Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Ngành giày dép Brazil lo ngại khả năng kýó FTA Mercosur-Việt Nam-Indonesia
  • 25/06/2021

Ngành giày dép Brazil lo ngại khả năng kýó FTA Mercosur-Việt Nam-Indonesia

Hiệp hội da giầy Brazin quan tâm đến khả năng Brazin mở cửa thương mại không hạn chế đối với các sản phẩm nước ngoài, với việc các nước thuộc Cộng đồng thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR  - với các thành viên chính thức gồm Brazin, Argentina, Paraguay, Uruguay) có thể đi đến ký kết với Việt Nam và Indonesia một Hiệp định thương mại tự do (FTA), hiện việc này đang trong quá trình tham vấn các nước trong cộng đồng.

Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Da giày Brazil (Abicalçados), ông Haroldo Ferreira nhấn mạnh rằng vấn đề này đã được nêu ra với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Paulo Guedes, người đã nhắc lại lập trường: "việc mở cửa thương mại sẽ chỉ được thực hiện nếu đạt được mục tiêu giảm chi phí cho doanh nghiệp Brazil”. Tuy nhiên, quá trình tham vấn các nước thuộc Cộng đồng để thực hiện một hiệp định thương mại giữa các nước thuộc nhóm Mercosur-Việt Nam-Indonesia không cho thấy sẽ giảm được chi phí để sản xuất có hiệu quả hơn. “Đó chỉ là một thông điệp thông tin không rõ ràng, khiến ngành các ngành công nghiệp của Brazin cảm thấy không an toàn ”, ông Ferreira nhấn mạnh.

Theo Abicalçados, Việt Nam và Indonesia hiện đã giảm bớt lo ngại về lao động, khi “chỉ phê chuẩn lần lượt 13% và 11% các công ước lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)”, so với 52% các công ước về bảo hộ lao động được phê chuẩn bởi Braxin. Hơn nữa, sự khác biệt về mức lương tối thiểu trả cho người lao động cũng rất “đáng chú ý”: theo nguồn tin tương tự, mức lương tối thiểu 326 đô la Mỹ trả ở Brazil so với 240 đô la Mỹ ở Việt Nam và 147 đô la Mỹ ở Indonesia. Điều này làm cho không thể có “cạnh tranh bình đẳng với các nước này”.

Ông Ferreira kết luận: “Chúng tôi ủng hộ việc mở cửa thương mại, nhưng nó phải được thực hiện với việc giảm chi phí sản xuất đang ở mức cao ngất ngưởng của chúng tôi và tất cả các quốc gia đều tôn trọng các tiêu chuẩn lao động và hướng tới cạnh tranh bình đẳng”, Ferreira kết luận.

Áp thuế chống bán phá giá của Brazil

Hiện tại, có Braqazin đang xem xét gia hạn việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc - đã có từ năm 2010, với mực thu phụ phí 10,47 USD/đôi - cũng như mở rộng áp thuế đối với các sản phẩm đến từ Việt Nam và Indonesia, với lập luận rằng đây là những các nước “cạnh tranh không lành mạnh”.

Việt Nam và Indonesia

Dữ liệu từ Niên giám giày dép thế giới mới nhất (World Footwear YearBook 2020), cho thấy năm 2019 Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba thế giới với 5,8% thị phần. Indonesia đứng sau (thứ tư) với 5,1% thị phần. Brazil là nhà sản xuất giày dép lớn thứ 5 với 3,7% thị phần thế giới. Nhìn vào bảng xếp hạng xuất khẩu, Brazil vắng mặt trong top 10 nhà sản xuất lớn nhất, do sản xuất giày dép của nước này chủ yếu được cung cấp cho thị trường nội địa. Việt Nam và Indonesia là các nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 và thứ 3, sau Trung Quốc.

Nguồn: Worldfootwear.com

Tin tức liên quan