Năm 2020, đại dịch Covid-19 lan rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới cũng như mọi mặt kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Ngành da giày Việt Nam với hơn 90% sản lượng là hàng xuấtkhẩu đã gặp không ít khó khăn khi các chuỗi cung ứng bị đứt gẫy, nhu cầu hàng hóa tại các thị trường sụt giảm, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ.
Ngay từ cuối Quý I/2020 sau khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, nguồn cung nguyênphụ liệu cho sản xuất da giày bị gián đoạn do các nhà cung cấp nguyên phụ liệu tại Trung Quốc và Hàn Quốc giảm năng lực cung ứng khiếncác doanh nghiệp trong ngành thiếunguyên liệu cho sản xuất phải giảm sản lượng. Cùng với đó, nhiềukhách hàng nhập khẩu hoãn, hủy đơn hàng khiến hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam gặp khó khăn.
Các doanh nghiệp da giầy phải chấp nhận đáp ứng những điều kiện khắc nghiệt hơn của khách hàng, như bị yêu cầu rút ngắn thời gian giao hàng 30%, giảm giá bán FOB, tăng tính minh bạch của chuỗi cung ứng để người mua dễ dàng kiểm tra chất lượng... đã khiến số đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh trong năm 2020. Đến cuối năm 2020 khi tình hình dịch bệnh tại các thị trường lớn của Việt Namnhư Mỹ, Anh, EU… vẫn diễn biến phức tạp, nhiều đơn hàng giaotrong nămtiếp tục bị kéo giãn thời gian giao hàng do các thị trường xuất khẩu của ngành da giày đềugiảm nhu cầu nhập khẩu.
Là một trong những ngành chịu nhiều tác động do dịch bệnh Covid-19, kim ngạch xuất khẩu da giày - túi xách năm 2020 của Việt Nam sụt giảm 9,6% so với năm 2019, đạt 16,6 tỷ USD, trở về mốc năm 2018. Cụ thể, thị trường Mỹ chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy, đã giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường EU chiếm 25,4%,giảm 15,9%,các thịtrường lớn khác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều giảm nhập khẩu khiến doanh nghiệp rơi vàotình trạng khó khăn.
Dịch bệnh và giãn cách xã hội kép dài cũng làm thay đổi xu hướng, thói quen và sức mua tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu.Theo thống kê, hơn 60% người tiêu dùng đã cắtgiảm mua sắm hàng thời trang, 65% người tiêu dùng chuyển từ mua hàng thời trang sang mua hàng thông thường và lâu bền. Do vậy, nhiều doanh nghiệp da giầy thiếu đầu ra cho sản phẩm và không kịpchuyển đổi sản xuất theothay đổi của thị trường, khiến cho nhiều doanh nghiệp phảisản xuấtcầm chừng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, ngành da giày vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, ngành đã từng bước đổi mới, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì lực lượng sản xuất, tận dụng lợi thế từ việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.
Đặc biệt, với tăng trưởng ở mức 2 con số trong tháng đầu của năm 2021 cho thấy có sự phục hồi trong sản xuất, kinh doanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2021 chỉ số sản xuất của ngành da giầy tăng 20,8% so với tháng 1/2020 và xuất khẩu giày dép các loại trong tháng ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.Các doanh nghiệpkỳ vọng xuất khẩu sẽ phát triển trở lại trong năm 2021, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn tại các thị trường xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chứng minh được khả năng làm R&D (nghiên cứu và pháttriển)và thiết kế mẫu, là công đoạn mang lại giá trị gia tăng lớn trong sản phẩm da giày.Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biêt, trước đây các nhãn hiệu da giầy đều phải cử chuyên gia thiết kế qua Việt Nam để lên mẫu sản phẩm, nhưng do dịch bệnh các nhãn hàng buộc phải để doanh nghiệp Việt tự chủ động khâu thiết kế sản phẩm. Đến nay nhiều nhãn hàng đã tin tưởng vào khả năng R&D và thiết kế của doanh nghiệpViệt Nam.Các chuyên giađánh giá đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng da giày thay vì chỉ làm gia côngthuần túy theo thiết kế của nước ngoài.
Các chuyên gia cũng cho biết khả năng cung ứng vật tư của ngành da giày – túi xách ViệtNamhiện đã phát triển theo chiều hướng tích cực khi nguồn cung nguyên liệu trong nước đã đáp ứng được khoảng 50-60% nhu cầu, doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc sử dụngnguyên phụ liệu sản xuất trong nước để thay thế nguồn nhập khẩu. Trong đó, gần như toànbộ việc sản xuất đế giày, từ làm khuôn và đếhoàn thiện đế, hay các khâu đóng gói, tem nhãnsản phẩm có thể được cung cấp tại Việt Nam.
Điển hình như Công ty CP Giày Gia Định đã thành lập cụm công nghiệp thu hút đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất nguyên phụ liệu da giày, cung cấp nhiều loại nguyên phụ liệu da giầy, như vải dệt, PU và các nguyên liệu thân thiện với môi trường.
Bên cạnh những nỗ lực nhằm đổi mới hoạt động sản xuất, từng bước tự chủ nguồn nguyênliệu,các doanh nghiệp ngành da giày cũng đã và đang chủ động nắm bắt và khai thác nhữnglợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự dođã có hiệu lực như CPTPP, EVFTA, UKVFTA,nhằm tạo đột phá trong sảnxuất và xuất khẩu của doanh nghiệp da giầy.
Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam cho biết, mục tiêu của ngành trong năm 2021 là xuấtkhẩuđạttrên 20 tỷ USD để bù đắp cho suy giảm trong năm 2020 và đón đầu xu hướng dịchchuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Theo ước tính, chỉ cần khoảng 5-10% đơn hàng tại Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam thì trongvòng 3-4 năm tới ngành da giày – túi xách Việt Nam có thể đạt được kim ngạch xuất khẩu 30-40 tỷ USD.
Ngành da giày Việt Nam kiên định chiến lược chủ độngtham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tăng cường chuyểnđổi số trong quản lý sản xuất và quan tâm tới phát triển bền vữngvề môi trường và lao động.Với những cơ hội mới,ngànhda giày Việt Nam kỳ vọng sẽ duy trì tăng trưởng cao trongnhững năm tới./.
Nguồn: consosukien.vn