Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Xuất khẩu da thuộc của Bangladesh có thể đạt 5 tỉ USD vào năm 2022
  • 07/01/2020
Theo các chuyên gia trong ngành, xuất khẩu da và hàng hóa da của Bangladesh sẽ đạt được 5 tỉ USD vào năm 2022, nếu chính phủ quản lý chứng nhận Leather Working Group (LWG) sớm nhất. Trong năm tài chính vừa qua, xuất khẩu da và hàng hóa da đạt 1,19 tỉ USD và trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Bangladesh sau may mặc, Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu cho biết. Có được chứng nhận LWG có nghĩa là các nhà sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn tuân thủ toàn cầu. Và đề có được điều đó, nhà máy xử lý nước thải trung tâm (CETP) tại Khu công nghiệp thuộc da Savar (STIE) phải được vận hành. Saiful Islam, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa da và giày dép Bangladesh (LFMEAB) cho biết, sau khi đạt được chứng nhận LWG, sẽ không có ai hỏi về chất lượng sản phẩm vì mọi thứ sẽ được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về tuân thủ. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận, các nhà xuất khẩu da và hàng hóa da Bangladesh phải thực hiện việc gửi sản phẩm sang Trung Quốc – nơi giá thấp hơn 40% so với các nơi khác. Mới đây, nhiều thương hiệu Mỹ bày tỏ sự quan tâm đến việc chuyển sang Bangladesh là điểm đến tìm nguồn cung ứng cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Bangladesh cũng có khả năng cung cấp hàng hóa chất lượng cho các nhà bán lẻ với giá cả cạnh tranh. Vì vậy, chứng nhận đó rất quan trọng đối với Bangladesh. Các ý kiến của Islam đã đưa ra khi kết thúc Triển lãm tìm nguồn cung ứng giày dép da và hàng hóa da Bangladesh (BLISS) tại thành phố hội nghị quốc tế Bashundhara, Dhaka. Mới đây, 4 nhà sản xuất hàng hóa da và giày Ấn Độ đã đến Bangladesh và đầu tư 10 triệu USD. Tương tự, một công ty sản xuất da và hàng hóa da khác đến từ Đài Loan (TQ) gần đây. Giám đốc quản lý Islam thuộc Picard Bangladesh cho biết: “Hiện chúng tôi cần hoàn thành việc xây dựng CETP càng sớm càng tốt để có được chứng nhận LWG”. Nhận thấy quan điểm của Islam, Ziaur Rahman, giám đốc quản lý thuộc Bay, một công ty sản xuất và xuất khẩu da và giày địa phương cho biết ông nhận được phản ứng tích cức từ các nhà bán lẻ quốc tế tại triển lãm. Rahman – người có xuất khẩu hàng năm đạt hơn 80 triệu USD da và hàng hóa da và có mức tăng trưởng15% mỗi năm cho biết, cần cải thiện thời gian cắt giảm đáng kể rào cản thương mại khác nhau để giành lấy thị trường quốc tế. Nhiều doanh nhân trẻ và mới đến với lĩnh vực này khi đất nước trở thành một điểm nóng đối với da và hàng hóa da. Hiện tại số lượng các nhà xuất khẩu hàng hóa da trong hiệp hội là 180, tăng từ dưới 100 trong 1 vài năm trước đây. Ngoài các thành viên đã đăng ký của hiệp hội, có nhiều nhà đầu tư siêu nhỏ và nhỏ đang phục phục vụ cả thị trường trong nước và quốc tế. Maksudur Rahman, giám đốc tiếp thị thuộc Salma Tannery cho biết, rất nhiều người mua từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc đã đến thăm gian hàng tại hội chợ. Nhiều người mua da thuộc Hàn Quốc tái xuất hàng hóa sang Mỹ, Đức và Tây Ban Nha. Ông kêu gọi chính phủ hoàn thành việc xây dựng CETP càng sớm càng tốt để đảm bảo giá da và hàng hóa da phù hợp. Bangladesh sản xuất gần 400 triệu m2 da thô, trong đó các công ty da và giày dép địa phương tiêu thụ 30 triệu m2. Một số công ty hàng hóa da và giày dép nhập khẩu 2 triệu m2 da thuộc chất lượng cao để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn: Lefaso.org.vn  

Tin tức liên quan