Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Dữ liệu hải quan tháng 9/2020
  • 13/01/2021

 

BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH DA GIẦY

9 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

 

MỤC LỤC

I.Ảnh hưởng của Covid-19 tới kinh tế TG và VN

I.1.Tình hình chung

I.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước

II.Tham vấn pháp luật và chính sách nhà nước

III. Số liệu XNK ngành da giầy, 8 tháng đầu 2020

II.1.Sản xuất da giầy

II.2.Xuất khẩu da giầy

II.3.Nhập khẩu thiết bị & NPL

 

 

 

                                                                 

 

 

 

 

 

 

I. ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 TỚI KINH TẾ THẾ GIỚI & VIỆT NAM

I.1.TÌNH HÌNH CHUNG:

Kinh tế thế giới 9 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của 90% các nền kinh tế thế giới. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ tăng trưởng -5,2%, trong đó các nước phát triển -7% và các nước đang phát triển -2,5%. Nhiều nền kinh tế lớn (Mỹ, Anh, Pháp, Cananda, Italia…) rơi vào suy thoái sau 2 qúy tăng trưởng âm liên tiếp (Quý I và II/2020). Dịch Covid-19 gây đình trệ sản xuất, đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng nguy cơ thiếu nguyên liệu cho sản xuất, gián đoạn xuất nhập khẩu, hoạt động thương mại bị ngừng trệ, ảnh hưởng đến tiêu dùng của hơn một nửa dân số thế giới, nhất là đối với quần áo, giầy dép, đồ nội thất, được cho là các mặt hàng không thiết yếu trong thời gian dịch bệnh.

Tại Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020 GDP chỉ tăng 2,12%. Dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần hai từ cuối tháng 7 và tháng 8/2020 tại Đà Nẵng và lây lan sang một số địa phương trên cả nước đã khiến đất nước phải tiếp tục vừa phòng, chống dịch bệnh vừa khôi phục và phát triển kinh tế. Sản xuất công nghiệp tiếp tục khó khăn, tính chung 9 tháng Chỉ số SXCN (IIP) của cả nước giảm -4,3%, trong đó, ngành CN chế biến, chế tạo chỉ tăng 3,8%, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước.

Xu hướng các nước tìm cách sống chung với dịch Covid-19, trong khi các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin. Từ tháng 6/2020 hoạt động kinh tế, thương mại tại nhiều nước bắt đầu được mở lại, nhưng vẫn cầm chừng trong bối cảnh dịch bệnh tăng mạnh trở lại. Hàng tồn kho cao trong hệ thống phân phối, bán lẻ tại các nước dẫn đến các nhà nhập khẩu phải hoãn, hủy các đơn hàng cũ và chậm đặt các đơn hàng nhập khẩu mới.

I.2. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DN

1. Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh

Theo Công văn 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020: đối với giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh: Giảm 10% giá bán lẻ điện quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 ở các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm, áp dụng cho các tháng 5, 6 và 7/2020.

2. Nghị quyết Chính phủ thông qua gói án sinh xã hội 62.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn:

Chính phủ ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/04/2020 quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao đông bị chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc, các hộ sản xuất, kinh doanh gia đình gặp khó khăn, người có công cách mạnh, hộ nghèo… do dịch Covid-19

3. Hỗ trợ về vốn

Chính phủ ban hành Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).

4. Hỗ trợ về thuế

Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-QLN ngày 03/3/2020 về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19: DN "Bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ". Hồ sơ, thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế được thực hiện theo khoản 3 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

5. Giảm thuế, phí thuê đất:

Chính phủ ban hành  Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, quy định về đối tượng và thủ tục được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020:

- Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, hợp đồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch;

- Giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với DNNVV từ Quỹ Phát triển DNNVV;

6. Tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất

Bộ Lao động-TBXH có Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH ngày 04/5/2020, hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất:

- Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

- Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

7. Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Công văn 245/TLĐ ngày 18/3/2020 về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến ngày 30/6/2020 đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có số lao động đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trở lên. Nếu sau thời điểm này, dịch Covid-19 chưa thuyên giảm và doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn thì thời gian được lùi đến ngày 31/12/2020.

8. Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu DN) đối với khách hàng mà:

- Nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kề từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19; và

- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

 

 

9. Vay tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động

Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/04/2020: Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc. 

10. Chính phủ trình Quốc hội xem xét: giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để hỗ trợ trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

11. Gia hạn giấy phép cho chuyên gia và lao động nước ngoài:

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP, ngày 29/5/2020 gia hạn giấy phép lao động cho các chuyên gia, nhà quản lý DN, lao động kỹ thuật là người nước ngoài đang làm việc tại các DN; cấp giấy phép lao động mới để thay thế cho những người không được nhập cảnh hoặc không nhập cảnh trở lại Việt Nam…

II. CÔNG TÁC THAM VẤN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Góp ý xây dựng dự thảo các nghị định thi hành Bộ Luật Lao Động 2019 (Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019 và sẽ có hiêu lực từ 01/01/2021).

Trong năm 2020 Bộ Lao Động – TBXH có kế hoạch xây dựng một loạt dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Ban thư ký Hiệp hội đã tham gia các hội thảo và đóng góp ý kiến với Bộ Lao động – TBXH trong việc xây dựng dự thảo các Nghị định này:

- Dự thảo Nghị định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Dự thảo Nghị định hướng dẫn về quản lý lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

- Dự thảo Nghị định quy đinh các chính sách về lao động nữ và bình đẳng giới

2. Kiến nghị sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP

Các hiệp hội ngành hàng đã góp ý sửa đổi nghị định 43 về những vướng mắc trong việc ghi nhãn mác hàng hóa xuất khẩu:

- Bổ sung nội dung ghi nhãn mác hàng hóa xuất khẩu, do chưa được điều chỉnh tại các văn bản pháp luật.

- Quy định cách ghi xuất xứ hàng hóa trong những trường hợp cụ thể đáp ứng /hay không đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của Việt Nam: Origin of Việt Nam, made in Vietnam, product of Việt Nam, Produced in Việt Nam...

2. Kiến nghị sửa đổi Nghị định 74/2018/NĐ-CP (sửa đổi NĐ 132/2008/NĐ-CP)

Các hiệp hội ngành hàng đẫ kiến nghị sửa đổi Nghị định 74 quy định về thực thị một số điều của Luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007): Đối với việc sử dụng mã số mã vạch (MSMV) của nước ngoài ghi trên sản phẩm xuất khẩu, phải có 02 giấy: Giấy ủy quyền của chủ hàng nước ngoài và Giấy xác nhận của TCĐLCL (Bộ KH-CN) mới được Hải quan cho thông quan, gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu.  

3. Lương tối thiểu vùng 2021

Trong các tháng 6 và 7/2020, bộ phận kỹ thuật giúp việc của Hội đồng lương QG đã nhiều lần họp tại Hà Nội và Quảng Ninh để trao đổi về tình hình kinh tế, xã hội và những khó khăn của các doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid-19. Phía các hiệp hội ngành hành đại diện giới chủ doanh nghiệp đã thống nhất kiến nghị Chính phủ năm 2021 không tăng lương tối thiểu vùng để không tăng thêm gánh nặng cho DN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang bùng phát mạnh trên thế giới. Ngày 5/8/2020 Hội đồng lương quốc gia, trong đó Chủ tịch LEFASO là một trong 15 thành viên chính thức của Hội đồng, đã họp và biểu quyết thống nhất năm 2021 sẽ không tăng lương tối thiểu vùng.

4. Về sửa đổi Luật Công Đoàn 2012

Do có nhiều bất cấp, Luật Công Đoàn 2012 sẽ được đưa ra thảo luận để sửa đổi trong kỳ họp tới của Quốc Hội. Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị giữ nguyên mức đóng góp kinh phí 2% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Các hiệp hội ngành hàng đã họp và gửi công văn chung tới Quốc hội, Chính phủ đề nghị giảm mức kinh phí đóng góp xuống còn 1% và cải thiện một số điều khoản về phân chia kinh phí đóng góp và về thanh tra doanh nghiệp trong vấn đề lao động. Các Hiệp hội thống nhất thành lập ban nghiên cứu xây dựng lập luận và cơ sở lỹ lẽ phù hợp để yêu cầu giảm mức đóng góp xuống còn 1%.   

 

 

 

 

III. SỐ LIỆU XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH DA GIẦY, 9 THÁNG - NĂM 2020

II.1. SẢN XUẤT

1.1. Chỉ số SXCN da giầy:  

Trong 9 tháng đầu năm 2020 tình hình sản xuất của ngành da giầy tiếp tục giảm sâu. Chỉ số SXCN ngành da giầy giảm 3,8% (-3,8%) và Chỉ số sử dụng lao động giảm 2,5% (-2,5%), số liệu tương ứng của 6 tháng là -2,3% và -0,5%. Thất nghiệp tăng mạnh, trong khi chỉ số CPI trong 9 tháng là 3,85% thấp hơn mức 4,19% của 6 tháng, do sức mua của người dân giảm. 

BẢNG 1: CÁC CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT DA GIẦY

Chỉ số

2015

2016

2017

2018

2019

6 Tháng 2020

8 tháng 2020

9 Tháng 2020

GDP, %

6.7

6.2

6.8

7.1

7.02

1.81

-

2.12

CPI. %

0.63

2.66

3.53

3.54

2.79

4.19

3.96

3.85

Chỉ số sản xuất CN CBCT,%

10.6

11.2

14.5

12.3

10.4

4.96

3.7

3.8

Chỉ số SXCN da giầy. %

17.4

3.7

5.1

10.8

10.0

-2.3

-4.3

-3.8

Chỉ số sử dụng lao động da giầy. (ngày 1 đầu tháng).%

7.2

1.9

6.5

4.1

7.1

-0.5

-4.2

-2.5

(Nguồn: Tổng cục Thông kê)

                                    Chỉ số GDP và CPI các năm 2015 -2020

 

  Chỉ số SXCN và Chỉ số Sử dụng lao động ngành da giầy các tháng 6 - 9/2020

1.2. Sản lượng giầy dép

BẢNG 2. SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM

                                                                                                                            (Triệu đôi)

Năm

2009

2015

2016

2017

2018

2019

2019/

2009

%

Đơn vị

Tr. Đôi

Tỷ trọng%

Tr. đôi

Tr. đôi

Tr. đôi

Tr. đôi

Tr. đôi

Tỷ trọng%

Giầy da

187.7

35.7

253.0

257.6

263.4

282.5

300.4

23.7

60.0

Giầy vải

45.4

8.6

61.5

66.0

67.8

72.7

79.3

6.3

74.7

Giầy thể thao

292.5

55.7

680.3

730.8

771.3

821.2

887.8

70.0

203.5

Tổng

525.6

100

994.8

1054.4

1102.5

1176.4

1267.5

100

141.2

(Nguồn: TCTK)

 

Bảng 3: SẢN LƯỢNG TÚI XÁCH-VALY-VÍ-CẮP CỦA VIỆT NAM                                                                                                                                                                   (ĐV: Triệu cái)

Sản phẩm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Ba-lô. valy. ví. cặp. túi xách

250

320

350

365

380

402

450

                                                                                       (Nguồn: Ước tính của LEFASO)

 

 

II.2. XUẤT KHẨU

2.1. Kim ngạch xuất khẩu:

Trong 9 tháng. cả nước xuất khẩu hàng hóa ước đạt 202.9 tỷ USD tăng 4.2% và nhập khẩu hàng hóa đạt 185.9 giảm 0.8% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 388.8 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu giầy dép ước đạt 12.08 tỷ USD (-8.8%) và túi xách đạt 2.30 tỷ USD (-16.9%), toàn ngành da giầy đạt 14.38 tỷ USD giảm 10.3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 7.1% trong tổng KNXK cả nước.

Dự báo cả năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt 19.6 tỷ USD (-11%), trong đó xuất khẩu giầy dép đạt 16.5 tỷ USD (-10%) và valy-túi-cặp đạt 3.1 tỷ USD (-16%) so với năm 2019. Như vậy dự báo KNXK năm 2020 của toàn ngành da giầy tương đương với KNXK của năm 2018.

