Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013
  • 09/10/2013


Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các thị trường liên tục sụt giảm trong 3 tháng gần đây. Tháng 8 giảm 4,17% so với tháng 7, chỉ đạt 733,51 triệu USD. Song tính chung 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch đạt 5,47 tỷ USD, vẫn tăng 14,95% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Xuất khẩu giày dép 9 tháng đã gần bằng mức xuất khẩu trong cả năm 2011 (đạt trên 6,07 tỷ USD so với gần 6,55 tỷ USD), tăng trên 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Nếu bình quân 3 tháng cuối năm đạt bằng với mức bình quân 9 tháng đầu năm (675 triệu USD), thì cả năm 2013 sẽ đạt gần 8,1 tỷ USD; nếu những tháng cuối năm so với cùng kỳ năm trước cũng tăng như 9 tháng đầu năm, thì cả năm 2013 sẽ đạt trên 8,44 tỷ USD. Dù ước tính theo cách nào thì cả năm 2013 cũng sẽ vượt qua mốc 8 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.

 

Giày dép Việt Nam trong 8 tháng qua đã có  mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ  trên thế giới, trong đó có một số thị  trường lớn. EU là thị trường lớn nhất, đạt 1,89 tỷ  USD, tăng 9,1% và chiếm 34,6%. Trong khu vực này, các nước nhập khẩu lớn là Anh (358,52 triệu USD, chiếm 6,56% tổng kim ngạch), Bỉ (332,76triệu USD, chiếm 6,08%), Đức (275,85 triệu USD, chiếm 5,04%), Hà Lan (234,65 triệu USD, chiếm 4,29%), Tây Ban Nha (194,53triệu USD, chiếm 3,56%)… Tiếp đó là thị trường Hoa Kỳ (1,72 tỷ USD, chiếm 31,43%); Nhật Bản (260,81 triệu USD); Trung Quốc (243,24 triệu USD)...

 

Ngoài các thị trường lớn trên, còn có một số thị trường nhập khẩu giày dép với kim ngạch không nhỏ, như: Hàn Quốc, Canada, Panama, Australia, Hongkong (Trung Quốc), Nga, Nam Phi, Slovakia, Đài Loan (Trung Quốc), Chile, Áo, Thụy Điển …

 

Trong tháng 8, xuất khẩu giày dép sang đa số các thị trường lớn tăng so với tháng 7 nhưng mức tăng không cao lắm như: sang Hoa Kỳ tăng 10,84%, sang Anh tăng 8,38%, sang Bỉ tăng 3,44%, sang Trung Quốc tăng 6,81%. Bên cạnh đó, một số thị trường bị sụt giảm như: Đức giảm 32,97%, Nhật Bản giảm 0,36%, Hà Lan giảm 22,81%.

 

Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó xuất sang Achentina tuy kim ngạch không cao, chỉ đạt 30,22triệu USD, nhưng tăng trưởng mạnh 82,67% so với cùng kỳ năm ngoái; bên cạnh đó còn có một số thị trường cũng tăng mạnh trên 30% so với cùng kỳ như: Nga (+57,72%); Thái Lan (+45,32%); Hàn Quốc (+38,13%), Israel (+38,64%).

 

Trong số 45 thị trường xuất khẩu giày dép 8 tháng đầu năm, chỉ có 7 thị trường bị sụt giảm kim ngạch như: Bồ Đào Nha (-26,36%); Séc (-23,29%); Ba Lan (-20,54%); Pháp (-11,22%); Thụy Sĩ (-6,14%); Áo (-3,6%); Panama (-3,09%).

Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường 8 tháng đầu năm 2013. ĐVT: USD

 

 

Thị trường

 

T8/2013

T8/2013 so với T7/2013 (%)

 

8T/2013

8T/2013 so với cùng kỳ (%)

 

Tổng cộng

 

733.514.798

 

-4,17

 

5.471.936.410

 

