Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Tất cả giày bán tại Mỹ được nhập khẩu
  • 31/07/2018
Hãng giày da Vans của Mỹ đã bán giày với trị giá hơn 3 tỉ USD mỗi năm, một phần nhờ sự hợp tác với Disney và Marvel Comics. Vans thương hiệu 52 tuổi nổi tiếng với chiếc giày trượt không thấm nước. Doanh thu hàng năm của Vans đứng đầu với 3 tỉ USD trong năm ngoái, tăng gần 10 lần so với 1 thập kỷ trước đó, được thúc đẩy một phần bởi sản xuất giá rẻ và dồi dào tại châu Á.

  Tuy nhiên, thuế suất thấp có thể khiến Vans và các thương hiệu giày dép khác bị ảnh hưởng. 98% giày được sản xuất ở nước ngoài, với gần 3/4 trong số nhập khẩu đến từ Trung Quốc, Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ cho biết, khiến giày dép là một trong những sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất. Giày không nằm trong danh sách các hàng hóa dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan mới nhất, nhưng ngành công nghiệp đang cảnh giác cao sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đã sẵn sàng mở rộng thuế quan đối với hàng hóa của Trung Quốc có trị giá 500 tỉ USD. “Tôi sẵn sàng đi đến 500”, ông nói với CNBC.

  “Chúng tôi sẽ ngủ nếu chúng tôi không quan tâm đến điều đó”, Scott A. Roe, giám đốc tài chính của công ty VF, công ty mẹ của Vans, cũng như 12 thương hiệu khác bao gồm Timberland, Reef và North Face cho biết.Trong đầu tháng này, Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc có trị giá 34 tỉ USD, bao gồm xe hoi và máy móc công nghiệp. Ngay sau đó, Trump cho biết ông sẽ bổ sung thêm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có trị giá 200 tỉ USD.

  Các công ty giày phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực trong mấy năm gần đây chuyển nhiều hoạt động của họ sang các nước khác như Việt Nam và Campuchia. Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu giày từ Trung Quốc với trị giá 14,8 tỉ USD, khiến giày dép là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 5 của Trung Quốc, Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết. (Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu khác: điện thoại di động 84 tỉ USD, máy tính 67 tỉ USD, đồ chơi 28 tỉ USD và đồ nội thất và giường 27 tỉ USD).

  Ngành công nghiệp giày thanh toán thuế quan gần 3 tỉ USD mỗi năm, phần lớn trong số đó liên quan đến luật pháp tử năm 1930 nhằm bảo vệ sản xuất của Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái. Giày vải chẳng hạn như là một trong những giày mà Vans bán, đi kèm với mức thuế khổng lồ cao tới 68,5%, tập đoàn công nghiệp cho biết.

  Nate Herman, phó chủ tịch cấp cao của chuỗi cung ứng tại Hiệp hội may mặc và giày dép Mỹ cho biết: “Thuế quan giày dép có xu hướng là một trong số thoái lui nhất”. “Giày có giá thấp nhất – giày quần vợt vải của trẻ em bạn tìm thấy tại Walmart có mức thuế cao nhất, trong khi giày da cao cấp của nam giới bị đánh thuế ít hơn nhiều”, khoảng 8,5%.

  Nike, Saucony và Under Armour đã viết thư gửi Trump trong năm nay, tranh luận chống lại nhiều mức thuế giày. “Việc bổ sung thêm thuế quan đối với gánh nặng này sẽ có nghĩa là chi phí cao hơn đối với người tiêu thụ giày dép và việc làm của Mỹ ít hơn”, bức thư cho biết. Bất kỳ hành động tăng thuế quan đối với giày dép Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức và lâu dài đối với cá nhân và gia đình người Mỹ. Ngay cả khi nếu nhập khẩu giày dép thoát khỏi thuế quan bổ sung, các nhà phân tích cho biết, sự bất ổn có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp có mức tăng trưởng chậm chạp trong mấy năm gần đây. Chi tiêu cho giày chỉ tăng 1% trong năm ngoái, lên 80,2 tỉ USD, Cơ quan phân tích kinh tế Mỹ cho biết.

  Matt Priest, chủ tịch của Các nhà Phân phối và Bán lẻ Giày dép Mỹ cho biết: “Tất cả đều liên quan đến nhau, ngay cả khi nếu chúng tôi không nằm trong bất kỳ danh sách thuế quan nào, chúng tôi vẫn sẽ thấy người tiêu dung cắt giảm các mặt hàng như giày do giá tăng ở những nơi khác”. Đó có thể là tin xấu đối với các thương hiệu như Vans, đã khôi phục lại sau khi nộp đơn xin phá sản trong những năm 1980. Giám đốc điều hành công ty sẽ không tiết lộ số lượng giày được sản xuất tại Trung Quốc nhưng cho biết, Vans có một “chuỗi cung ứng rất đa dạng”.

  Vans bắt đầu hoạt động vào năm 1966 với tư cách là nhà sản xuất có trụ sở tại California. Công nhân sản xuất giày đế cao su mỗi sáng và bán chúng ra khỏi nhà máy Anaheim công ty vào mỗi buổi chiều. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990, Vans đóng cửa các nhà máy tại California và chuyển tất cả sản xuất sang châu Á, một phần để cạnh tranh với các đối thủ có giá thấp hơn.

  Ngày nay, các nhà phân tích cho rằng, phong cách thoải mái của Vans và giá thấp thường ở mức khoảng 50 USD, khiến Vans nằm ngoài các đối thủ cạnh tranh như Nike và Adidas. Công ty cũng hợp tác với một số cộng tác viên bao gồm A Tribe Called Quest và Marvel Comics, trong mấy năm gần đây, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng với các đối tác độc quyền và giới hạn thời gian cung cấp.

  Doanh số bán tăng 35% trong quý gần nhất, khiến Vans là một trong những thương hiệu giày tăng trưởng nhanh nhất trong cả nước. Giám đốc điều hành công ty mẹ của Vans cho biết, đã thấy sự gia tăng trong chi phí của thắt lưng và các phụ kiện khác. Các công ty khác như Sportswea Columbia đã thông báo rằng, giá manơcanh tăng khoảng 4% do kết quả của thuế quan Trump đối với nhôm và thép.

  Nguồn: Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan