Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm đang "liêu xiêu" trong dịch Covid-19, khi dự kiến số đơn hàng trong 2 tháng tới của dệt may sẽ bị giảm khoảng 70% trong khi ngay tuần tới, ngành gỗ sẽ phải cắt giảm 70% công suất.
Điện tử - ngành xuất khẩu hàng chục tỉ USD đang gặp khó khăn
Bộ Công thương vừa cập nhật tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó, ngành dệt may dự kiến số đơn hàng trong 2 tháng tới sẽ bị giảm khoảng 70%; các đơn hàng dài hạn, đơn hàng mới của ngành điện - điện tử trong thời gian tới “sẽ rất ít”, trong khi ngay tuần tới, ngành gỗ sẽ phải cắt giảm 70% công suất.
Điều đáng nói, đây đều là những ngành trọng điểm, chiếm tỷ trọng và giá trị rất lớn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Đáng ngại hơn, tỷ lệ lao động trong những ngành này rất lớn và đa số là lao động ở khu vực nông thôn nên bài toán đặt ra với an sinh xã hội sẽ càng lớn.
Theo thông tin từ Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ các tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ, một phần là nhờ các đơn hàng của năm 2019 còn lại. Tuy nhiên, có thể từ 3 - 6 tháng tới, giá trị xuất khẩu chung sẽ giảm đáng kể bởi tác động của dịch Covid-19, do một số mặt hàng xuất khẩu có sự biến động mạnh.
Nếu tình hình không được cải thiện, sau 1 - 2 tuần tới, doanh nghiệp ngành gỗ dự kiến sẽ phải cắt giảm 70% công suất, chỉ duy trì chế độ làm luân phiên. “Sau khoảng 3 - 4 tuần tới, hầu hết các doanh nghiệp sẽ ngừng hẳn sản xuất theo các đơn hàng xuất khẩu. Một số doanh nghiệp sản xuất để tiêu thụ nội địa chỉ có thể sản xuất cầm chừng, khoảng 10 - 15% công suất nhà máy”, hiệp hội này lo ngại.
Ngành da giày - dệt may cũng không sáng sủa hơn. Theo ước tính của Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài tại Mỹ và châu Âu, gần như 100% các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Dự kiến số lượng đơn hàng trong tháng 4, tháng 5 của 2 ngành sẽ bị giảm khoảng 70%. Các đơn hàng mới từ tháng 6 trở đi sẽ chưa được đàm phán và khả năng phục hồi đến cuối năm 2020 sẽ rất chậm.
Cần phải nói thêm rằng, các ngành dệt may, da giày là khối công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu kịch bản trên xảy ra thì có thể sẽ tác động đến hơn 3/4 số lao động trong hơn 3 triệu lao động trực tiếp.
Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều "ông lớn" của ngành dệt may đã chuyển hướng vào thị trường nội địa, song cũng gặp nhiều vướng mắc vì đa số doanh nghiệp Việt Nam gia công xuất khẩu cho các thương hiệu nước ngoài. Do đó, các mẫu mã, nguyên liệu sử dụng nhằm đáp ứng thị hiếu của nước ngoài, không phải cho thị trường trong nước. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng đang giảm sút do các biện pháp phòng dịch cũng như tâm lý giảm chi tiêu những mặt hàng không thiết yếu.
Theo Cục Công nghiệp của Bộ Công thương, Samsung Việt Nam dự kiến giảm mục tiêu xuất khẩu năm nay lên đến gần 6 tỉ USD (còn khoảng 45,5 tỉ USD trong năm 2020 so với 51,38 tỉ USD năm 2019).
Tương tự, công nghiệp ô tô cũng đang bước vào những ngày khốn khó. Chia sẻ với Thanh Niên sáng nay, 1.4, đại diện Tập đoàn Thành Công - một trong số ít những doanh nghiệp ô tô nội địa lớn, đã quyết định tạm đóng cửa nhà máy. Trước đó, Ford Việt Nam đã làm điều tương tự với nhà máy tại tỉnh Hải Dương, Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam cũng tương tự.
Báo cáo của Bộ Công thương ghi rõ: “Trong quý 1/2020, các ngành sản xuất ô tô, sản xuất kim loại và sản xuất
Nguồn : Sưu tầm