Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Các thương hiệu giày dép lớn trên thị trường thế giới hướng tới Việt Nam
  • 13/06/2018
Chi phí lao động phải chăng và hiệp định thương mại tự do với một số nước đã khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ một số công ty giày dép lớn nhất trên thị trường toàn cầu.
  Trong cuộc họp thường niên mới nhất của các cổ đông, Kasper Rorsted, giám đốc điều hành của Adidas cho biết, một sự chuyển dịch trong việc cung cấp giày dép từ Trung Quốc sang Việt Nam đã được dự kiến: “ Tôi sẽ không loại trừ xu hướng này sẽ tiếp tục”, mặc dù tôi thừa nhận rằng “Trung Quốc vẫn là một thị trường mua sắm quan trọng, không kể thuế quan thương mại”.
  Trong năm 2017, các nhà máy tại Việt Nam đã sản xuất 44% sản lượng giày adidas, tăng 31% so với năm 2012, trong khi các nhà cung cấp Trung Quốc sản xuất 19%, giảm hơn 30%. Công ty có trụ sở tại Đức dự kiến sản xuất sẽ tiếp tục được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và nước này sẽ sản xuất hơn 1/2 sản lượng giày dép adidas vào cuối năm 2019.
  Puma có trụ sở tại Đức sản xuất xấp xỉ 1/3 sản phẩm này tại Trung Quốc và mới đây tuyên bố rằng, họ đang lên kế hoạch chuyển một số sản phẩm từ Trung Quốc sang thị trường châu Á khác, như là một phản ứng đối với việc áp đặt thuế quan Mỹ.
  Ngoài ra, Nike thường được sử dụng như là 1 ví dụ về một công ty đầu tư mạnh vào Việt Nam trong vài năm qua, tận dụng lợi thế chi phí lao động hợp lý và điều kiện thương mại thuận lợi.
  Theo ấn phẩm mới nhất của niên giám giày dép thế giới năm 2017, Việt Nam sản xuất 1,185 tỉ đôi giày (chiếm 5,2% thị phần thế giới), đứng vị trí thứ ba trên thị trường thế giới. Trong năm 2017, Việt Nam là thị trường xuất khẩu giày dép đứng thứ 2 với 7,4% thị phần (1,021 tỉ đôi).
Mới đây, ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Lefaso, Hiệp hội giày dép và túi xách Việt Nam cho biết hiệu suất gần đây của ngành sẽ tiếp tục và ngành da giày Việt Nam sẽ phát triển trong những năm tới.

Theo Lefaso, một số yếu tố sẽ nâng cao hiệu quả của ngành trong tương lai. Việt Nam có các hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn như Nhật Bản, Liên minh Hải quan Nga, Kazakhstan và Belarus, Hàn Quốc và ASEAN, và Hiệp định toàn diện và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và hiệp định với EU. Các hiệp định này đã tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của Việt Nam.
Xét về cơ bản, hơn 65% dân số trong độ tuổi làm việc, nguồn lao động có kỹ năng và tay nghề dồi dào. Theo Lefaso, kết hợp các yếu tố này, tập trung vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có trị giá cao, sẽ có cơ hội lớn trong ngành công nghiệp da giày.
  Nguồn: Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan