Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường Euromonitor International đưa ra số liệu mới về ngành công nghiệp bán lẻ toàn cầu, tăng trưởng vững 5,3% năm 2014, do tình hình Tây Âu được cải thiện.
“Tây Âu tăng mạnh nhất kể từ năm 2008, trong khi Đông Âu trải qua suy thoái mạnh nhất, với mức tăng 6%, do cuộc xung đột tại Ukraine và trừng phạt kinh tế Nga”, Daniel Latev, người đứng đầu Euromonitor International cho biết.
Từ đầu năm 2014 đến 2019, 1/3 doanh số bán lẻ toàn cầu sẽ đến từ Trung Quốc. Nigeria dự kiến tăng 10,9% đến năm 2019, do tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và tổng thu nhập gia tăng.
Năm ngoái, Mỹ La tinh, Trung Đông và châu Phi là các khu vực năng động nhất, với mức tăng hơn 12% trong doanh số bán lẻ.
May mặc và giày dép là những sản phẩm phổ biến nhất được bán trực tuyến và dự kiến sẽ thu được hơn 360 tỉ USD. Thực phẩm và đồ uống dự kiến sẽ tăng mạnh nhất, với 18,2% vào năm 2019.
Wal-Mart, Carrefour và Seven and I duy trì là 3 nhà bán lẻ hàng đầu, trong khi Tesco mất vị trí thứ tư đến Schwarz Beteiligungs.
Amazon và Alibaba là nhà bán lẻ trực tuyến trong top 15 nhà bán lẻ toàn cầu.
Bán lẻ trực tuyến chiếm 1/3 tổng doanh số bán lẻ, do sự phát triển mạnh mẽ ở cả hai thị trường mới nổi và phát triển. Bán lẻ điện thoại sẽ chiếm 32% doanh số bán lẻ, so với 18% năm 2014. Euromonitor International dự báo bán lẻ tăng 15%, lên 1,7 nghìn tỉ USD vào năm 2019, khiến hoạt động đa kênh đối với các nhà bán lẻ tăng trưởng mạnh.
Lefaso.org.vn