Paola là một người thợ thủ công giày dạn kinh nghiệm tại xưởng làm giày dép của Louis Vuitton được đóng tại Fiesso d'Artico, một thị trấn nhỏ của tỉnh Venice. Cô được xem là một trong những người thợ gắn bó lâu năm nhất với thương hiệu xa xỉ của nước Ý thế nhưng khi xem show diễn thu đông 2012 của Louis Vuitton được phát sóng trực tiếp vào hồi tháng 3 năm ngoái cô vẫn không thể kìm được nước mắt. Paola xúc động không phải bởi sự xuất hiện cá tính của Kate Moss cũng không phải quy mô hoành tráng của show diễn được tổ chức lại lâu đài Grand Palais mà bởi vì cô được ngắm nhìn những đôi giày tuyệt đẹp do chính đôi tay của mình và cộng sự tạo ra dưới đôi chân của 50 người mẫu trình diễn. Đó là những kiểu giày mang phong cách Mary Janes cổ điển mà đội ngũ của Paola được giao nhiệm vụ phải dốc sức hoàn thành trong vòng 3 tuần trước khi show diễn diễn ra.
Những đôi giày trong show diễn thu đông 2012 của Louis Vuitton được làm hoàn toàn bằng tay trong vòng 3 tuần trước khi show diễn diễn ra
Để có những tác phẩm hoàn hảo trên sân khấu, Paola và đội ngũ nhỏ của mình phải đánh bóng mỗi đôi giày bằng tay, cẩn thận sơn những lớp màu căng nét và sau đó đánh bóng chúng một lần nữa. Mỗi đoạn mất khoảng một giờ để hoàn thành, chưa kể đến thời gian là khuôn giày đã phải mất hơn 150 công đoạn tách biệt trước khi chuyển đến đội ngũ của Paola. Sau những ngày tháng làm việc cần cù và tâm huyết đến giây phút được ngắm thành quả của mình trên đôi chân của những người mẫu Edie Campbell và Cara Delevingne, cô đã không thể kìm được nước mắt trong nỗi vui mừng và tự hào.
Đội ngũ thợ làm giày của Louis Vuitton chủ yếu là những người có tay nghề cao và theo nghiệp 'cha truyền con nối'
Paola là một trong rất nhiều thợ thủ công tại Fiesso người có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp giày dép. Với hầu hết thợ làm giày thì đây là công việc 'cha truyền con nối' qua nhiều thế hệ. Năm 1997, Louis Vuitton cho ra đời một xưởng sản xuất giày quy mô nhỏ được xây dựng với đội ngũ thợ thủ công có tay nghề cao để tạo nên một nhà máy có cấu trúc hoàn toàn mới. Đây cũng là năm mà Marc Jacobs trở thành giám đốc sáng tạo của thương hiệu xa xỉ này và tập trung đưa Louis Vuitton từ một thương hiệu chuyên sản xuất hành lý trở thành một thương hiệu thời trang cao cấp. Khi Yves Carcelle (sau này trở thành chủ tịch của Louis Vuitton) hợp tác cùng Serge Alfandary (mới đây được bổ nhiệm làm giám đốc kinh doanh thời trang giày) mở một xưởng chế tạo giày dép đã thông báo rằng xưởng giày này sẽ đóng vai trọng quan trọng trong việc khuếch tán danh tiếng và giá trị của Louis Vuitton.
Với sự hỗ trợ ý tưởng từ nghệ sĩ người Bồ Đào Nha, Joana Vasconcelos, xưởng giày được ra đời với thiết kế vô cùng ấn tượng với biểu tượng bên ngoài khuôn viên nhà máy là một đôi giày khổng lồ được kết từ những khối kính và cốt thép không rỉ. Theo Serge Alfandary, một người theo học ngành kiến trúc sư nhưng lại cống hiến cả sự nghiệp cho ngành sản xuất giày thì việc đặt xưởng giày của Louis Vuitton tại cái nôi của ngành chế tạo giày xa xỉ vô cùng ý nghĩa và đây cũng là thương hiệu đầu tiên mở riêng cho mình một xưởng giày chuyên biệt bên cạnh những nhà thiết kế nhỏ lẻ như Rick Owens và Vanessa Bruno giữa thành phố Vinice xinh đẹp.
Khuôn viên phía trước nhà máy giày của Louis Vuitton
Với mô hình giày khổng lồ rất ấn tượng
Tòa nhà của Louis Vuitton chính là một kế hoạch chi tiết cho sự bền vững của xã hội và môi trường. Nó có rất nhiều tấm pin chạy bằng năng lượng mặt trời đủ để làm nóng 56% lượng nước trong nhà máy và một chiếc máy bơm nhiệt địa cho lượng nước còn lại. Nước mưa được thu lại và tái chế, tất cả mọi nơi trong khu sản xuất đều tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Tòa nhà chính được chia thành 4 xưởng riêng biệt, mỗi xưởng lại được phân chia thành những khu chế tạo các dòng giày khác nhau như giày cho phụ nữ thanh lịch, giày da đanh, giày loafer, giày da cổ điển...
Nhà máy sản xuất giày được chia thành 4 khu riêng biệt. Mỗi khu lại được chuyên môn hóa từng công đoạn
Đội ngũ thợ thủ công của Louis Vuitton là những người thợ thủ công rất lành nghề và làm việc với thái độ nghiêm túc
Kho chứa vải da để chế tạo giày
Những người thợ giày của Louis Vuitton là những công nhân rất siêng năng và luôn tuân thủ quy định giờ giấc làm việc của nhà máy. Đội ngũ bao gồm 620 thợ thủ công luôn đến công xưởng vào lúc 8h30 sáng và kết thúc công việc lúc 5h30 chiều. Mỗi ngày làm việc đều có một khoảng thời gian nghỉ trưa vào lúc 12h15. Khi có chuông reo báo hiệu, toàn bộ thợ thủ công trong những chiếc tạp dề màu nâu sẽ gác lại dụng cụ và di chuyển đến căn phòng ăn màu trắng tại tầng trệt, thưởng thức bữa trưa và một ly cà phê ngọt ngào trước khi quay trở lại công việc một giờ sau đó.
Louis Vuitton trang bị máy móc hiện đại phục vụ cho các quy trình sản xuất
Các công đoạn chế tạo giày được chuyên môn hóa rất khoa học
Các công thức 'đo ni đóng giày' được thực hiện cẩn thận đến từng milimet nhằm đem đến cảm giác thoải mái nhất cho người sử dụng
Song song với công việc sản xuất, Louis Vuitton cũng thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo tay nghề cho những người thợ mới vào nghề và giảng viên của các buổi đào tạo này là những người thợ có kinh nghiệm 30-40 năm. Khi nhìn thấy khách tham quan dạo quanh xưởng giày, một vài thợ thủ công ở đây vui vẻ chỉ cho tôi công việc mà họ đang làm như muốn gây ấn tượng về tay nghề thuần thục của họ. Không gian làm việc vô cùng nghiêm túc và tập trung với những đôi tay thoăn thoắt cắt vải da, đóng đế giày, tỉ mẩn trên từng chi tiết nhỏ nhất nhằm đem đến cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng khi bước đi trên đôi giày của họ.
Có lẽ không gian hấp dẫn nhất trong xưởng giày của Louis Vuitton chính là phòng Thí nghiệm chất lượng, một căn phòng được miêu tả là căn phòng 'tra tấn' những đôi giày. Đó là một không gian màu trắng tinh với những thiết bị máy móc được thiết kế để kiểm tra chất lượng một đôi giày đã hoàn thành các khâu. Chiếc máy này sẽ kiểm tra chất lượng mài mòn, độ bám của đế, độ bóng của bề mặt chất liệu giày. Ngoài ra, chiếc máy này còn kiểm tra độ chắc chắn của đế nhằm đem đến cảm giác thoải mái khi đi cho người sử dụng. Sau mọi công đoạn kiểm tra chặt chẽ, cuối cùng một đôi giày Louis Vuitton cũng được đóng gói và và chuyến tới những cửa hàng thời trang trên khắp thế giới từ Tokyo cho tới Sao Paulo.
Sau khi một đôi giày được hoàn thiện, các chuyên gia hàng đầu sẽ kiểm tra lại một lần nữa để có một sản phẩm hoàn hảo tới tay khách hàng
Giám đốc điều hành Yves Carcelle từng phát biểu “Nghịch lý của chúng tôi là làm thế nào để tăng trưởng mà không làm phai nhạt hình ảnh” và ngành kinh doanh giày dép là một trong những chiến lược mà Louis Vuitton luôn chú trọng đầu tư. Việc xây dựng một nhà máy sản xuất giày dép quy tụ những công nghệ, máy móc hiện đại cùng đội ngũ tay nghề cao là một 'bước tiến' rất thành công của Louis Vuitton để 'bành trướng' trong ngành công nghiệp thời trang thế giới.
Sưu tầm.