BẢNG 4. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DA GIẦY CÁC NĂM 2010 - 2020

           (Đơn vị: Tỷ USD)

Sản phẩm

2010

2016

2017

2018

2019

9 tháng 2020

Ước 2020

Trị giá

Tăng so 2018.%

Trị giá

Tăng so 2019.%

Trị giá

Tăng so 2019.%

Giầy dép

6.08

13.00

14.70

16.24

18.33

12.9

12.08

-8.8

16.5

-10.0

Valy-túi-ví

5.12

3.20

3.26

3.39

3.75

10.6

2.30

-16.9

3.1

-16.0

Tổng

11.20

16.20

17.96

19.63

22.08

12.5

14.38

-10.3

19.6

-11.0

                                                                                                 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

                                     Kim ngạch xuất khẩu da giầy 2010 - 2020

BẢNG 5. XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH DA GIẦY THEO THÁNG, NĂM 2020

Đơn vị: 1000 USD

 

XUẤT KHẨU

NHẬP KHẨU

CÁN CÂN
TM

 

Giày dép

Vali-Túi

Tổng

Thiết bị

Da thuộc

Tổng

TỔNG

10.880

2.080

12.990

61

866

927

11999

Tháng 1

1401

292

1692

12

99

111

1582

Tháng 2

1360

251

1612

8

122

131

1481

Tháng 3

1393

304

1697

13

149

162

1535

Quý I

4154

847

5001

33

370

403

4598

Tháng 4

1204

199

1403

12

99

111

1293

Tháng 5

1306

229

1535

4

101

105

1430

Tháng 6

1437

275

1712

3

99

102

1610

Quý II

3947

703

4650

19

299

318

4333

Tháng 7

1367

289

1656

4.4

100.6

105.0

1551

Tháng 8

1380

239

1619

4.1

96.9

101.1

1518

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Xuất khẩu sản phẩm da giầy theo tháng của năm 2020 (triệu USD)

 

 

         Nhập khẩu da thuộc, thiết bị da giầy theo tháng của năm 2020 (Triệu USD)

 

BẢNG 6. XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI 2015 - 2020

Năm

Tổng

Giầy dép

Túi-cặp

Tỷ USD

Tỷ trọng

Tỷ USD

Tỷ trọng

Tỷ USD

Tỷ trọng

2015

11.75

78.6%

9.55

79.1%

2.21

76.7%

2016

13.04

80.5%

10.49

80.7%

2.55

79.7%

2017

14.45

80.3%

11.82

80.4%

2.65

80.3%

2018

15.39

78.4%

12.81

78.9%

2.58

76.1%

2019

16.66

75.5%

13.95

76.1%

2.71

72.3%

8 tháng 2020

9.61

74.0%

8.26

75.9%

1.35

64.9%

                                                                                                (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

BẢNG 7. XUẤT KHẨU TRONG THÁNG QUA CÁC NĂM

Đơn vị: 1000 USD

 

Tháng 8

Tổng ngành

Lũy kế 8 tháng

So 8 tháng năm trước

Giầy dép

Túi xách

Tr. USD

So tháng 8 năm trước

Năm 2017

1267.7

281.4

1549.1

%

11.868

%

Năm 2018

1400.6

294.2

1694.7

9,4%

12.765

7.6%

Năm 2019

1578.2

333.4

1911.6

12,8%

14.420

13.0%

Năm 2020

1379.9

239.4

1619.3

-15,3%

12.990

-9,9%

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

2.2. Thị trường xuất khẩu

Theo các bảng dưới đây, trong 8 tháng đầu năm 2020 trừ tăng nhẹ tại châu Á (+0.1%), xuất khẩu da giầy của Việt Nam giảm mạnh tại các châu lục khác. Giảm mạnh nhất tại EU (16,6%) và Bắc Mỹ (11.6%). Mỹ và hầu hết các nước thành viên EU và Nam Mỹ đều có mức giảm xuất khẩu với 2 chữ số. phản ánh rõ nét tác động tiêu cực của Covid-19. Trong khi đó tại châu Á. xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh (16,2%) và giảm nhẹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc phản ánh tình hình Covid đã được kiểm soát tốt hơn tại các nước này.    

 

 

 

 

 

BẢNG 8. XUẤT KHẨU DA GIẦY CỦA VIỆT NAM SANG CÁC CHÂU LỤC.

