Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Lịch sử về đôi giày
  • 29/07/2013

Có nhiều bằng chứng cho thấy, phát minh ra giày dép là một trong những phát minh đầu tiên của loài người. Trong những lần săn bắt hay di chuyển tìm nơi chú ẩn, tổ tiên chúng ta phải tìm cách bảo vệ bàn chân khỏi những địa hình lởm chởm, ghồ ghề đá và cát nóng.


Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh được rằng con người sớm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ bàn chân. Những tài liệu về người Ai Cập, Trung Quốc và các nền văn mình cổ khác đều có đề cập đến giày. Giày cũng được đề cập nhiều trong Kinh Thánh, và người Do Thái hay sử dụng giày trong một vài trường hợp đặc biệt liên quan đến pháp lý hoặc giao dịch mua bán.

 

Giày thường hay xuất hiện trong văn hóa dân gian của nhiều dân tộc khác nhau. Ngay cả ngày nay giày vẫn xuất hiện trong những câu truyện mà chúng ta hay đọc được. Những câu truyện tuyệt vời về Đôi giày bảy dặm, Đôi dép có cánh của Mercury, Chú Mèo đi hia, Lọ Lem và nhiều câu truyện khác đều là những câu truyện cổ tích đôi khi chúng ta lãng quên nhưng trẻ con thì lại rất yêu thích. Tục ném giày sau khi cưới là một trong nhiều những tục lệ mà ở đó giày được sử dụng như một  vật mang lại may mắn.

Ban đầu, giày chỉ đơn giản là miếng cỏ bện lại hoặc miếng da sống được gắn vào chân. Trong những di tích của người Ai Cập cổ xưa, một số loại giày dép được bện từ lá cói, trang trí rất nghệ thuật và đẹp mắt. Trong các bản ghi chép cho thấy việc làm dép đã trở thành một môn nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử của nước này.

 

Dép quai hậu vẫn là loại được sử dụng nhiều ở các nước có khí hậu ấm áp. Hình dáng và cách trang trí chịu sự ảnh hưởng của môi trường và thẩm mỹ của mọi người. Ở một số quốc gia, dép quai hậu chỉ đơn giản là để đi giống như mục đích ra đời ban đầu của nó, trong khi đó, với nhiều nước khác, người ta lại chú tâm vào việc sáng tạo hình dáng và trang trí để phục vụ cho những người có thẩm mỹ cao và giàu có.

 

Đối với người Nhật Bản, hình dáng đôi dép thể hiện địa vị xã hội của người mang nó. Có sự khác biệt lớn giữa những người trong hoàng gia, những thương nhân và nghệ sĩ, thực tế là sự phân biệt thể hiện rõ nét trong nghề nghiệp.


Người Hi Lạp chú trọng đến thiết kế và thẩm mỹ, trong khi đó, người La Mã lại phát minh ra loại dép dã chiến giúp cho quân đoàn của họ đi chinh chiến khắp nơi trên thế giới. Vào kỷ nguyên của các đế chế giàu có hơn về sau, dép quai lại được chú trọng đến tính thẩm mỹ, thường được trang trí kèm với vàng và đá quý.

 

Giày Moca dùng ở những nước có khí hậu lạnh. Đặc trưng của loại giày này là các đường may nhăn tạo thành rãnh nhỏ phía mũi giày, phần còn lại ôm lấy mắt cá chân. Kiểu may đặc biệt này cũng xuất hiện trên giày dép của người dân ở những xứ lạnh như người Mỹ da đỏ, người Eskimo…

Giày dép luôn giữ một vị trí quan trọng trong trang phục. Cho đến những năm gần đây, vẫn có rất nhiều loại giày được thiết kế để dùng cho những sự kiện đặc biệt. Trong số đó, có những đôi được thiết kế và trang trí rất cầu kỳ, nhấn mạnh tầm quan trọng và sự khác biệt so với trang phục chính của người mang nó.


Cả một giai đoạn phát triển này cho thấy người ta không mấy quan tâm đến chất lượng và tính tiện ích một đôi giày. Khi những người cầm quyền kiểm soát nghề thủ công ở Châu Âu, họ quan tâm nhiều hơn đến sự hoàn hảo của tay nghề và phong cách mà quên mất khía cạnh bảo vệ và sự thoải mái.


Trong các loại giày kỳ quặc, có kiểu giày Crackow, là loại giày mũi rất nhọn và dài, rất khó đi nếu không muốn nói là không thể đi, và các nhà luật pháp đã phải ra lệnh cấm phát triển nó. Tiếp theo là giày Mũi vịt trong thời kỳ Elizabeth và các nhà luật pháp cũng đã phải quy định chiều rộng tối đa của mũi giày là 51/2 inches. Những nhà sáng tạo vẫn tiếp tục thừa kế và phát huy những mẫu giày kỳ quặc này.

Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ 19, hầu hết giày dép được sản xuất là các loại đế bằng và thẳng, chẳng có sự khác biệt nào giữa chiếc trái và chiếc phải. Phá vỡ truyền thống để tạo ra một loại mới không phải là đơn giản. Có tới hai lớp cho một chiếc giày, một lớp đế nền để tạo ra một chiếc giày “siêu mỏng”, còn một miếng làm từ da được người thợ giày đặt lên phía mũi để tạo ra một khoảng trống cần thiết cho chân nếu muốn chiếc giày trông đầy đặn và chắc chắn hơn.

 

Cho đến năm 1850, người ta mới sản xuất giày bằng các dụng cụ cầm tay như đã được sử dụng ở Ai Cập vào thế kỷ 14 trước Công nguyên. Chiếc dùi uốn cong, cái đục giống như con dao và dao cạo là một phần dụng của của thợ làm giày, các dụng cụ này đã được tạo ra từ 33 thế kỷ về trước, thời này chỉ thêm vào một số dụng cụ như: kìm, búa, giấy ráp, kê đá để hoàn thiện phần cạnh và phần đế.

