Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Kim ngạch xuất khẩu giày dép 9 tháng đầu năm đạt gần 6,01 tỷ USD
  • 01/11/2013

Theo các số liệu của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép trong 9 tháng đầu năm tăng 15,08% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 6,01 tỷ USD, chiếm 6,24% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Song so theo tháng, kim ngạch xuất khẩu giày dép sụt giảm liên tục trong tháng thứ 4 liên tiếp, tháng 9 giảm 25,14% so với tháng 8, chỉ đạt 549,14 triệu USD.

Nếu trong quí IV/2013, mỗi tháng xuất khẩu đạt bằng với mức bình quân 9 tháng đầu năm (675 triệu USD), thì cả năm 2013 sẽ đạt gần 8,1 tỷ USD; nếu những tháng cuối năm so với cùng kỳ năm trước cũng tăng như 9 tháng đầu năm, thì cả năm 2013 sẽ đạt trên 8,44 tỷ USD. Dù ước tính theo cách nào thì cả năm 2013 cũng sẽ vượt qua mốc 8 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.

Trong tháng 9, xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường đều bị sụt giảm về kim ngạch so với tháng trước đó, đáng chú ý là các thị trường lớn đều giảm kim ngạch trong tháng này như: xuất sang Hoa Kỳ giảm 9,63%, sang Anh giảm 19,16%, sang Đức giảm 31,19%, sang Nhật Bản giảm 19,12%, Trung Quốc giảm 65%, Braxin giảm 72,12%.

Tuy kim ngạch xuất khẩu giảm hầu hết trong tháng 9, nhưng tính chung cả 9 tháng đầu năm, kim ngạch vẫn tăng trưởng dương ở đa số các thị trường xuất khẩu; trong đó các thị trường tiêu thụ chính sản phẩm giày dép của Việt Nam cũng đạt mức tăng kim ngạch. Đứng đầu về kim ngạch trong 9 tháng đầu năm vẫn là thị trường Hoa Kỳ, chiếm 32,18% tổng kim ngạch, đạt 1,93 tỷ USD, tăng 17,02% so cùng kỳ; đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Anh chiếm 6,65%, đạt 399,67 triệu USD, tăng 9,27%; thứ 3 là thị trường Đức chiếm 4,94%, đạt 296,86 triệu USD, tăng 8,14%; tiếptheo là các thị trường cũng đạt kim ngạch lớn trên 200 triệu USD như: Nhậtbanr 290,76 triệu USD, Hà Lan 260,09 triệu USD, Trung Quốc 256,17 triệu USD, Braxin 210,78 triệu USD, Tây Ban Nha 210,32 triệu USD.

Dưới đây là các số liệu của Tổng Cục Hải Quan về kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường 9 tháng đầu năm 2013. ĐVT: USD

 

 

Thị trường

 

T9/2013

T9/2013 so với T8/2013(%)

T9/2013 so với T9/2012(%)

 

9T/2013

9T/2013 so với cùng kỳ

 

 

Tổng cộng

 

 

549.141.194

 

 

-25,14

 

 

+18,67

 

 

6.009.170.629

 

 