                                                                                                            Đơn vị triệu USD)

TT

2019

THỊ TRƯỜNG

2019

8 tháng 2020

TỔNG

Giày dép

Túi xách

Tổng

Giày dép

Túi xách

USD

Tăng%

USD

Tăng %

USD

Tăng %

I

BẮC MỸ

8.719

7.055

1.664

5077

-11.6

4199

-9.0

877

-22.3

II

EU

5.978

5.023

956

3256

-16.6

2705

-17.5

551

-11.7

III

CHÂU Á

5.342

4.442

901

3447

0.1

2951

1.6

496

-14.7

IV

MỸ LATINH

914

885

28

469

-20.4

449

-13.1

20

37.0

V

KHÁC

1.130

927

204

678

-1.3

543

-2.0

134

0.5

 

Tổng cộng

22.083

18.331

3.752

12.99

-9.9

10.88

-8.8

2.08

-15.5

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

BẢNG 9. TOP 05 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DA GIẦY CỦA VIỆT NAM

TT

2019

Thị trường

2019

8 tháng 2020

Tổng

Triệu USD

Giầy dép

Túi cặp

Tổng

Triệu USD

Giầy dép

Túi cặp

Triệu USD

% Tỷ trọng

Triệu USD

% Tỷ trọng

Triệu USD

%Tỷ trọng

Triệu USD

%Tỷ trọng

1

USA

8248

6662

36.3

1586

42.3

4802

3969

36.4

833

40.0

2

EU

5978

5022

27.4

956

25.5

3256

2705

24.8

551

26.4

3

China

1948

1788

9.7

160

4.3

1459

1377

12.6

81

3.9

4

Japan

1399

976

5.3

423

11.3

854

617

5.7

238

11.4

5

Korea

746

607

3.3

139

3.7

472

388

3.7

84

4.0

 

Nước Khác

-

-

18.0

-

12.9

-

-

16.8

-

14.3

 

Tổng cộng

22083

18331

100

3752

100

12990

10880

100

2080

100

 

THỊ PHẦN XK GIẦY DÉP, 8 THG 2020

THỊ PHẦN XK TÚI XÁCH, 8 THG 2020

 

 

 

BẢNG 10: TOP 20 NƯỚC-THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM

                                                                                                            (ĐV: triệu USD)

STT

2019

THỊ TRƯỜNG

2019

8 tháng đầu năm 2020

Tổng

Giầy

Túi cặp

Tổng

Giầy dép

Túi cặp

 

 

Trị giá

Trị giá

Trị giá

Trị giá

Tăng%

Trị giá

Tăng%

Trị giá

Tăng%

1

USA

8248

6663

1586

4802

-11.7

3969

-8.9

833

-22.7

2

China

1948

1788

160

1459

16.2

1377

19.3

81

-20.5

3

Japan

1399

976

423

854

-8.4

617

-6.6

238

-11.8

4

Belgium

1284

1165

119

683

-17.7

615

-18.1

68

-12.8

5

Germany

1203

1009

194

678

-10.2

562

-10.8

116

-7.2

6

Hà Lan

1.037

744

293

578

-13.1

418

-11.8

160

-16.2

7

Korea

746

607

139

472

-5.2

388

-3.5

84

-6.4

8

U.K.

737

631

105

339

-33.1

320

-27.4

59

-12.5

9

France

627

514

113

  349

-20.8

281

-22.1

67

15.2

10

Canada

470

392

78

275

-10.7

230

-10.8

45

-0.1

11

Italy

380

309

71

209

-13.6

169

-14.6

41

-6.8

12

Australia

335

297

38

190

-6.8

163

-9.9

20

20.0

13

Mexico

319

308

11

170

-19.0

158

-22.5

12

79.1

14

HongKong

287

196

92

138

-25.0

92

-25.8

46

-23.3

15

Spain

261

236

25

125

-27.3

108

-30.7

17

1.5

16

Brazil

193

180

13

109

-8.4

102

-9.7

7

11.0

17

Russian

178

166

11

107

4.9

98

2.1

9

36.4

18

UAE

176

154

22

81

-23.5

70

-23.9

11

-15.4

19

Taiwan

175

156

19

114

-0.8

102

1.0

12

-4.0

20

Chile

134

130

4

62

-25.3

61

-24.7

1

-37.5

 

