Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Xuất khẩu giày dép đạt gần 5,78 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2014
  • 27/08/2014

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam ra thị trường nước ngoài sau 4 tháng liên tục tăng trưởng dương, đến tháng 7/2014 kim ngạch sụt giảm nhẹ 2,03% so với tháng 6, nhưng so với cùng tháng năm ngoái vẫn tăng 23,51%, đạt 945,44 triệu USD; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép cả 7 tháng đầu năm lên 5,78 tỷ USD, tăng 21,54% so với 7 tháng đầu năm 2013.

Xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất của giày dép Việt Nam cũng sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng 6 giảm 2,76%, tháng 7 giảm 5,31% về kim ngạch); tháng 7 đạt 275,93 triệu USD, đưa kim ngạch 7 tháng sang thi trường này lên 1,82 tỷ USD, chiếm 31,44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, tăng 22,14% so cùng kỳ.

Đứng sau thị trường chủ đạo Hoa Kỳ là các thị trường như: Bỉ 385,29 triệu USD, chiếm 6,67%, tăng 32,37% so cùng kỳ; Đức 329,08 triệu USD, chiếm 5,69%, tăng 34,52%; Anh 316,07 triệu USD, chiếm 5,47%, tăng 2,78%; Nhật Bản 297,87 triệu USD, chiếm 5,15%, tăng 32,88%; Trung Quốc 292,61 triệu USD, chiếm 5,06%, tăng 42,73%; Hà Lan 274,46 triệu USD, chiếm 4,75%, tăng 30,21%; Tây Ban Nha 233,26 triệu USD, tăng 36,48%.   

Xét về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giày dép 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ, trong số 45 thị trường xuất khẩu có tới 35 thị trường đạt mức tăng trưởng dương và chỉ có 10 thị trường sụt giảm kim ngạch. Đáng chú ý nhất là xuất khẩu giày dép sang thị trường Phần Lan, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 7,34 triệu USD, nhưng tăng rất mạnh tới 201,7% so cùng kỳ; bên cạnh đó là các thị trường cũng đạt mức tăng trưởng trên 50% như:  Israel (tăng 67,57%), Chi Lê (tăng 58,67%), Tiểu vương quốc Ả Rập TN (tăng 49,81%), Ba Lan (tăng 64%). 

Kim ngạch xuất khẩu giày dép 7 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T7/2014

 

7T/2014

T7/2014 so với T6/2014(%) 

T7/2014 so T7/2013

(%)

7T/2014 so cùng kỳ(%)

 

 

Tổng kim ngạch

 

 

       945.442.455

 

 

       5.779.279.314

 

 

-2,03

 

 

+23,51

 

 

+21,54

Hoa Kỳ

        275.925.272

        1.816.965.788

-5,31

+28,82

+22,14

Bỉ

          51.968.412

           385.286.533

-10,56

+28,19

+32,37

Đức

          61.317.803

           329.077.511

+2,94

+29,67

+34,52

Anh

          21.348.558

           316.073.505

-59,99

-55,22

+2,78

Nhật Bản

          43.955.476

           297.872.145

-1,82

+9,05

+32,88

Trung Quốc

          61.487.905

           292.614.225

+47,03

+70,26

+42,73

Hà Lan

          41.569.555

           274.459.945

-25,18

+30,17

+30,21

Tây Ban Nha

          43.511.358

           233.257.292

+0,20

+30,83

+36,48

Hàn Quốc

          28.623.631

           177.174.161

+11,14

+42,33

+28,46

Italia

          36.324.811

           172.415.749

+5,14

+28,01

+31,59

Braxin

          26.451.744

           166.152.328

+68,63

-8,73

-2,94

Mexico

          30.546.319

           141.343.191

+110,38

+21,71

+3,08

Pháp

          28.294.825

           136.825.233

+15,10

+27,57

+3,89

Canada

          17.752.795

           104.832.492

-24,73

-2,33

+12,41

Australia

            9.065.624

             68.787.218

-20,85

+11,22

+20,45

Hồng Kông

          13.529.645

             67.936.277

-6,54

+32,98

+17,38

Panama

            9.941.993

             66.175.209

-25,60

+21,37

-4,09

Chi Lê

            8.949.272

             64.206.966

-5,72

+5,84

+58,67

Slovakia

          12.341.449

             62.698.721

-8,26

+8,22

+20,90

Nam Phi

          12.695.646

             52.237.493

-14,35

+38,85

+19,91

Nga

            5.123.700

             50.740.870

-43,57

-48,59

-4,28

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

            6.254.971

             45.514.923

-9,75

+71,89

+49,81

Đài Loan

            6.602.324

             44.310.048

-18,96

-0,99

+8,87

Achentina

            4.397.583

             27.342.907

+37,99

-26,54

+2,30

Áo

            3.496.682

             26.599.453

-29,83

-40,99

-17,37

Thụy Điển

            4.764.110

             25.348.878

-17,14

-17,60

-25,23

Đan Mạch

            3.465.136

             22.402.853

-11,32

+125,42

+11,03

Malaysia

            3.622.215

             22.028.731

-9,21

-4,26

+24,78

Ấn Độ

            4.281.073

             20.855.204

+69,17

+83,09

+15,62

Singapore

            2.581.463

             18.602.537

-11,44

-33,38

+3,94

Israel

            2.001.838

             16.758.476

-25,94

+46,68

+67,87

Thổ Nhĩ Kỳ

            1.110.510

             16.481.656

-69,33

-10,07

+9,51

Philippines

            2.696.732

             16.112.235

-25,52

+76,54

+32,06

Hy Lạp

            1.473.095

             13.447.149

-39,93

-5,47

+26,42

Thái Lan

            2.031.491

             13.344.480

-20,86

+10,26

-10,36

Indonesia

            1.401.348

             12.537.372

+63,21

+61,40

+5,70

Thụy Sĩ

            1.322.593

             11.533.617

-31,94

-40,09

-18,54

NewZealand

            1.640.030

             11.527.141

+7,40

+20,67

+14,37

Ba Lan

            1.215.304

             11.167.051

-55,35

+73,37

+64,03

Séc

                        -  

               7.894.375

*

*

-48,64

Phần Lan

            1.005.045

               7.339.625

-21,87

+869,91

+201,70

NaUy

               711.511

               7.103.306

-21,20

-38,72

-40,79

Ucraina

               207.354

               2.975.023

-66,38

-61,66

-26,58

Hungari

               319.335

               1.389.734

+37,44

*

*

Bồ Đào Nha

               362.692

               1.166.479

-0,89

+475,78

+45,48

(Số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Hiện nay, XK giày dép là ngành hàng lớn thứ 3 trong các ngành hàng xuất khẩu của cả nước và Việt Nam hiện là một trong 5 nước XK giày, dép lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, phần lớn DN da giày của Việt Nam là các DN vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất gia công nên để đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) còn nhiều khó khăn.

Thị trường các nước NK lớn liên tục đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật đối với ngành da giày, điển hình như thị trường EU một năm 2 lần đưa ra các danh mục mới về an toàn hóa chất sử dụng trong sản phẩm giày dép, bắt buộc các DN XK phải nắm bắt và đáp ứng thì sản phẩm mới được chấp thuận.

Tuy nhiên, ngành da giày chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn an toàn riêng về hóa chất tồn dư trong sản phẩm, thiếu các trung tâm kiểm định đủ tiêu chuẩn nên rất khó kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên phụ liệu đầu vào. Vấn đề này đang buộc DN phải tự gửi mẫu ra nước ngoài kiểm nghiệm mất nhiều thời gian, chi phí.

Chính vì thế, Dự án Hỗ trợ DN đáp ứng tốt hơn các quy định an toàn sản phẩm được ra đời nhằm giúp các DN da giày nâng cao việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của thị trường XK EU thông qua việc hỗ trợ tư vấn, đào tạo kỹ thuật và các dịch vụ thử nghiệm hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ của ngành da giày.

Dự án được Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ nằm trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ Đầu tư và Chính sách thương mại MUTRAP IV Việt Nam – EU. Dự án có tổng ngân sách hơn 310.000 EURO, được thực hiện trong vòng 30 tháng.

Trong thời gian triển khai, Dự án sẽ thực hiện các hoạt động đào tạo và tuyên truyền kiến thức, hỗ trợ kỹ thuật cho khoảng 210 DN và 6 Chi hội, Hội da giày được lựa chọn.

Đặc biệt, Dự án sẽ thành lập 3 Trung tâm tư vấn và hỗ trợ DN (OSSC) nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho các DN da giày. Hỗ trợ DN tiếp cận các dịch vụ tư vấn thử nghiệm trong lĩnh vực da giày với chi phí ưu đãi. Mạng lưới phòng thí nghiệm sẽ trải rộng cả hai miền Nam và Bắc, được chứng nhận và công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Theo ông Nguyễn Hải Trung - Viện Trưởng Viện Da giày Việt Nam, dự án sẽ giúp ngành da giày và người tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tồn dư hóa chất ảnh hưởng đến cơ thể, hạn chế hóa chất độc hại cho xã hội, cộng đồng, giảm những chi phí bất lợi cho DN khi XK ra nước ngoài.

Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan