung thành sử dụng và ủng hộ nhãn hàng.
Nguồn : eiindustrial.com