Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Xuất khẩu giày dép của Việt Nam tăng trưởng dương trong 4 tháng đầu năm 2013
  • 23/05/2013

 

Ngành da giày Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2012 khi thị trường XK chính là EU vẫn chìm trong khủng hoảng, đơn hàng giảm, sản lượng đơn hàng cũng bị rút bớt vì tình trạng tồn kho, sức mua giảm ở thị trường EU. Nhưng bắt đầu từ quý 1-2013, các nhà nhập khẩu cũ, lâu năm đã tăng đơn hàng và số lượng trong từng đơn hàng cũng tăng lên. Bên cạnh đó, có rất nhiều khách hàng mới đến từ Đức, Anh cũng đã tiếp xúc, làm việc với DN để đặt hàng. Đến thời điểm này, đơn hàng sản xuất khá tốt, DN đang trong thế dư đơn hàng. DN ưu tiên cho khách hàng lâu năm, đang bổ sung thêm nguồn lao động để tăng năng lực sản xuất, có thể tiếp nhận thêm khách hàng mới.

         Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép tháng 4 tiếp tục đà tăng trưởng dương, với mức tăng 18,94% so với tháng trước đó và cũng tăng 9,62% so với cùng tháng năm 2012, đạt kim ngạch 638,84 triệu USD; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng  sang các thị trường  4 tháng đầu năm 2013 lên 2,36 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 14,05% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng giày dép da tháng 4 đạt 17,2 triệu đôi, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước, nâng sản lượng giày dép da trong 4 tháng đầu năm 2013 lên 68 triệu đôi, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

         Trong 4 tháng đầu năm nay, có 7 thị trường lớn tiêu thụ giày dép của Việt Nam với mức kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên. Trong đó, Hoa Kỳ dẫn dầu với 755,34 triệu USD, chiếm 32,04% tổng kim ngạch; sau là thị trường Anh 149,5 triệu USD, chiếm 6,34%; Bỉ 140,56 triệu USD, chiếm 5,96%; Nhật Bản 121,31 triệu USD, chiếm 5,15%; Trung Quốc 114,84 triệu USD, chiếm 4,87%; Đức 114,82 triệu USD, chiếm 4,87%; Hà Lan 104,81 triệu USD, chiếm 4,45%.

Tính chung, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường 4 tháng đầu năm  đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tất cả các thị trường lớn đều tăng kim ngạch so cùng kỳ như: xuất sang Hoa Kỳ tăng 20,72%, sang Anh tăng 5,79%; Bỉ tăng 14,13%; Nhật Bản tăng 17,57%; TrunG Quốc tăng 10,07%; Đức tăng 3,53% và Hà Lan tăng 19,06%.

         Chủng loại giầy dép của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng giày dép có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic (Mã HS 64.02); giày dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giầy bằng da thuộc (HS 64.03); giày dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giầy bằng nguyên liệu dệt (HS 64.04).

Các số liệu về thị trường xuất khẩu giày dép của Việt nam trong 4 tháng đầu năm nay

 

 

ĐVT: USD

 

 

Thị trường

 

 

T4/2013

Chênh lệch so với cùng kỳ năm 2012

 

 

