Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ đạt 5,69 tỉ USD năm 2018
  • 05/08/2019
Kim ngạch xuất khẩu da và sản phẩm da Ấn Độ trong năm tài chính 2018 đạt 5,691 tỉ USD, giảm nhẹ 0,87% so với 5,74 tỉ USD năm trước đó.
Trong đó, xuất khẩu da thành phẩm giảm 17,4% từ 874,24 triệu USD xuống 721,73 triệu USD. Xuất khẩu phụ kiện giày dép giảm 4,8% và may mặc da giảm 9,7%.

Xuất khẩu hàng hóa da chiếm 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp này, tăng 5% lên 1,43424 tỉ USD.
  Xuất khẩu giày dép da trong năm tài chính 2018 đạt 2.195,47 triệu USD, ngang bằng với năm trước đó (2.193,86 triệu USD). Trong cùng giai đoạn, xuất khẩu giày dép phi da tăng ấn tượng 32,2% lên 392,63 triệu USD.
  Thị trường da và sản phẩm da chủ yếu của Ấn Độ là Mỹ chiếm 15,7%; Đức chiếm 11,58%; Anh chiếm 11,5%; Italia chiếm 6,48%, Pháp chiếm 5,68%, Tây Ban Nha chiếm 4,54%, UAE chiếm 3,97%, Hà Lan chiếm 3,42%, Hồng Kông chiếm 3,34%; Trung Quốc chiếm 2,6%; Ba Lan chiếm 2,02% và Bỉ chiếm 2%. Tổng cộng 12 thị trường chiếm gần 71,84% trong tổng xuất khẩu da, sản phẩm da và giày dép của Ấn Độ. EU chiếm 54% trong tổng xuất khẩu da và sản phẩm da của Ấn Độ. Thông tin này đến từ Hội đồng xuất khẩu da (CLE) sử dụng số liệu từ Tổng cục Tình báo và Thống kê Thương mại (DGCI&S) cho biết.
  Thế mạnh của ngành

Theo CLE, ngành công nghiệp da có nguồn nguyên liệu thô dồi dào, khi Ấn Độ được ưu đãi với 20% gia súc và trâu trên thế giới và 11% số dê và cừu trên thế giới. Thêm vào đó là thế mạnh nguồn lao động lành nghề, với mức lương cạnh tranh, công nghệ đổi mới và hỗ trợ thể chế cho R&D, HRD và phát triển sản phẩm, tăng sự tuân thủ của ngành đối với các tiêu chuẩn môi trường quốc tế và sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp liên quan.
  Ngành công nghiệp giày dép Ấn Độ

Theo Niên giám giày dép thế giới năm 2018, trong năm 2017 Ấn Độ là nước sản xuất giày dép lớn thứ 2 thế giới với sản lượng hàng năm đạt 2,41 tỉ đôi và chiếm 10,2% sản lượng trên toàn thế giới, chỉ sau Trung Quốc (chiếm 57,5%). Mặc dù là nước sản xuất mạnh song Ấn Độ chỉ là nước xuất khẩu lớn thứ 9 trên thế giới (chiếm 1,3%), với thực tế sản xuất nhiều đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường nội địa rộng lớn (Ấn Độ có dân số ước tính khoảng 1,4 tỉ người). Trên thực tế, năm 2017, Ấn Độ đã vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ giày dép lớn thứ 2: một cột mốc quan trọng ở châu Á khi nổi bật trên thị trường thế giới phản ánh nhân khẩu học và xu hướng kinh tế mạnh.
Triển vọng

Chính phủ Ấn Độ xác định ngành da là một ngành tập trung theo chương trình sản xuất tại Ấn Độ, với quan điểm “tiềm năng to lớn để phát triển và tạo việc làm”. Theo đó, chính phủ cung đang thực hiện các sáng kiến tập trung, đặc biệt khác nhau theo chính sách ngoại thương cho sự phát triển của ngành da. Với việc thực hiện các chương trình phát triển công nghiệp khác nhau cũng như các hoạt động quảng bá xuất khẩu và theo dõi hiệu suất trong quá khứ và sức mạnh vốn có của ngành về lao động lành nghề, công nghệ đổi mới, tăng cường tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường quốc tế và hỗ trợ tận tình của các ngành công nghiệp liên quan, ngành công nghiệp da Ấn Độ nhằm mục đích tăng cường sản xuất, từ đó tăng cường xuất khẩu và tạo cơ hội việc làm bổ sung.
  Nguồn: Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan