Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Hệ thống thuế ưu đãi sửa đổi mở rộng cánh cửa xuất khẩu cho Việt Nam, đặc biệt là giày dép
  • 31/07/2013

Việt Nam dự kiến tận dụng lợi thế tăng xuất khẩu sang EU, thị trường lớn nhất, bắt đầu trong năm mới khi chương trình ưu đãi thuế quan sửa đổi sẽ có hiệu lực.

Sau khi thay đổi khối hệ thống tổng quát ưu đãi phổ cập (GSP) cho hầu hết các nước đang phát triển, thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ thấp hơn hoặc miễn. GSP hiện hành có  hiệu lực từ năm 2009, giới hạn các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu. Đồng thời số lượng nước được hưởng sẽ giảm xuống còn 89 từ mức hiện tại 176, bao gồm 49 nước kém phát triển nhất và 40 nước thu nhập thấp và trung bình thấp. Việt Nam, với thu nhập trung bình 1.555 USD trong năm ngoái, rơi vào thể loại này. Các nhà phân tích cho biết rằng, sự thay đổi có nghĩa là nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam, đặc biệt giày dép và túi xách, sẽ được hưởng lợi.

Một số nước thành viên của EU áp đặt thuế chống bán phá giá khoảng 10% đối với 2 mặt hàng trong 1 vài năm trước để bảo vệ ngành công nghiệp địa phương đang gặp khó khăn.

Báo Đầu tư trích lời Thứ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, các công ty Việt Nam có cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu sang EU, nếu họ có thể thực hiện đầy đủ các kế hoạch mới.

Khối sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu bằng 0 đối với 40% mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam, ông nói.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam vào EU đứng đầu với 11,6 tỉ USD. Ông Trương Đình Tuyển, cựu Bộ trưởng thương mại, đã cảnh báo rằng các nhà xuất khẩu cần hướng tới nhiều thị trường mục tiêu trong EU kể từ khi họ mất ưu đãi thuế đối với một mặt hàng nếu tỉ lệ xuất khẩu của họ đối với tổng số các lô hàng đến 1 thị trường vượt quá giới hạn cụ thể.

Các nước EU hiện đang thiết lập một giới hạn 17,5% đối với tất cả các mặt hàng, ngoại trừ may mặc có mức trần 14,5%.

Nhưng theo ông Trần Ngọc Quân, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu cho biết, GSP mới đã nâng trần một số mặt hàng.

Cà phê chẳng hạn sẽ có mức trần 21,68% và giày dép là 34%.

Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan