Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Công nghiệp sàn xuất giày dép Campuchia
  • 01/07/2021

Tác giả Vivien Hsieh

Đền Angco Wat

Vương quốc Campuchia có diện tích 177 nghìn km2, với dân số 17 triệu ngườivà sự ổn định chính trị trong hai thập kỷ qua, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước này.

Năm 2012, Campuchia được xếp hạng là một trong những 'Quốc gia kém phát triển nhất' (LDC), cho phép nước này được hưởng chương trình “Mọi thứ trừ vũ khí (EBA)”của Liên minh Châu Âu (EU). EBA là một phần của Hệ thống ưu đãi chung của EU (GSP) nhằm mục đích khuyến khích phát triển kinh tế tại các nước kém phát triển,bằng cách cho phép tất cả các mặt hàng xuất khẩu của nước đó - ngoại trừ vũ khí và đạn dược - được miễn thuế nhập khẩu vào EU.

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến nền kinh tế của nhiều quốc gia,Campuchiacũng không phải ngoại lệ, đã khiến hầu hết các ngành công nghiệp chính nước nàysuy giảm tăng trưởng. Tình hình càng trở nên trầm trọng sau khi Campuchia bị EU đình chỉ một phần chương trình ưu đãi EBA. Kể từ tháng 8 năm 2020, một số sản phẩm xuất khẩu của Campuchia - như hàng may mặc, giày dép và đồdu lịch - phải chịu thuế nhập khẩu, đã ảnh hưởng đến xuất khẩu các sản phẩm này từ Campuchia sang EU. 

Tình hình sản xuất giày dép ở Campuchia

 

Bên trong một nhà máy giầy ở Campuchia

Trong những năm qua, nhờ chi phí lao động thấpvà sự ổn định chính trịCampuchia đã thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực da giày, giúp Campuchia nhanh chóngtrở thành một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc và giày dép. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng của đất nước vẫn còn nhiều yếu kém nên khả năng cạnh tranh của ngành da giày hiện đứng sau Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và một số quốc gia châu Á khác.

Năm 2006, do sản phẩm giày da của Trung Quốc và Việt Nam bị EU áp thuế chống bán phá giá, một số nhà đầu tư Đài Loan đã chuyển hoạt động sản xuất giầy sang Campuchia để tận dụng lợi thế nhập khẩu nguyên liệu thô và miễn thuế xuất khẩu thành phẩm sang EU. 

Campuchia cũng hấp dẫn các công tyTrung Quốc và Hồng Kông chuyển sang xây dựng nhà máy giầy tại nước này, nhờ đó xuất khẩu giày dép của Campuchia đã tăng trưởng qua từng năm và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chính của nước này.

Ngoài ra, các thị trường tiêu thụ lớn là Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và các nước khác cũng dành cho Campuchia một số ưu đãi về thuế quan hoặc miễn hạn ngạch, đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này.

Sản xuất giày dép ở Campuchia đã tăng đều đặn, trong các năm 2018 và 2019 đã chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Năm 2018, Campuchia xuất khẩu khoảng 142 triệu đôi giày với tổng giá trị đạt 1,05 tỷ đô la (790,8 triệu bảng Anh). Năm 2019 xuất khẩu giày dép của Campuchia tăng 12,7% với tổng cộng 155 triệu đôi giày,đạt giá trị 1,19 tỷ USD (896 triệu bảng Anh). Các thị trường nhập khẩu chính của giày dép sản xuất tại Campuchia trong năm 2019 là EU (48%), tiếp theo là Mỹ (21%), Canada (6%) và Nhật Bản (6%).