+14,95

Hoa Kỳ

237.417.277

+10,84

1.719.652.100

+18,45

Anh

51.673.375

+8,38

358.515.327

+7,46

Bỉ

41.937.603

+3,44

332.760.646

+23,74

Đức

31.696.235

-32,97

275.850.463

+6,50

Nhật Bản

40.161.346

-0,36

260.809.716

+16,96

Trung Quốc

38.571.411

+6,81

243.243.101

+17,13

Hà Lan

24.651.041

-22,81

234.654.316

+10,06

Braxin

31.037.625

+7,09

202.158.498

+12,11

Tây Ban Nha

24.610.387

-26,00

194.532.309

+21,02

Hàn Quốc

26.168.440

+30,12

163.492.406

+38,13

Mexico

21.622.967

-13,85

158.418.545

+11,24

Pháp

16.046.046

-27,66

147.127.723

-11,22

Italia

15.987.536

-43,66

146.736.758

+3,44

Canada

11.896.095

-34,55

105.097.519

+22,55

Panama

16.894.670

+106,25

85.552.507

-3,09

Hồng Kông

10.784.756

+6,00

68.567.202

+21,37

Australia

8785510

+7,78

65715022

+17,31

Nga

8351772

-16,20

61170709

+57,72

Slovakia

5.437.140

-52,32

57.296.578

+31,72

Nam Phi

10.399.072

+13,73

53.902.148

+11,23

Đài Loan

6.394.258

-4,11

46.789.234

+9,65

Chi Lê

4.844.987

-42,70

45.309.577

+12,41

Thụy Điển

1.596.607

-72,38

35.497.740

+1,52

Áo

3.009.202

-49,22

35.000.655

-3,60

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

2.534.484

-30,35

32.841.031

+18,76

Achentina

3.510.802

-41,35

30.215.362

+82,67

Malaysia

4.613.035

+21,93

22.243.805

+29,44

Singapore

3.060.191

-21,03

20.922.327

+28,13

Ấn Độ

2.868.035

+22,66

20.895.962

+11,60

Đan Mạch

463.245

-69,86

20.485.048

+16,35

Séc

3.500.305

+172,35

18.871.196

-23,29

Thái Lan

2.435.642

+32,20

17.322.808

+45,32

Thụy Sĩ

1.614.522

-26,86

15.769.150

-6,14

Thổ Nhĩ Kỳ

270.604

-78,09

15.259.305

+14,25

NaUy

2.412.932

+107,83

14.410.318

+27,79

Philippines

1.715.372

+12,30

13.913.090

+6,66

Indonesia

1.970.282

+126,93

13.831.148

+17,54

NewZealand

1.681.652

+23,73

11.672.458

+8,69

Israel

1.238.621

-9,24

11.219.850

+38,64

Hy Lạp

285.725

-81,66

10.904.069

+9,11

Ba Lan

942.564

+34,46

7.708.528

-20,54

Ucraina

599.454

+10,83

4.624.014

+4,47

Phần Lan

163.711

+57,99

2.565.619

+1,24

Bồ Đào Nha

91.128

+44,67

892.802

-26,36

 

Việc tăng với tốc độ cao và đạt quy mô  khá của xuất khẩu giày dép đạt được trong điều kiện tình hình kinh tế tại các thị trường lớn vẫn còn khó khăn là kết quả tích cực đáng khích lệ. Cả nước hiện có trên 1.100 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, với trên 720 nghìn lao động, 68 nghìn tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, 37 nghìn tỷ đồng tài sản cố định, trên 86 nghìn tỷ doanh thu thuần… của các doanh nghiệp giày dép. Đó là chưa kể hàng nghìn cơ sở sản xuất giày dép cá thể, làng nghề với hàng chục nghìn lao động để phục vụ nhu cầu trong nước hoặc tham gia gia công xuất khẩu. Đây là nguồn lực dồi dào giúp ngành giày dép có thể đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu lớn với yêu cầu chất lượng cao.

Bên cạnh đó là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành này để khai thác nguồn nhân lực dồi dào, trẻ khỏe và giá nhân công rẻ. Xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm tới 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sản xuất tại Việt Nam.

Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu giày dép vẫn có bốn vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Thứ nhất, nguồn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu còn lớn, trong khi Việt Nam là nước nông nghiệp, có đàn trâu đàn bò nhiều.  Vì vậy, cần phát triển công nghiệp chế biến da để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, giảm thiểu tính gia công.

Thứ hai, lao động có tay nghề ở những khâu kỹ thuật còn ít, ở khâu quan trọng nhất còn phải thuê kỹ thuật nước ngoài hoặc phải nhập khẩu với giá rất cao, lại bị phụ thuộc. Cần phải tăng cường đào tạo chung, đặc biệt là ở những khâu kỹ thuật cao.

Thứ ba, thu nhập của lao động ngành giày dép nhìn chung còn thấp.

Cuối cùng, thị trường nhập khẩu giày dép hàng đầu của Việt Nam hiện chưa phục hồi tăng trưởng, người dân còn phải thắt lưng buộc bụng.

Lefaso.org.vn


Tin tức liên quan