Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Zimbabuê đặt thuế da sống
  • 06/01/2014
Báo cáo ban đầu của chúng tôi về Zimbabuê hôm 6/12, chính phủ đã tăng cường các biện pháp để ngăn chặn việc xuất khẩu da sống, với mức thuế xuất khẩu 0,75 USD/kg da sống nhằm thúc đẩy giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp da.

Trong 10 năm qua, ngành da đã không thu hút da thô để sản xuất, dẫn đến nhiều loại da sống được xuất khẩu từ Zimbabuê dưới dạng thô.

Chỉ tính riêng trong năm 2011, 5.440 tấn da thô bao gồm da cá sấu với trị giá 28 triệu USD được xuất khẩu.

Trong cùng năm đó, tổng cộng 2,2 triệu đôi giày dép được sản xuất, trong khi đó 4 triệu đôi là giày tổng hợp giá rẻ được nhập khẩu, dẫn đến Zimbabuê nhập khẩu ròng giày dép.

Bộ trưởng tài chính và phát triển kinh tế, ông Patrick Chinamasa trong bài thuyết trình về Ngân sách nhà nước năm 2014 vào tuần trước cho biết, sự ra đời của thuế xuất khẩu sẽ giúp phục hồi ngành, hoạt động ít nhất 50% công suất. “Ngành công nghiệp da hiện tại hoạt động trong khoảng từ 25-40% công suất, do thiếu nguồn cung nguyên liệu thô, kể từ khi các thương nhân da thuộc thích xuất khẩu da sống dưới dạng thô. Tôi đề nghị đánh thuế xuất khẩu da sống 0,75 USD/kg, để khuyến khích giá trị gia tăng”, ông cho biết.

Động thái này của Chính phủ sẽ hỗ trợ chiến lược phát triển ngành da Zimbabuê, đã được đưa ra vào tháng 6 và dự kiến sẽ giúp ngành da của nước này sôi động và cạnh tranh quốc tế.

Chiến lược này nhằm cải thiện ngành da Zimbabuê và tạo ra 116 triệu USD doanh thu vào năm 2017 so với 82 triệu USD năm 2011 và lợi nhuận vào năm 2017.

Mục tiêu chính của chiến lược là chuyển đổi chuỗi giá trị da Zimbabuê từ sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm chế biến để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng như giày dép da thành phẩm và hàng may mặc khác.

Trong tháng 10, Bộ trưởng công nghiệp và thương mại, ông Mike Bimha cho biết, chính phủ sẽ áp dụng một cụm tiếp cận giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp sản xuất, trong một nỗ lực để làm sống lại những khu vực mà hầu hết bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của ngành.

“Các lĩnh vực đã được ưu tiên bao gồm da thuộc và các sản phẩm liên quan, quần áo và dệt may và dược phẩm sản xuất”, ông cho biết.

Ngành chế tạo liên quan tới ngành công nghiệp da giảm, đạt mức đỉnh điểm năm 2011 với công suất sử dụng trung bình 57,2%, nhưng giảm 44,9% năm 2012 và tiếp tục giảm xuống còn 39,6% trong năm 2013.

Lefaso.org.vn


Tin tức liên quan