Những thách thức đối với sản xuất giầy dép tại Campuchia

Giống như các nước châu Á khác, Campuchia trong nhiều năm cũng dựa vào xuất khẩu làm động lực tăng trưởng chính, nhưng phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Campuchia lại do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện, do đó những thách thức chủ yếu đặt ra đối với doanh nghiệp nước ngoài tại Campuchia, bao gồm:

- Tăng lương tối thiểu

Chính phủ Campuchia đã thiết lập mức lương tối thiểu hàng tháng mới cho các ngành công nghiệp giày dép và may mặc của nước này. Mức lương tối thiểu được đặt ở mức 190 đô la (143 bảng Anh) cho năm 2020 - tăng 4,39% so với mức 182 đô la (137 bảng Anh) của năm 2019. Đây là năm thứ bảy liên tiếp chính phủ Campuchia tăng mức lương tối thiểu,năm 2020 đã cao gấp ba lần mức của năm 2013 ($61 / £46).

Ngoài lương, người lao động cũng được nhận các phúc lợi khác, bao gồm tiền thưởng chuyên cần thêm $ 10 (£ 7,53) và thêm $ 7 (£5,27) phụ cấp nhà ở và phương tiện đi lại hàng tháng.

Việc tăng lương tối thiểu đã cải thiện được đời sống của người lao động, nhưng cũng làm tăng chi phí sản xuất, vì vậy chính phủ đang xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách giảm giá điện, cũng như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành da giày và may mặc. 

- Thiếu lao động có tay nghề cao và cấp quản lý 

Campuchia, với chi phí lao động thấp hiện nay phản ánh tình trạng mà Trung Quốc và Việt Nam đã trải qua trong thời kỳ đầu phát triển ngành công nghiệp da giày tại các quốc gia này. Tuy nhiên, so với Trung Quốc và Việt Nam, Campuchia không có khả năng tiếp cận một lực lượng lao động lớn, với các cán bộ điều hành lành nghề và có trình độ chuyên môn về quản lý.  Trung Quốc và Việt Nam cũng đã phát triển sản xuất giày dép sớmu hơn, có trình độ công nghệ cao hơn và do đó năng suất cao hơn. 

- Nguyên liệu thô dựa vào nhập khẩu

Khi so sánh với chuỗi cung ứng đã được thiết lập tốt ở Trung Quốc đại lục và Việt Nam, các nhà sản xuất giày dép Campuchia vẫn chủ yếu dựa vào nhập khẩu nguyên liệu. Phần lớn nguyên phụ liệu cho sản xuất giầy dép được cung ứng từ Trung Quốc bằng đường biển và một số đến bằng đường bộ từ Việt Nam.

Ngoài chi phí lao động ngày càng tăng, các nhà sản xuất giày dép ở Campuchia vẫn phải đối mặt với những thách thức khác như chi phí đất đai, cơ sở hạ tầng tiện ích cũng ngày càng tăng, cùng với những thách thức về giao thông vận tải và sự thiếu ổn định của nguồn cung lao động.

Hiệp hội giày Campuchia (CFA)

Hiệp hội Giày dép Campuchia (CFA) được thành lập năm 2018, nhằm hỗ trợ phát triểnsản xuất giày dép tại Campuchia. CFA hiện có hơn 80 thành viên, bao gồm các nhà sản xuất giày dép và các nhà cung cấp nguyên vật liệu và linh kiện. Hơn 80% thành viên là các nhà sản xuất giày dép, trong đó 80% là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan.Các nhà máy khác có vốn đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc.

CFA có nghĩa vụ giúp các doanh nghiệp thành viên hiểu biết các quy định về thuế và điều kiện thương mại khi xuất khẩu từ Campuchia, đồng thời tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, thông qua hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.

Hiệp hội cũng tham gia các Hội nghị Giày dép Quốc tế với tư cách là thành viên của Liên đoàn các Hiệp hội Giày dép Quốc tế (CIFA), qua đó thúc đẩymở rộng thị trường xuất khẩu, duy trì môi trường thương mại thuận lợi và thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vàoCampuchia thông qua các thỏa thuận thương mại và quan hệ đối tác.

