Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được kí kết ngày 5/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 20/12/2015.
So với FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Tuy nhiên, VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.
Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với toàn bộ sản phẩm giày dép Chương 64 của Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam ngay khi VKFTA có hiệu lực (trừ dòng thuế 64062000).
Thực hiện cam kết này, theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực thi VKFTA giai đoạn 2016 - 2018 tại Nghị định 131/2016/NĐ-CP, phần lớn dòng thuế đối với ngành giày dép ở mức 0% ngay từ 2016.
Riêng đối với Mã hàng 64062000 (đế ngoài và gót giày, bằng cao su hoặc plastic), Việt Nam cam kết cắt giảm thuế theo với lộ trình Y-5, nghĩa là giảm thuế quan dần đều xuống mức 0% trong vòng 5 năm từ mức thuế suất cơ sở (30%) bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực và loại bỏ thuế hoàn toàn (0%) từ ngày đầu tiên của năm thứ 5.
Trên thực tế, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực thi VKFTA giai đoạn 2018 – 2022 tại Nghị định 149/2017/NĐ-CP, mã hàng này được áp mức thuế 6% năm 2018, và 0% từ năm 2019 trở đi (tức là Việt Nam đã mở cửa sớm hơn cam kết trong VKFTA đối với mã hàng này).
Chi tiết Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam thực hiện VKFTA giai đoạn 2018 – 2022
BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM THỰC HIỆN VKFTA GIAI ĐOẠN 2018 – 2022Trong VKFTA, Hàn Quốc cam kết xóa bỏ thuế quan đối với tất cả sản phẩm giày dép thuộc Chương 64 ngay khi VKFTA có hiệu lực.
Chi tiết Lộ trình cắt giảm thuế của Hàn Quốc áp dụng với mặt hàng giày dép Việt Nam theo VKFTA
LỘ TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ CỦA HÀN QUỐC ÁP DỤNG VỚI MẶT HÀNG GIÀY DÉP VIỆT NAM THEO VKFTATheo : vietnambiz.vn