 

Người ta đã rất cố gắng chế tạo và phát triển máy sản xuất giày. Và tất cả đều thất bại cho tới khi những người làm giày ở nước Mỹ thành công trong việc phát minh ra chiếc máy làm giày đầu tiên.


Vào năm 1845 chiếc máy đầu tiên được đưa vào sử dụng, đó là máy cán dùng để thay thế cho búa và kê bằng đá – những dụng cụ được người thợ thủ công sử dụng để cán mỏng da, một phương pháp dùng để tăng độ bền bằng cách nén sợi. Tiếp theo sau vào năm 1846, Elias Howe đã phát minh ra máy may. Phát minh này đã làm bùng nổ hoạt động nghiên cứu và phát triển hơn bao giờ hết. Ngày nay, chỉ có duy nhất ngành sản xuất giày, hoạt động sản xuất bằng máy vẫn không thể thay thế được sản xuất thủ công.

 

Vào năm 1858, Lyman R. Blake – thợ làm giày đã sáng chế ra chiếc máy may từ đế cho tới mũi giày. Sau đó, Gordon McKay đã mua lại bằng sáng chế của Lyman R. Blake và phát triển nó. Những đôi giày được làm từ cỗ máy này được đặt tên là “McKays”. Trong thời kỳ diễn ra nội chiến, nhiều thợ làm giày bị triệu tập vào quân đội khiến cho cả giày cho quân đội và cho dân thường đều bị khan hiếm trầm trọng. Máy sản xuất giày Mckay được sử dụng triệt để để giảm thiệu sự thiếu hụt này.

 

Ngay cả khi McKay đã hoàn thiện cỗ máy này, thì ông vẫn nhận thấy rằng rất khó để có thể bán được chúng. Tuy nhiên, ông đã nghĩ ra được kế hoạch mới khi chuẩn bị phải bỏ cuộc vì đã tiêu hết số tiền dành dụm được. Ông tìm đến những người  thợ làm giày – những người đã cười vào ý tưởng làm giày bằng máy nhưng đồng thời cũng là những người rất cần tăng năng suất sản xuất. Ông đã nói với họ rằng ông muốn đưa máy vào xưởng sản xuất của họ và bù lại họ sẽ trả cho ông một phần giá trị tăng thêm của mỗi đôi giày mà cỗ máy đem lại.

 

McKay issued "Royalty Stamps", representing the payments made on the machine-made shoes. MacKay đã phát hành “Tem bản quyền” để đại diện cho việc thanh toán trên những đôi giày làm từ máy. Phương pháp giới thiệu các cỗ máy này dần dần được chấp nhận trong ngành công nghiệp. Có hai lý do quan trọng để tạo nên sự thành công này. Đầu tiên là những người thợ làm giày được sử dụng máy móc mà không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn. Nghĩa là những người thợ làm giày không phải đầu tư cũng như phát triển những cỗ máy mà giúp họ sản xuất ra được những đôi giày mang phong cách mới rất phổ biến. Thứ hai, điều này phát triển một loại dịch vụ có giá trị lớn trong ngành công nghiệp sản xuất giày và cả các ngành công nghiệp khác. Dịch vụ đặc sắc này đã phát triển trong ngành giày rất lâu trước khi nó được phổ biến sang các ngành công nghiệp khác.

 

McKay nhanh chóng nhận ra rằng, để đảm bảo thanh toán cho việc sử dụng các cỗ máy đó thì cần phải giữ cho chúng hoạt động liên tục. Một cỗ máy không hoạt động sẽ không mang lại tiền cho McKay. Vì vậy ông đã sản xuất ra các bộ phận thay thế, sau đó tổ chức và đào tạo một nhóm chuyên gia rồi cử họ đi khắp nơi để thay thế, sửa chữa những cỗ máy bị hỏng hóc.


Vào năm 1875, cỗ máy mà về sau được gọi là Máy may Goodyear có thể sản xuất ra nhiều loại giày khác nhau đã được phát minh. Nó được sử dụng để làm cả loại giày không đế và giày có đế. Những cỗ máy này rất phát triển dưới sự điều hành của Charles Goodyear, Jr – con trai của nhà sáng chế nổi tiếng – người sáng chế ra quá trình lưu hóa cao su.


Theo sau McKay và Goodyear, nhiều loại máy móc phụ trợ đã ra đời và liên kết với nhau. Sự nghiên cứu phát triển rầm rộ hơn bao giờ hết. Để hoàn thiện cỗ máy làm giày đòi hỏi một khoản tiền lớn, có thể lên tới cả triệu đô la và cả sự kiên nhẫn và nỗ lực không mệt mỏi. Các nhà sáng chế luôn tìm cách máy móc hóa các hoạt động thủ công mà dường như không cỗ máy nào có thể làm được.

Chúng ta đã có một bước tiến dài từ thời sử dụng gọng kìm – một sự kết hợp đơn giản giữa kẹp và đòn bảy. Trong nhiều thế kỷ, đây là dụng cụ duy nhất của người thợ giày thủ công dùng để tạo dáng cho chiếc dày, với sự hỗ trợ duy nhất của những ngón tay và đinh. Khoảng hơn một thế kỷ trước, một người cố gắng hết sức cũng chỉ làm ra được vài đôi một ngày dài. Ngày nay, với máy Goodyear Welt, có thể sản xuất ra 1.200 đôi chỉ trong 8 giờ làm việc.

 

Nguồn: "How American Shoes are Made"

Tin tức liên quan