Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam để tận dụng tiềm năng xuất khẩu lớn từ Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến ngành giày dép Việt Nam để khai thác các FTA. Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế. Theo Lee Young Man, chủ tịch Hiệp hội giày dép Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp giày dép từ Hàn Quốc đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam và dòng vốn đầu tư của họ vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh khi EVFTA được ký kết. Hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam, với gần 80% trong số các hoạt động của họ tại phía nam tỉnh Bình Dương, ông Lee cho biết.
Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội da, giày dép và túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, các nhà sản xuất giày dép Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế bởi một số hiệp định FTA.
Chẳng hạn, ông Kiệt cho biết, theo EVFTA, dự kiến sẽ được phê chuẩn trong năm nay, mức thuế 0% sẽ được áp dụng cho khoảng 50 loại sản phẩm giày dép sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu.
Thuế xuất khẩu đối với giày dép mã 6402 có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc nhựa sẽ giảm xuống 0%, trong khi 1/2 số giày dép với mũ da, mã 6403, sẽ được miễn thuế sau EVFTA.
Thuế quan đối với các loại giày dép khác sẽ giảm dần từ 0% trong 3 đến 5 năm tới, EU cũng đưa ra ưu đãi đơn phương đối với 1 số lượng lớn hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam theo Hệ thống Ưu đãi chung (GSP).
"Đề án này, cùng với việc cắt giảm thuế quan được đưa ra bởi FTA, sẽ giúp giày dép Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường EU", ông Kiệt cho biết.
Trong bối cảnh này, ông Kiệt dự đoán kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU sẽ tăng đáng kể trong năm 2019.
Thực tế, các chuyên gia cho biết rằng, các thương hiệu sản xuất tại Việt Nam đã giảnh được niềm tin của các khách hàng châu Âu. Điều này cùng với chí phí thấp và cơ sở hạ tầng cải thiện sẽ khiến Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà sản xuất giày dép nước ngoài sẽ di dời doanh nghiệp của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam để được hưởng lợi thế EVFTA
Với đầu tư nước ngoài gia tăng, ngành công nghiệp giày dép Việt Nam nổi lên là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Theo thống kê từ Tạp chí Giày dép Thế giới, trong số 27 tỉ đôi giày được xuất khẩu trên thế giới trong năm 2017, có 1,02 tỉ đôi từ Việt Nam, tương đương 7,4% thị phần thị trường giày dép toàn cầu.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giày dép của Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trong năm 2013 đạt 8,4 tỉ USD, năm 2014 đạt 10,3 tỉ USD, năm 2015 đạt 12 tỉ USD, năm 2016 đạt 13 tỉ USD và năm 2017 đạt 14,6 tỉ USD. Công ty nước ngoài đóng 1 vai trò quan trọng trong xuất khẩu của ngành công nghiệp, chiếm hơn 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp, tương đương 11,78 tỉ USD.
Sản phẩm giày dép Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 100 thị trường trên toàn cầu, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 5,1 tỉ USD trong năm 2017, tăng 14% so với năm 2016.
Theo ông Kiệt, các nhà sản xuất da và giày dép Việt Nam đang tập trung vào việc gia tăng giá trị đối với các sản phẩm xuất khẩu và thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Kim ngạch xuất khẩu 1 đôi giày của Việt Nam trung bình đạt hơn 15 USD trong năm 2017, trong khi tỉ lệ này trên thế giới chỉ đạt gần 9 USD.
Dự báo, Việt Nam có thể cung cấp 60% nguyên liệu da cho giày dép và túi xách nội địa vào năm 2030 so với khoảng 45% hiện nay.
Nguồn: Lefaso.org.vn