Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Doanh nghiệp da giày: Cần chủ động đón đầu cơ hội
  • 25/07/2013


Với tổng kim ngạch XK đứng thứ ba cả nước và đứng thứ hai tại các thị trường trọng điểm như Mỹ và EU, da giày đang được coi là một ngành có nhiều lợi thế khi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - EU (FTA EU) có hiệu lực.

Hiệp định TPP sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tại các thị trường chưa có FTA như Hoa Kì, Canada, Mexico, Peru… Trong đó, Hoa Kì được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng trong mở cửa thị trường, gia tăng kim ngạch XK. 

Đặc biệt TPP sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh vượt trội cho giày dép XK của Việt Nam so với giày dép của Trung Quốc khi XK sang các nước TPP. Tương tự, Hiệp định FTA EU (sẽ có hiệu lực từ năm 2016) cũng sẽ tạo ra một “cú hích” mạnh cho mặt hàng giày dép của Việt Nam vào thị trường này với mức thuế suất XK dự kiến sẽ giảm đến mức 0%.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, ngành da giày cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi tham gia vào hai hiệp định này. Theo ông Diệp Thành Kiệt-Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày-túi xách Việt Nam (Lefaso), với phương thức kinh doanh gia công là chủ yếu, các DN trong nước sẽ chỉ hưởng được một phần lợi không đáng kể từ các Hiệp định thương mại tự do.

Bên cạnh đó, sự thông hiểu luật pháp và tận dụng lợi thế trong các hiệp định của các DN cũng còn rất hạn chế trong khi lại phải đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng, giao hàng, tiêu chuẩn kĩ thuật từ các đối tác nước ngoài. Đặc biệt, tỉ lệ nội địa hóa và nhập vật tư trong khối để đàm bảo các điều kiện thụ hưởng mức thuế ưu đãi từ TPP và FTA EU còn thấp. Cùng với việc  mở cửa thị trường, ngành da giày cũng sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn ngay với các DN nước ngoài trên tại thị trường nội địa.

Do vậy, để có thể tận dụng được các lợi thế do các Hiệp định tự do mang lại, theo ông Diệp Thành Kiệt, ngay từ bây giờ, các DN phải định vị lại chiến lược thị trường từ đó xác định rõ các cơ hội và thách thức khi tham gia vào TPP và FTA EU. Bên cạnh đó liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc cắt giảm chi phí kiểm soát định mức, năng suất, chi phí quản lí.

Ngoài ra, các DN cần phải thay đổi phương thức kinh doanh chuyển từ gia công sang FOB, đồng thời chuẩn hóa và minh bạch các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, các DN cần phải thông hiểu các nội dung và giải pháp để tận dụng tối đa lợi thế từ TPP và FTA EU đặc biệt là các quy tắc và cách tính về xuất xứ.

(HQ)

Tin tức liên quan