4T/2013

Chênh lệch so với cùng kỳ năm 2012

Tổng cộng

638.844.635

+9,62

2.357.504.748

+14,05

Hoa Kỳ

215.167.956

+14,93

755.337.675

+20,72

Anh

42.674.430

+7,96

149.502.751

+5,79

Bỉ

36.361.852

+3,84

140.558.853

+14,13

Nhật Bản

22.384.265

+58,55

121.312.088

+17,57

Trung Quốc

25.768.993

+15,79

114.840.486

+10,07

Đức

30.507.696

+14,63

114.824.766

+3,53

Hà Lan

31.631.204

+20,98

104.809.747

+19,06

Braxin

25.736.189

-5,10

91.296.730

+14,28

Tây Ban Nha

17.950.882

+2,43

83.462.265

+22,27

Mexico

23.804.992

+2,97

74.406.418

+10,45

Hàn Quốc

14.500.898

+53,00

73.686.038

+31,47

Italia

9.872.433

-16,16

55.875.675

-1,27

Pháp

17.718.558

-13,65

54.466.138

-18,28

Canada

14.615.414

+6,58

41.622.849

+16,87

Panama

11.670.566

+14,45

36.436.212

+12,19

Australia

7.668.851

+26,43

27.389.315

+19,44

Hồng Kông

4.623.938

-14,27

26.690.044

+17,30

Nga

7.364.942

+41,47

25.145.413

+31,24

Đài Loan

5.098.809

+7,97

21.213.471

+10,52

Nam Phi

3.801.965

-25,66

20.035.131

+13,09

Slovakia

8.566.560

+18,04

19.602.765

+38,51

Chi Lê

8.045.117

-2,88

17.609.474

+4,65

Áo

4.828.487

-32,06

14.342.946

-13,37

Tiểu vương quốc Ả RậpTN

4.738.489

+43,21

14.270.999

+31,85

Thụy Điển

3.852.891

-10,46

13.972.122

+10,92

Achentina

2.942.549

-25,67

13.041.201

+8,62

Ấn Độ

3.305.780

+0,92

9.887.555

+28,50

Đan Mạch

1.993.760

+25,11

9.610.876

+21,38

Singapore

2.027.943

+14,09

9.364.543

+15,57

Malaysia

1.227.967

-15,27

8.627.751

+13,43

Thái Lan

1.875.527

+34,01

7.521.877

+46,37

Séc

2.918.089

-7,29

7.028.377

-39,16

Thổ Nhĩ Kỳ

3.552.083

+88,27

6.804.207

+40,15

Thụy Sĩ

1.294.915

-8,50

6.358.745

-2,18

Philippines

810.947

-56,88

6.280.805

-0,29

Indonesia

1.262.027

+5,48

6.126.630

+0,35

NewZealand

1.107.942

-7,56

5.467.369

+30,74

Hy Lạp

1.813.009

-3,62

4.714.864

+10,75

NaUy

917.340

-59,13

4.483.256

+5,33

Israel

1.155.536

+13,81

4.478.202

+28,15

Ba Lan

1.693.063

+108,89

3.748.548

-34,83

Ucraina

912.098

+184,90

2.136.438

+21,15

Phần Lan

468.200

+4,39

1.648.255

+47,16

Bồ Đào Nha

0

*

235.253

-39,30

 Triển vọng xuất khẩu giày dép:

         Các hiệp định thương mại quan trọng FTA Việt Nam - EU, Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP… được dự báo sẽ mang lại nhiều lợi thế cho giày dép, dệt may Việt Nam, sẽ sớm được ký kết trong thời gian rất gần. Chỉ khoảng 1-2 năm tới, thời gian không dài, do vậy, đây là thời điểm thích hợp nhất để các nhà nhập khẩu đi trước đón đầu, dịch chuyển, lựa chọn và quyết định điểm đến để ổn định sản xuất, sẵn sàng đón nhận thời cơ về thuế suất ưu đãi từ thị trường Việt Nam XK sang EU, Mỹ…

Tình hình sản xuất, XK giày dép tại Việt Nam đang trở nên sôi động hơn các nước khác, có phần quyết định, sức hút lớn từ các hiệp định thương mại đang trong quá trình hoàn tất đàm phán.

         Không chờ đến hiệu lực của FTA Việt Nam - EU, dự kiến thực hiện năm 2015, thì ngay từ ngày 1-1-2014 giày dép Việt Nam XK vào EU đã được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP giai đoạn năm 2014 – 2016. Và khi FTA Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực thì thuế suất nhiều chủng loại giày dép của Việt Nam vào EU sẽ là 0%.

         Với TPP, da giày Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng, tăng XK vào một thị trường rộng lớn, có giá trị tiêu thụ lớn, với tổng dân số 2,7 tỷ người, GDP chiếm 50% của thế giới. TPP sẽ lập tức xóa bỏ mức thuế nhập khẩu bình quân 14,3% hiện nay xuống còn 0% (thị trường Mỹ). Dự kiến, TPP sẽ chiếm hơn 47% tổng kim ngạch XK của ngành, đặc biệt thị trường Mỹ sẽ chiếm 31%. Năm 2012, XK giày dép vào EU chiếm khoảng 36,5% tổng kim ngạch XK toàn ngành. Tại Mỹ, giày dép VN đã tăng mạnh trong thời gian qua, chiếm khoảng 30,9% tổng kim ngạch XK ngành. Hiện VN đứng thứ 2 sau Trung Quốc về XK giày dép vào cả 2 thị trường lớn EU, Mỹ. Tuy nhiên, tại thị trường Mỹ, giày dép VN mới chiếm được 6% số lượng và 8% về giá trị. Dự kiến, năm 2013 ngành da giày-túi xách có khả năng đạt khoảng 9,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu giày dép sẽ đạt 8 tỷ USD.

          Giày dép Việt Nam sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước XK giày dép lớn như Trung Quốc, Ấn Độ không phải là thành viên TPP. Việt Nam có lợi thế ở hai thị trường 2,7 tỷ dân khi không có thành viên nào trong TPP là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong lĩnh vực giày dép, túi xách. Thuận lợi này cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận được các thương hiệu giày dép, túi xách lớn của thế giới. Tuy nhiên, để có được cơ hội này, ngành giày dép, túi xách Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, cạnh tranh với các DN đầu tư nước ngoài, các yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng giao hàng và hàng rào kỹ thuật, khả năng làm chủ thị trường nội địa, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi.

          Hiện nay, xuất khẩu da giày của Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thị trường thế giới có nhiều biến động và nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu. Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa mới chỉ chiếm 40 - 45% (chủ yếu là đế giày và chỉ khâu giày) trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu.

          Để tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới, Bộ Công Thương yêu cầu ngành da giày cần đầu tư phát triển gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa sự dịch chuyển sản xuất từ các nước trên thế giới và trong khu vực. Ngoài ra, ngành phải đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu; xây dựng mới các dự án cho lĩnh vực thuộc da với công nghệ tiên tiến và môi trường thân thiện. Về lâu dài, ngành da giày cần đẩy mạnh việc liên kết giữa các doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan