Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Xuất khẩu hàng may mặc và giày dép Campuchia 11 tháng đầu năm 2013 tăng
  • 31/12/2013
Hai nhà nhập khẩu hàng dệt may và giày dép lớn nhất Campuchia là Mỹ và châu Âu, cả hai đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của Mỹ tăng 9%, lên 1,96 tỉ USD, trong khi đó xuất khẩu châu Âu tăng 33%, lên 1,81 tỉ USD tính đến tháng 11.

Kim ngạch xuất khẩu giữa các nước còn lại, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, tăng 31% trong 11 tháng đầu năm 2013 so với năm 2012.

Sự gia tăng đáng ngạc nhiên về trị giá, mặc dù những tháng này công nhân may mặc đình công, các nhà sản xuất giảm hoặc tạm ngừng sản xuất hoàn toàn, và bế tắc chính trị hiện nay của Anh trong cuộc bình chọn tranh chấp vào ngày 28/7.

Cuộc biểu tình tại nhà máy SL Garment Processing Phnom Penh (Campuchia) về tiền lương, trong số những vấn đề khác, bắt đầu vào 12/8, kết thúc vào 4/12 và báo cáo chi phí công ty là 15 triệu USD sau khi thương hiệu quốc tế H&M và Gap giảm các đơn đặt hàng của họ và nhà sản xuất quần jean Levi’s cắt mối quan hệ hoàn toàn với các nhà máy. Một người ngoài cuộc đã bị giết chết trong một ngày bạo lực các cuộc biểu tình vào ngày 12/11.

Đầu tuần này (tuần từ 23-27/12/2013), hàng ngàn công nhân nhà máy may mặc từ khắp các nơi ở nước này nghỉ việc, sau khi Bộ lao động quyết định nâng mức lương tối thiểu thêm 15 USD trong năm 2014, chứ không phải là tăng 80 USD như họ yêu cầu.

Không kể tháng 12, GMAC đã ghi nhận 131 cuộc đình công trong năm 2013, cao nhất kể từ khi bắt đầu thu thập số liệu 10 năm trước đây.

“Khi hạn ngạch đến, chúng tôi (GMAC) đang thảo luận và xem xét việc chấp nhận những đơn đặt hàng mới từ những khách mua hàng”, ông cho biết. “Chúng tôi lo ngại rằng, nếu các vấn đề không được giải quyết sớm, chúng tôi có thể nói với người mua chuyển các đơn đặt hàng sang các nước khác. Chúng tôi có thể chấp nhận một số các đơn đặt hàng, nhưng sẽ chỉ là những hợp đồng ngắn hạn”.

“Chúng tôi không thể đủ khả năng trả tiền khi chúng tôi không thể sản xuất theo thời hạn”, ông cho biết thêm. Ath Thorn, chủ tịch Liên minh của Liên hợp dân chủ công nhân may mặc Campuchia và người đứng đầu Liên đoàn lao động Campuchia, bác bỏ ý kiến Khemara và cho biết rằng “chắc chắn họ sẽ không chuyển các đơn đặt hàng của họ”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đình công cho đến khi có một giải pháp. Chúng tôi không thể sống 95 USD/tháng” ông cho biết khi đề cập đến mức lương mới mà chính phủ thiết lập vào hôm thứ ba (24/12).

 Lefaso.org.vn


Tin tức liên quan