Tin tức từ dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận 15 ngày đầu tháng 1-2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt bình quân hơn 1 tỉ USD/ngày.
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 20,49 tỉ USD, tăng 0,9% (tương ứng tăng 174 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2023; trong khi đó doanh nghiệp trong nước là 9,3 tỉ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 1,05 tỉ USD).
Như vậy, bình quân mỗi ngày kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 1,4 tỉ USD.
Về xuất khẩu, kim ngạch của doanh nghiệp FDI đạt hơn 11 tỉ USD, tăng 1,6% (tương ứng tăng 174 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 72,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Chiều ngược lại, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 9,48 tỉ USD, tăng 0,2% (tương ứng tăng 16 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Theo tin tức từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hết năm 2023, xuất khẩu mặt hàng giày dép mang về hơn 20,2 tỉ USD, giảm 15,3% so với năm 2022.
Như vậy 26 năm liên tiếp (tính từ năm 1998), giày dép xuất khẩu luôn nằm trong "câu lạc bộ tỉ đô" và nằm trong nhóm có kim ngạch cao.
Minh họa sản xuất giày - Nguồn: AI
Sản lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc. Năm 2020, Việt Nam là nước xuất khẩu giày vải lớn nhất thế giới về giá trị, vượt xa Trung Quốc.
Hiện Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép với lượng xuất khẩu ước tính chiếm 10% của thế giới và có mặt ở 150 thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…
Mỹ, Trung Quốc và Bỉ là 3 thị trường lớn nhất của giày dép Việt Nam. Trong năm 2023, Mỹ đã chi hơn 7,1 tỉ USD nhập khẩu giày dép từ Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc với trị giá xuất khẩu sang nước láng giềng đạt 1,8 tỉ USD; đứng thứ 3 là thị trường Bỉ với hơn 1,2 tỉ USD.