Nước khác

-

-

-

-

 

-

 

-

 

 

Tổng cộng

22.083

18.331

3.752

12.990

-9.9

10.880

-8.8

2.080

-15.5

                       

 

 

 

 

 

 

2.3. XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM SANG CÁC THỊ TRƯỜNG CÓ FTA

Bảng 12. XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN

                                                                                                                    (ĐV: triệu USD)

TT

Nước

2019

8 tháng 2020

KNXK

Giầy dép

Túi xách

Tổng

Giầy dép

Túi-cặp

Trị giá

Trị giá

Trị giá

Trị giá

Tăng%

Trị giá

Tăng%

Trị giá

Tăng%

1

Singapore

102

87.1

14.9

60.3

-3.8

50.2

-8.6

10.3

19.7

2

Thailand

80

74

6

43.0

-15.3

39.7

-12.3

3.3

-2.9

3

Malaysia

87

70

17

41.4

-28.7

33.7

-25.9

7.6

-33.9

4

Philippines

72.8

72.8

-

37.0

-20.6

37 .0

-15.2

-

-

5

Indonesia

85.3

78.0

7.3

45.2

-17.4

42.7

-12.5

2.5

-32.4

 

Tổng

427.1

381.9

45.2

226.9

-16.8

203.3

-17.1

23.7

-12.5

*Ghi chú: Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ 17/05/2010 .                               (Nguồn: TCHQ)

 

Bảng 13. XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC CPTPP

 

 

2019

8 tháng 2020

STT

THỊ TRƯỜNG

Tổng

Giầy dép

Túi cặp

Tổng

Giầy dép

Túi cặp

 

Tr. USD

Tr. USD

Tr. USD

Tr. USD

Tăng

%

Tr. USD

Tăng

%

Tr. USD

Tăng

%

1

Japan

1.399

976

423

854

-8.4

617

-6.6

238

-11.8

2

Canada

470

392

78

275

-10.7

230

-10.8

45

-0.1

3

Australia

335

297

38

190

-6.8

163

-9.9

20

20.0

4

Mexico

319

308

11

170

-19.0

158

-22.5

12

79.1

5

Chi Lê

134

130

4

62

-25.3

61

-24.7

1

-37.5

6

Singapore

102

87

15

60.3

-3.8

50.2

-8.6

10.3

19.7

7

Malaysia

87

70

17

41.4

-28.7

33.7

-25.9

7.6

-33.9

8

Peru

68

68

-

33.7

-24.2

33.7

-24.5

-

-

9

New Zealand

40

40

-

22.0

-8.3

22.0

-8.3

-

-

10

Brunei

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

Total

2954

2368

586

1708.4

-11.3

1368.6

-12.0

333.9

-10.2

*Ghi chú: Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ 14/01/2019.        (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

 

Bảng 14. XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC EAEU

 

 

2019

8 tháng 2020

STT

THỊ TRƯỜNG

Tổng

Giầy dép

Túi cặp

Tổng

Giầy dép

Túi cặp

 

Tr. USD

Tr. USD

Tr. USD

Tr. USD

Tăng%

Tr. USD

Tăng%

Tr. USD

Tăng%

1

LB Nga

177.8

166.4

11.4

106.6

4.9

97.5

2.1

9.1

37.8

2

Belarus

-

-

-

-

-

-

-

-

-

3

Armenia

-

-

-

-

-

-

-

-

-

4

Kazakhstan

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

Kyrgyzstan

-

-

-

-

-

-

-

-

-

   *Ghi chú: Hiệp định FTA EAEU có hiệu lực từ 05/10/2016.      (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Bảng 15. XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC EU

