Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Canada: trung bình mỗi người dân có đến 4 đôi giày
  • 13/10/2016
 Với khoảng 4 đôi cho mỗi người, Canada hiện là nước có số giày trung bình đầu người lớn nhất thế giới, một thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam. Tại hội thảo xuất khẩu sang thị trường Canada ngày 16.10 ở TP.HCM, ông Zaki Munshi, Giám đốc dự án khu vực châu Á của tổ chức TFO Canada, cho biết Canada là một thị trường khá kỹ tính. Ông Munshi đã chỉ ra các tiềm năng và đặc điểm riêng của thị trường này nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN) có cái nhìn toàn diện và đầy đủ nhất trước khi quyết định xuất khẩu. Mặc dù đất nước Canada rất rộng lớn nhưng dân số lại chỉ tập trung ở 3 vùng là Toronto, British Columbia, Ville de Québec. Đây là 3 thị trường xuất khẩu lớn mà các DN cần chú trọng. Mặt khác, Canada là một đất nước có dân số lão hóa, trung bình 7 người thì có 1 người trên 65 tuổi và độ tuổi trung bình là 40. Vì thế, người tiêu dùng ở đây sẽ tìm các sản phẩm có tính chất lành mạnh, hữu cơ, phù hợp với lứa tuổi như giày thể thao, quần áo... Đặc biệt, Canada là đất nước có số giày trung bình đầu người lớn nhất thế giới, mỗi người sẽ sở hữu khoảng 4 đôi giày. Điều này chứng tỏ tiềm năng để các DN Việt xuất khẩu giày dép sang thị trường này rất lớn. Ở VN, tên thương hiệu thường được in lớn và nổi bật hơn tên sản phẩm, nhưng ở Canada thì ngược lại. Và nhãn mác xuất sang Canada cần được in song ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Bên cạnh đó, đất nước này có số lượng người nhập cư từ châu Á chiếm tỉ lệ cao. Đây là cơ hội để các nước châu Á, trong đó có VN có thể xuất sang các mặt hàng đậm tính đặc trưng của người gốc Á như cà phê, trà, các loại đồ uống.... Đáng chú ý nữa, Canada là một thị trường đầy triển vọng để các DN xuất khẩu các sản phẩm quần áo dành cho chó, mèo. Người tiêu dùng tại đây sẵn sàng chi những khoản tiền lớn để mua sắm những sản phẩm này. Trao đổi về những vấn đề liên quan đến việc thâm nhập thị trường Canada, ông Zuki Munshi cho rằng ngoài tìm hiểu các chính sách thuế quan, vận chuyển, chứng từ, giá cả... thì các DN VN cũng cần chú trọng đến những vấn đề thật nhỏ như bao bì, nhãn mác.... “Ở VN, tên thương hiệu thường được in lớn và nổi bật hơn tên sản phẩm, nhưng ở Canada thì ngược lại. Tôi lấy ví dụ là một chai tương ớt chẳng hạn. Ở Canada, các nhà sản xuất thường in chữ tương ớt thật lớn còn tên thương hiệu thì chỉ chiếm 1 phần nhỏ.  In như vậy, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết được đó là một chai tương ớt chứ không phải là một chai nước cam hay thứ gì khác. Và nhãn mác xuất sang Canada cần được in song ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. "Tôi đã từng gặp 1 trường hợp tương tự. Vì in tên thương hiệu lớn quá mà tên sản phẩm lại nhỏ nên đã bị hải quan trả về vì họ cho rằng đó trên bao bì không ghi tên là tương ớt nên họ không thể biết đó là sản phẩm gì. Những vấn đề tưởng như đơn giản này nhưng nó quyết định rất lớn đến số phận lô hàng của bạn”, ông nói. Những năm gần đây, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam (VN) và Canada tăng trưởng khá cao. Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức gần 1,95 tỉ USD Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của VN sang Canada đạt 1,547 tỉ USD. Kim ngạch nhập khẩu là 406 triệu USD. Tính đến tháng 12.2013, Canada có tổng cộng 131 dự án đầu tư trực tiếp tại VN với tổng số vốn đăng ký đạt 4,7 tỉ USD, vốn điều lệ là 1,045 tỉ USD. Canada hiện đứng thứ 14 trong số 101 nước có dự án FDI tại VN. Các mặt hàng VN xuất sang Canada chủ yếu là hàng dệt may, đồ da, giày dép, xe đạp, nông - hải sản, thu thủ công mỹ nghệ... Còn hàng VN nhập về chủ yếu là hàng tân dược, thiết bị viễn thông, chất dẻo, phân bón, máy móc...

Tin tức liên quan