Một số công ty sản xuất giày dép ở Campuchia

Hầu hết giày dép sản xuất ở Campuchia bao gồm giày thể thao, giày thông thường và giầy dép thời trang hàng ngày của phụ nữ. Ngoài ra còn có một nhóm nhỏ các nhà sản xuất sản xuất giày ngoài trời, giày chống nước và giày bảo hộ và các loại giày chuyên dụng khác.

- Bright Flushing Campuchia: là công ty con của Tập đoàn Huey Chuen (Đài Loan) thành lập năm 1976 và đã đầu tư sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia.Bright Flushing Campuchia sản xuất giày thể thao và giày dép ngoài trời, sử dụng hơn 4.000 công nhân và hiện sản xuất ​​4 - 4,5 triệu đôi giày mỗi năm trên 12 dây chuyền sản xuất.

- Tập đoàn Carlington là công ty Đài Loan, có các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và Campuchia chuyên sản xuất giày dép thông thường sử dụng công nghệ dán và lưu hóa, cho các thương hiệu quốc tế. Carlington (Campuchia) được thành lập năm 2012, có hơn 6.000 lao động làm việc trên 24 dây chuyền sản xuất (tạm thời giảm xuống còn 14 do đại dịch COVID-19), sản xuất trung bình 12 triệu đôi giày mỗi năm.

- Hwa Long (Campuchia) Outsole Industry Ltd: được thành lập vào năm 2013 và là công ty con của Sherwood Footwear Group, nằm tại tỉnh Kompong Cham cách thủ đô Phnom Penh khoảng 1 giờ lái xe. Hwa Long chuyên sản xuất các loại giày bảo hộ lao động cho các thương hiệu quốc tế. Công ty cũng sản xuất đế ngoài bằng cao su, đệm lót bằng ethylene vinyl axetat (EVA) đúc khuôn. Sử dụng khoảng 2.000 lao động, với công suất 150.000 đôi giày mỗi tháng.

- I-Cheng (Campuchia) Corporation, hoạt độngtừ năm 2012 chuyên sản xuất ủng quân đội, giày bảo hộ lao động, giày chống nước và giày thể thao. Công ty có khoảng 3.000 công nhân và bảy dây chuyền sản xuất, trung bình đạt 2,5 triệu đôi giày mỗi năm. I-Cheng là công ty con của Jung Di Hsing Industry Co Ltd (JDH) là công ty nổi tiếng trong ngành công nghiệp giày dép Đài Loan, có lịch sử hơn nửa thế kỷ. JDH bắt đầu với việc sản xuất OEM cho các thương hiệu quốc tế và chuyển sản xuất từ ​​Đài Loan sang Trung Quốc, sau đó sang Campuchia. Hiện JDH đang sản xuất giày thể thao, giày thời trang và giày bảo hộ lao động cho thị trường nội địa Đài Loan. Phòng thử nghiệm của công ty đã được SATRA công nhận từ hơn 20 năm qua.

- Juhui Footwear Co Ltd là công ty Đài Loan, bắt đầu sản xuất tại Campuchia từ năm 2012, chuyên sản xuất giày nữ và giầy trẻ em. Công ty hiện có 4.000 nhân viên, vận hành 48 dây chuyền máy khâu giầy, 13 dây chuyền gò khuôn giầy, trung bình sản xuất 15,6 triệu đôi giày mỗi năm.

- Lin Wen Chi Sunbow Enterprise Co Ltd thành lập năm 2013 tại Campuchia, chuyên sản xuất giầy thể thao, giày thông thường, giày đi ngoài trời, giày chống nước và giày bảo hộ lao động. Nhà máy của Lin Wen Chi Sunbow sử dụng hơn 8.000 công nhân, có 15 dây chuyền sản xuất và trung bình sản xuất 5 triệu đôi giày hàng năm. Đây là công ty con của Tập đoàn Fulgent Sun Group (Đài Loan) thành lập năm 1995 và đã có các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam.