+15,08

Hoa Kỳ

214.552.170

-9,63

+6,60

1.933.941.797

+17,02

Anh

41.770.791

-19,16

+29,61

399.673.495

+9,27

Đức

21.809.667

-31,19

+40,78

296.855.075

+8,14

Nhật Bản

32.481.764

-19,12

+31,06

290.759.233

+17,35

Hà Lan

25.766.408

+4,52

+15,54

260.086.585

+10,43

Trung Quốc

13.467.194

-65,09

+23,05

256.167.511

+17,18

Braxin

8.653.626

-72,12

-19,10

210.780.252

+10,35

Tây Ban Nha

16.665.153

-32,28

+47,70

210.318.317

+22,26

Hàn Quốc

17.474.952

-33,22

+26,14

179.778.437

+35,98

Mexico

12.313.361

-43,05

+8,64

170.500.628

+10,90

Italia

12.815.500

-19,84

+26,56

159.456.891

+4,93

Pháp

11.196.199

-30,22

-7,53

156.629.347

-11,92

Canada

8.406.889

-29,33

+53,51

112.935.077

+23,79

Panama

11.085.161

-34,39

+89,99

96.365.115

+2,43

Australia

9.852.236

+12,14

+38,20

75.387.414

+19,38

Hồng Kông

6.994.046

-35,15

+4,62

75.361.773

+19,28

Nga

6.580.420

-21,21

+467,09

67.363.531

+68,64

Nam Phi

7.108.816

-31,64

+77,48

61.010.964

+16,29

Slovakia

659.130

-87,88

-27,61

57.955.708

+32,41

Đài Loan

6.959.002

+8,83

+1,60

53.748.195

+8,53

Chi Lê

4.276.419

-11,74

+31,64

49.582.162

+13,84

Áo

2.400.165

-20,24

-16,36

37.386.890

-4,59

Thụy Điển

1.686.716

+5,64

-6,52

37.184.456

+1,13

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

4.305.199

+69,86

+86,41

37.122.386

+23,90

Achentina

1.220.548

-65,23

-42,98

31.363.361

+67,88

Malaysia

2.195.772

-52,40

+25,02

24.423.101

+28,94

Singapore

3.011.371

-1,60

+47,18

23.886.818

+30,00

Ấn Độ

1.290.948

-54,99

+9,25

22.180.115

+11,43

Đan Mạch

395.975

-14,52

-45,58

20.881.024

+13,89

Séc

1.067.333

-69,51

+14,31

19.938.529

-21,91

Thái Lan

1.876.427

-22,96

+44,71

19.166.264

+45,01

Thụy Sĩ

685.020

-57,57

-10,00

16.454.171

-6,31

Thổ Nhĩ Kỳ

1.262.627

+366,60

+637,85

16.401.207

+21,25

Indonesia

1.501.594

-23,79

+99,39

15.332.742

+22,46

Philippines

1.426.066

-16,87

+2,32

15.330.915

+6,18

NaUy

1.202.301

-50,17

+311,96

15.191.942

+31,32

NewZealand

1.169.192

-30,47

+34,31

12.838.234

+10,58

Hy Lạp

1.354.422

+374,03

+200,26

12.258.491

+17,37

Israel

847.407

-31,58

+58,23

12.065.283

+39,83

Ba Lan

1.151.824

+22,20

-5,59

8.860.353

-18,87

Ucraina

169.708

-71,69

+138,27

4.793.722

+6,59

Phần Lan

243.264

+48,59

*

2.808.882

+10,72

Bồ Đào Nha

0

*

*

911.188

-27,31

Bỉ

23.748.236

-43,37

+35,93

356.394

-99,88

Việc tăng với tốc độ cao và đạt quy mô  khá của xuất khẩu giày dẹp đạt được trong điều kiện tình hình kinh tế tại các thị trường lớn vẫn còn khó khăn là kết quả tích cực đáng khích lệ.

Cả nước hiện có trên 1.100 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, với trên 720 nghìn lao động, 68 nghìn tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, 37 nghìn tỷ đồng tài sản cố định, trên 86 nghìn tỷ doanh thu thuần… của các doanh nghiệp giày dép. Đó là chưa kể hàng nghìn cơ sở sản xuất giày dép cá thể, làng nghề với hàng chục nghìn lao động để phục vụ nhu cầu trong nước hoặc tham gia gia công xuất khẩu. Đây là nguồn lực dồi dào giúp ngành giày dép có thể đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu lớn với yêu cầu chất lượng cao.

Bên cạnh đó là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành này để khai thác nguồn nhân lực dồi dào, trẻ khỏe và giá nhân công rẻ. Xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm tới 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, lĩnh vực xuất, nhập khẩu giày dép vẫn một số vấn đề cần phải giải quyết. Việt Nam phải nhẩu khẩu nhiều nguyên phụ liệu do vậy cần phát triển công nghiệp chế biến da để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, giảm thiểu tính gia công.

Ngoài ra, thiếu lao động có tay nghề  cao ở khâu kỹ thuật khiến nước ta phải thuê kỹ thuật nước ngoài hoặc phải nhập khẩu với giá rất cao. Cần phải tăng cường đào tạo chung, đặc biệt là ở những khâu kỹ thuật cao. Thu nhập của lao động ngành giày dép nhìn chung còn thấp.

Thị trường nhập khẩu giày dép hàng đầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, nhu cầu còn thấp.

Lefaso.org.vn


Tin tức liên quan