- Ngành da Mỹ lo ngại về thuế quan
-
14/08/2018
Các nhà chế biến da Mỹ lo ngại tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, do ngành công nghiệp phần lớn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Điều này phụ thuộc vào việc liệu Mỹ có áp đặt thuế quan đối với nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc có trị giá 200 tỉ USD hay không. Điều này còn có thể dẫn đến việc Trung Quốc trả đũa với mức thuế quan từ 5% đến 25% đối với da sống da muối và da xanh ướt nhập khẩu từ nước này. Sản phẩm da sống và da không nằm trong mục tiêu thuế quan mới Trung Quốc công bố nhưng có thể trong vòng thuế tiếp theo. Do nguyên liệu là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thịt, có thể sẽ bị ảnh hưởng, khi Trung Quốc cho biết sẽ tăng thuế quan đối với thịt lợn và bò nhập khẩu thêm 25%. “Thuế quan không bao giờ là sự lựa chọn tốt đối với bất kỳ ngành công nghiệp nào, người xuất khẩu có thể mất thị phần thị trường hoặc người nhập khẩu phải thanh toán nhiều hơn đối với nguyên liệu và nguy cơ mất cơ hội kinh doanh”, Stephen Sothmann, chủ tịch Hiệp hội da sống và da Mỹ cho biết. “Mậu dịch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực da sống, da và sản phẩm da tương đối lớn, việc tăng thuế đối với ngành này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp 2 nước”, ông cho biết. Mỹ là một trong những nhà cung cấp da sống và da hàng đầu cho ngành công nghiệp sản xuất da toàn cầu. Các nhà sản xuất thường xuất khẩu hơn 90% trong tổng sản lượng sản phẩm này của Mỹ, Hiệp hội cho biết. Trung Quốc là nước sản xuất da và hàng hóa da lớn nhất thế giới và là thị trường lớn nhất đối với da sống và sản phẩm da của Mỹ. Trung Quốc là nước nhập khẩu da gia súc lớn nhất đạt hơn 871 triệu USD trong năm 2017, với hơn 50% da gia súc xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm. “Tổng cộng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này đạt hơn 1 tỉ USD năm 2017. Đây là thị trường ổn định đối với sản phẩm của chúng tôi, nhập khẩu khoảng 1 tỉ USD mỗi năm”, Sothmann cho biết. Các bang chủ yếu tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuế quan tiềm năng đối với da sống và da nhập khẩu có ngành công nghiệp thịt lớn. Đó là khu vực Trung tây Plains của nước này như Nebraska, Colorado và Texas. Ngành công nghiệp phát triển mạnh đang phải đối mặt với thách thức từ tiêu thụ da toàn cầu chậm lại kể từ năm 2015. Một số yếu tố như giảm sử dụng da trong ngành giày dép toàn cầu, đẩy nhu cầu da giảm, Hiệp hội cho biết. Mức thuế tiềm năng đặt ngành công nghiệp Mỹ vào thế cạnh tranh bất lợi khi “đối thủ cạnh tranh dữ dội” hoàn thiện các hiệp định thương mại tự do, Sothmann cho biết. “Bất kỳ nhà sản xuất thịt bò thương mại lớn nào là đối thủ cạnh tranh của Mỹ trong da gia súc như Australia, Brazil và một số nước châu Âu”, ông cho biết. “Chúng tôi lo ngại về căng thẳng thuế quan. Chúng tôi khuyến khích cả hai chính phủ tiếp tục đàm phán để giải quyết tranh chấp này mà không cần căng thẳng thêm nữa”, ông cho biết. Nguồn: Lefaso.org.vn