- Xuất khẩu da giày có dấu hiệu chậm lại
-
20/07/2016
Cụ thể, trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ngành da, giày đạt gần 15 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2014. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD, như vậy tốc độ tăng trưởng của ngành này chỉ đạt hơn 7%.
“Lefaso dự báo xuất khẩu giày dép năm 2016 sẽ đạt 17,4 tỷ USD. Nhưng dựa trên tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp, chỉ tiêu này đã phải hạ xuống còn 16,5%” – ông Kiệt chia sẻ.
Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị, ông Trần Đông Phong, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra điểm tích cực của ngành gia giày chính là giá trị gia tăng đã tăng lên đáng kể trong năm 2016 khi sản lượng xuất khẩu các tháng đầu năm chỉ tăng 2,4% nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng gấp đôi, đạt 4,8%.
Cũng theo ông Phong, thị trường xuất khẩu chính của ngành da, giày Việt Nam là Bắc Mỹ (40%), EU (32%), châu Á (14%), Mỹ La Tinh (7%). Qua đó cho thấy sức hấp dẫn và cơ hội tiền năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở Việt Nam. Cụ thể, các cơ hội dành cho các nhà đầu tư đến từ những ưu tiên về thương hiệu, thị trường, bảo đảm môi trường. Đặc biệt là những ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Bà Trương Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương cho hay, giày dép Việt Nam hiện đã được xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, xuất khẩu tới EU chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy, dép giai đoạn 2012 – 2014, chiếm tới 35,3%, tiếp đến là Mỹ với 31,55%. Xuất khẩu tới Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt chiếm 4,75% và 4,46%.
Sản phẩm túi xách cũng đã có mặt tại trên 40 nước. Thị trường xuất khẩu mặt hàng túi xách của Việt Nam khá rộng, trong đó, xuất khẩu tới Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2014 là 41,6%; tiếp đến là EU với trên 26%. Xuất khẩu tới Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt chiếm 11,6% và 3,51%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh các thuận lợi từ các hiệp định được ký kết đem lại cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là trong việc phát triển thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh cả ở thị trường quốc tế và thị trường trong nước.
Theo bà Hà, đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đánh giá, nhìn nhận và ý thức được vấn đề đặt ra cho các ngành trong đó có ngành da-giầy Việt Nam. Xuất phát từ một số bất cập giữa quy hoạch và thực tiễn và diễn biến của sự phát triển của ngành công nghiệp da giày Việt Nam, để đáp ứng với tình hình mới hiện nay, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, trong đó có việc “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035” nhằm bổ sung, điều chỉnh quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Da-Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025”.
Bà Hà chia sẻ, trong quá trình xây dựng quy hoạch ngành, tiếng nói của các doanh nghiệp trong ngành thông qua Lefaso là rất quan trọng. Vì vậy, Bộ Công Thương mong muốn Lefaso với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước, tham gia tích cực và có hiệu quả trong qua trình xây dựng và hoàn thiện quy hoạch ngành, nhăm giúp Bộ Công Thương có được một bản quy hoạch phù hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Lefaso Vietnam
Tin tức liên quan
04/07/2016
19/07/2016
28/07/2016
25/07/2016
18/07/2016