- Shoe Premier II (Cambodia) Co Ltd là một công ty Hồng Kông, với các cơ sở sản xuất tại Campuchia và Trung Quốc, chuyên sản xuất giày dép thông thường, giầy dép đi ngoài trời và giầy chống thấm nước cho các thương hiệu quốc tế. Shoe Premier II (Campuchia) đặt tại Phnom Penh, có khoảng 4.500 công nhân, vận hành chín dây chuyền sản xuất và trung bình sản xuất 6,5 triệu đôi giày mỗi năm. Đây là một trong những nhà máy đầu tiên hoạt động sản xuất tại Campuchia, khai trương từ năm 1998 và sử dụng đội ngũ quản lý người địa phương.

- Tập đoàn Pou Chen –hiện là tập đoàn sản xuất giày lớn nhất thế giới –chuyên sản xuất giày dép cho các thương hiệu giày thể thao và giầy thông thường lớn trên toàn cầu. Năm 2010 Tập đoàn đã thành lập Công ty TNHH Pou Chen (Campuchia) tại Phnom Penh và từ năm 2017 đã dần chuyển hoạt động sản xuất sang nhà máy mới ở tỉnh Kampot. Pou Chen Campuchia hiện có 8 dây chuyền sản xuất, sử dụng hơn 3.000 công nhân, sản xuất trung bình 300.000 đôi/tháng. Công ty tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất và tuyển dụng thêm nhân viên.

- Can Sports Shoes Campuchia là công ty con của Tập đoàn Sports Gear có trụ sở tại Đài Loan. Công ty chuyên sản xuất giày bóng đá và giày thể thao thông thường cho các chủ sở hữu thương hiệu quốc tế. Can Sports Campuchia có khoảng 10.000 lao động, trung bình sản xuất 13 triệu đôi giày mỗi năm, trên 56 dây chuyền sản xuất.

Các doanh nghiệp thành viên SATRA nói trên đều có Phòng thí nghiệm đạt được Chứng nhận của SATRA, nhờ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và sự niềm tin của khách hàng. Ngoài ra, công ty Bright Flushing cũng đạt được chứng nhận SATRA Leather Grading và công ty Hwa Long đạt chứng chỉ Keymark. Công ty Carlington (Campuchia) có kế hoạch mở rộng Phòng thí nghiệm được Chứng nhận SATRA cho cơ sở sản xuất đế cao su / EVA của công ty.

Tương lai của công nghệp da giầy Campuchia

Các công ty sản xuất giầy tại Campuchia đã có một năm 2018 tốt đẹp, với tốc độ tăng trưởng cao hơn dự kiến. Sản phẩm xuất khẩu chính của Campuchia hàng may mặc và giày dép sang thị trường EU và Hoa Kỳ. Nền kinh tế Campuchia đã tăng trưởng 7,5% trong năm 2018 và mức tăng trưởng trong năm 2019 đạt 7%.

Tuy nhiên, năm 2020 là một năm chưa từng có đối với toàn thế giới. Giống như nhiều quốc gia khác, Campuchia phảiđối mặt với mối đe dọa lớn nhất của thế giới là đại dịch Covid-19, trong khi đang bị đình chỉ một phần của Chương trình ưu đãi EBA cảu EU.

Chính phủ Campuchia gần đây đã đưa ra Chiến lược Phát triển Công nghiệp giai đoạn 2015-2025, trong đó có kế hoạch đa dạng hóa các ngành công nghiệp trong quá trình chuyển đổi sản xuất công nghiệp. Quyết định này được thực hiện nhằm nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế trong các ngành công nghiệp chủ yếu của Campuchia bằng cách đa dạng hóa và tăng cường sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cùng với nâng cấp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang các ứng dụng công nghệ nhiều hơn. Các nhà sản xuất cũng tìm cách đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất nhằm phát triển các thị trường xuất khẩu khác,tăng sự đa dạng về đơn hàng và giảm thiểu rủi ro do chỉ tập trung vào một số ít thị trường xuất khẩu.

 

Nguồn: SATRA Bulletine

 

Tin tức liên quan