Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Xuất khẩu giày dép tăng tại hầu hết các thị trường trong năm 2013
  • 24/01/2014

       Xuất khẩu của ngành da giày nước ta năm nào cũng đạt mức tăng trưởng cao. Dù chưa thể sánh với ngành dệt may, nhưng ngành da giày Việt Nam cũng đạt mức tăng khá. 

       Năm 2011, xuất khẩu da giày tăng 27,4% so với 2010, nhưng năm 2012 chỉ tăng 10,4% so với năm 2011. Năm 2013 tăng tới 15,8% so với 2012, đạt trên 8,4 tỷ USD, chiếm 6,36% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

     Riêng trong tháng 12/ 2013, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt trên 925,75 triệu USD, tăng 14,6% so với tháng 11/2013.

       Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại giày dép Việt Nam, năm 2013 kim ngạch đạt trên 2,63 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

     Thị trường lớn thứ 2 là thị trường Anh với 543,7 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường có kim ngạch đứng thứ 3 là Bỉ với trên 516,48 triệu USD, tăng 27,6%. Tiếp đến là thị trường Đức đạt trị giá 457,63 triệu USD; Nhật Bản đạt 389,3 triệu USD và Hà Lan đạt 360,19 triệu USD, với mức tăng tương ứng 14,3%; 18,6% và 3,6% so với năm 2012.

      Việt Nam xuất khẩu giày dép sang khoảng 50 thị trường trên thế giới, đa số các thị trường đều tăng trưởng kim ngạch so với năm 2012; trong đó kim ngạch tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: xuất sang Achentina (tăng 55,6%, đạt 41,88 triệu USD); Nga (tăng 45,3%, đạt 99,7 triệu USD); Thái Lan (tăng 45,4%, đạt 25,87 triệu USD); Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 41,7%, đạt 31,79 triệu USD); Malaysia (tăng 41,9%, đạt 36,38 triệu USD). Tuy nhiên, xuất khẩu giày dép sang thị trường Indonesia lại sụt giảm rất mạnh tới 86,7% so với cùng kỳ, chỉ đạt 2,35 triệu USD.

      Năm 2014, 2015 mục tiêu ngành da giày sẽ tiếp tục nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm, phấn đấu xuất khẩu đạt khoảng 9,2 tỷ USD, tăng khoảng 11% so với ước thực hiện năm 2013, năm 2015 tăng khoảng 12% so với năm 2014. 

      Nếu FTA với EU được ký kết, việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu từ 12,4% về 0% sẽ tạo cho ngành có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, nhất là mở rộng thị trường với ít rào cản nhất, trở thành xưởng sản xuất giày dép cao cấp chiến lược cho đối tác EU. Đây sẽ là tiền đề để Việt Nam có thể hội nhập tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị gia tăng ngành thời trang quốc tế...

     Một cơ hội nữa cũng đang mở ra trước mắt đối với ngành da giày Việt Nam, đó chính là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương  (TPP). Theo các chuyên gia kinh tế, nếu hiệp định này được thông qua, thuế nhập khẩu của giày dép Việt Nam vào các nước TPP, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ giảm từ 13% - 14% xuống 0%. Ðiều này mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào Hoa Kỳ, thị trường chiếm thị phần lớn trong số các thị trường nhập khẩu giày dép của Việt Nam.

      Mặc dù được dự báo khả quan, đơn hàng xuất khẩu sẽ gia tăng nhưng không thể không thấy những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước đối với các DN sản xuất và xuất khẩu da giày. Theo ông Đào Trần Nhân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, Mỹ là thị trường rất khắt khe, luôn đặt ra những yêu cầu rất cao về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, do đó, thị trường này vẫn ẩn chứa nhiều thách thức đối với các DN Việt Nam. Để chinh phục thị trường Hoa Kỳ, các DN ngành da giày Việt Nam phải chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường khó tính này. 

     Theo các chuyên gia trong ngành, việc các Hiệp định thương mại được ký kết sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho DN Việt song cũng bao hàm cả những thách thức không nhỏ. Nhận định của TS Lê Đăng Doanh: "TPP cũng là cơ hội lớn như thúc đẩy xuất khẩu, thu hút FDI mạnh hơn… nhưng cũng là thách thức rất lớn cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam”. Đặc biệt, việc chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ trở thành rào cản lớn khi tham gia sân chơi này. Hiện, tỷ lệ nội địa hóa mới chỉ chiếm 40 - 45% (chủ yếu là đế giày và chỉ khâu giày) trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu.

   Dưới đây là các số liệu xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2013, ĐVT: USD

 

Thị trường

T12/2013

T12/2013 so với T11/2013 (%)

Cả năm 2013

Năm 2013 so với năm 2012 (%)

 


Tổng kim ngạch

 

 

  925.758.789

 

 

  +14,6

 

 

8.409.587.745

 

 

+15,8

Hoa Kỳ

278.265.813

+25,2

2.630.979.041

+17,3

Anh

46.936.823

-8,4

543.696.818

+8,5

Bỉ

60.534.142

+10,5

516.482.671

+27,6

Đức

68.877.675

+35,5

457.627.404

+14,3

Nhật Bản

39.589.272

+5,9

389.300.798

+18,6

Hà Lan

44.259.523

+51,7

360.191.499

+3,6

Trung Quốc

28.597.895

+7,4

355.107.282

+18,1

Tây Ban Nha

36.136.820

+25,4

297.833.910

+27,0

Braxin

34.070.756

+8,0

296.424.771

+18,9

Italy

32.606.618

+13,4

240.569.595

+6,6

Hàn Quốc

25.987.354

+53,8

231.326.291

+26,7

Mexico

18.114.093

-11,4

228.700.555

+7,5

Pháp

26.236.190

-1,0

228.653.955

-3,9

Canada

19.903.430

+15,1

161.030.587

+20,6

Panama

9.400.308

-3,4

123.614.722

-3,4

Australia

10.115.480

-20,3

108.897.968

+14,5

Hồng kông

10.433.304

-20,8

106.763.089

+21,6

Nga

10.199.290

-13,3

99.696.358

+45,3

Slovakia

9.790.741

+3,2

85.877.016

+24,8

Nam Phi

7.321.901

+11,5

81.319.829

+18,7

Chi Lê

6.973.544

-33,2

78.333.977

+20,7

Đài Loan

9.767.417

+26,9

76.333.291

+14,3

UAE

7.278.222

-13,4

59.503.958

+31,2

Áo

8.341.545

+40,1

56.007.983

-1,3

Thụy Điển

9.006.896

+66,6

55.111.272

+2,6

Achentina

1.437.549

-59,6

41.882.947

+55,6

Malaysia

4.497.135

-14,5

36.383.167

+41,9

Séc

4.901.191

-28,2

33.471.336

-3,2

Singapore

4.624.027

+81,5

33.285.301

+28,5

Thổ Nhĩ Kỳ

3.508.556

-54,3

31.788.600

+41,7

Ấn Độ

2.617.873

+26,5

30.628.749

+17,4

Đan Mạch

4.267.065

+95,3

28.648.187

-0,2

Thái Lan

2.958.289

+26,7

25.875.718

+45,4

Thụy Sỹ

3.417.382

+30,3

24.388.451

-11,3

Philippine

2.707.005

-6,0

22.722.252

+12,3

Na Uy

2.052.481

+57,4

18.944.754

+11,9

Hy Lạp

3.460.070

+66,5

18.632.325

+7,6

Ixraen

2.197.478

-11,1

18.415.115

+36,4

New Zealand

1.386.824

-30,3

18.087.269

+6,8

Ba Lan

2.193.575

 +09,9

12.758.149

-17,1

Ucraina

452.497

-55,7

6.648.601

-4,3

Phần Lan

518.772

-3,4

4.194.445

+3,7

Indonesia

2.113.052

+8,4

2.353.905

-86,7

Bồ Đào Nha

605.719

+368,4

1.648.571

+1,5

Lefaso.org.vn


Tin tức liên quan