STT

THỊ TRƯỜNG

2019

8 tháng 2020*

Tổng

Giầy dép

Túi cặp

Tổng

Giầy dép

Túi cặp

Trị giá

Trị giá

Trị giá

Trị giá

Tăng%

Trị giá

Tăng%

Trị giá

Tăng%

1

Germany

1.203

1.009

194

678

-10.2

562

-10.8

116

-7.2

2

Belgium

1.284

1.165

119

683

-17.7

615

-18.1

68

-13.4

3

UK

737

631

105

339

-33.2

320

-27.5

59

-9.2

4

Hà Lan

1.037

744

293

578

-13.1

418

-12.1

160

-16.0

5

Spain

261

236

25

125

-27.7

108

-30.7

17

1.8

6

Italy

380

309

71

209

-13.6

169

-14.8

41

6.0

7

France

627

514

113

349

-20.8

281

-22.2

67

-15.7

8

Sweden

96

72

24

67

9.8

49

10.3

18

8.4

9

Slovakia

113

113

-

72

-8.7

72

-8.7

 

 

10

Denmark

29

28

1

3

-82.0

3

-82.9

 

 

11

Czech Rep

81

81

-

44

-9.3

44

-9.3

 

 

12

Austria

29

25

4

16

-15.7

13

-21.7

3.0

11.1

13

Poland

48

41

7

30

-2.0

27

9.3

3.4

-41.4

14

Greece

30

30

-

15

-25.0

15

-25.0

 

 

15

Finland

22

22

-

10

-27.5

9.6

-30.9

 

 

 

Nước khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

5.978

5.023

956

3218

-17.6

2705.6

-17.5

552.4

-11.5

(*Bao gồm cả nước Anh)                                                                   (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

*Ghi chú: Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 01/08/2020

II.3. NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VÀ DA THUỘC

Trong 8 tháng đầu năm 2020. nhập khẩu thiết bị đạt 60.7 triệu USD, giảm 44% và nhập khẩu da thuộc dạt 865,9 triệu USD giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh sự suy giảm đầu tư của doanh nghiệp và giảm sản xuất do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Bảng 16. THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU MÁY, THIẾT BỊ DA GIẦY

(HS: 845310; 845320; 845380; 845390)

                                                                                                                               (Triệu USD)

Nước

2016

2017

2018

2019

Tỷ

Trọng%

8 tháng 2020

Tăng so 8/2019

Trung Quốc

60

66

65

80

48.5%

28.2

-47.4

Đài Loan

61

52

41

48.7

29.5%

18.6

-38.8

Hàn Quốc

29

16

18.3

17

10.3%

5.1

-63.5

Italia

 

 

10

15

9.1%

4.9

-35.5

Đức

6

20

18.2

0.5

0.3%

2.7

440

nước khác

-

-

-

-

-

-

 

Tổng

170

168

155.5

164.8

100%

60.7

-44.0

(Nguồn TCHQ)

Bảng 17. THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU DA THUỘC (HS: 4107-4115)

                                                                                                                            ĐVT: triệu USD

TT

Thị trường

2016

2017

2018

2019

Tỷ trong 2019

8 tháng 2020

Tăng so 8/2019

1

Trung Quốc

277

311

325

380

22.7%

230.3

-9.4

2

Italy

180

218

244

239

14.3%

125.8

-21.6

3

Thai Lan

161

174

232

241

14.4%

124.6

-25.2

4

Hàn Quốc

190

169

161

178

10.6%

68.9

-41.7

5

Đài Loan

161

153

124

99

5.9%

48.1

-30.3

6

USA

96

115

114

125

7.5%

62.0

-27.6

7

Ấn Độ

88

92

109

88

5.3%

34.8

-39.6

8

Brazil

145

114

70

69

4.1%

40.3

-21.6

9

Argentina

 

37

36

28

1.7%

14.1

-28.0

10

Mexico

 

 

29

27

1.6%

13.8

-21.6

11

Pakistan

25

22

26

25

1.5%

11.9

-25.6

12

Hong Kong

21

20

16

16

1%

7.5

-32.4

13

Australia

23

21

14

8

0.5%

5.3

-5.3

14

New Zealand

24

16

13

-

-

-

-

15

UruGuay

4

12

12

9

0.5%

1.8

-67.0

16

South Africa

 

 

8

9

0.5%

1.3

-78.0

17

NưỚC khác

-

-

-

-

-

-

 

 

Tổng

1.559

1.620

1.628

1.671

100%

865.9

-23.6

                                                                                   

Tin tức liên quan