- Ngành công nghiệp giày dép Đức thiếu lao động lành nghề
-
19/03/2018
Doanh thu ngành công nghiệp giày dép Đức năm 2017 tăng 5,9% lên 2,9 tỉ euro, Hiệp hội công nghiệp giày da Đức (HDS/L) cho biết.
Trong đó, EU là điểm đến xuất khẩu giày dép lớn nhất của Đức chiếm 84,3% trong tổng số, nhưng giảm 2,1% so với năm 2016, Manfred Junkert, giám đốc quản lý HDS/L cho biết. Đây được coi là “thị trường quan trọng của thị trường nội địa châu Âu” đối với ngành công nghiệp giày dép Đức.
Đức xuất khẩu hơn 280 triệu đôi giày trong giai đoạn này, tăng 9,8%. Kim ngạch xuất khẩu chỉ dưới 6,2 tỉ euro, tăng 25,3% so với năm 2016. Điều này do giá giày trung bình tăng. Trong năm 2016, giá trung bình đạt 19,31 euro/đôi, nhưng năm 2017 giá trung bình đạt 22,05 euro/đôi, tăng 14,2% so với năm trước đó.
Thị trường giày dép quan trọng nhất đối với Đức trong năm 2017 là Pháp, với 37,8 triệu đôi (tăng 19,6%), Ba Lan nhập khẩu 35,7 triệu đôi (tăng 21% so với năm 2016) và Hà Lan nhập khẩu 26,3 triệu đôi, tăng 13,7% so với năm 2016.
Xuất khẩu giày thể thao, mũ dệt may năm 2017 tăng 22,2% so với năm trước đó. Xuất khẩu giày mũ da tăng 15% so với năm 2016.
Nhập khẩu giày dép Đức năm 2017 cũng tăng, với 692 triệu đôi giày, tăng 3,5% so với năm 2016. Nhập khẩu từ các nước châu Á như Trung Quốc (tăng 3,6%), Việt Nam (tăng 11,5%) và Indonesia (tăng 9,3%).
Đặc biệt, nhập khẩu từ các nước sản xuất giày truyền thống châu Âu cũng tăng: Italia (tăng 5,8%), Bồ Đào Nha (tăng 15,7%), Tây Ban Nha (tăng 11%) và Pháp (tăng 8,5%). Ông Junkert cho biết, con số này cho thấy rằng sản xuất giày đang trở lại châu Âu.
Mặc dù số lượng lao động trong ngành này năm 2017 tăng 6,7% lên 14.762 nhưng ông cho rằng, một số công ty đang khó khăn trong việc tìm những lao động lành nghề trong các khu vực như nghiên cứu, phát triển và công nghệ thông tin. Họ cũng đang đấu tranh để tuyển dụng những lao động có tay nghề.
Carl-August Seibel, chủ tịch HDS/L cho biết, đó là một thách thức lớn để thuyết phục những lao động trẻ Đức bắt đầu sự nghiệp của họ trong ngành giày dép, và vì vậy những lao động giày có tay nghề ngày càng trở nên khan hiếm.
Ông Junkert cho rằng, ngành công nghiệp giày Đức "lạc quan thận trọng" trong năm 2018, nhưng sẽ khó để đạt được mức năm ngoái.
Nguồn: Lefaso.org.vn