- Thỏa thuận thương mại châu Á – Thái Bình Dương ký không có Mỹ
-
15/03/2018
Thỏa thuận thương mại châu Á – Thái Bình Dương, trước đây được gọi là Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký bởi 11 nước tại Santiago, Chile ngày 8/3.
Trong trường hợp không có Mỹ, Hiệp định thương mại được ký kết bởi Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã được đổi tên thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này nhằm mục đích giảm thuế thương mại giữa các nước thành viên với hơn 13% trong tổng số nền kinh tế toàn cầu, tổng cộng 10 nghìn tỉ USD trong tổng sản phẩm quốc nội.
CTPP bao gồm cam kết thực thi các tiêu chuẩn về tối thiểu lao động và môi trường, và cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư gây tranh cãi, cho phép các công ty kiện chính phủ khi họ cho rằng sự thay đổi luật pháp ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Các quốc gia châu Á dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định, với Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam mỗi nước sẽ thúc đẩy nền kinh tế thêm hơn 2% đối với nền kinh tế vào năm 2030, trong khi New Zealand, Japan, Canada, Mexico, Chile và Australia tăng thêm 1% hoặc ít hơn. Mỹ rút khỏi TPP ngay sau khi Donald Trump được bầu làm Tổng thống, có thể mất khoảng 2 tỉ USD, do các doanh nghiệp trong các nước thành viên được ưu đãi thương mại thay vì các công ty của Mỹ.
Nếu Mỹ ký thỏa thuận, sẽ chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu. Malcolm Turnbull, Thủ tướng Australia cho biết, thỏa thuận được ký kết sẽ cho phép các thành viên mới trong tương lai.
Nguồn: Lefaso.org.vn