Nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất, do đó cũng tăng gấp đôi, gấp ba lần hiện nay. Trong các năm tới nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu, ngành da giày Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu và khó có thể thực hiện được các mục tiêu của quy hoạch.Ông Dũng cho biết, hiện Bộ Công Thương đang soạn thảo “Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2035”. Theo đó, dự kiến năm 2025 Việt Nam đạt sản lượng trên 2 tỉ đôi giày dép, gấp hai lần sản lượng năm 2016; kim ngạch xuất khẩu trên 30 tỉ đô la Mỹ. Dự báo đến năm 2035, Việt Nam có thể sản xuất trên 3 tỉ đôi giày dép, đạt kim ngạch xuất khẩu 45 tỉ đô la Mỹ. Chưa kể kim ngạch xuất khẩu sản phẩm túi xách các loại.
Vì thế, ngành da giày cần thúc đẩy và khuyến kích các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất da thuộc, vải giả da tráng PU và các nguyên liệu, phụ kiện khác. Bộ Công Thương sẽ xem xét kiến nghị Nhà nước dành các khu/cụm công nghiệp chuyên ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho da giày, với một phần hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo ông Dũng, để tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức của hội nhập, các doanh nghiệp da giày Việt Nam không còn con đường nào khác là phải tự vươn lên, liến kết và tăng cường đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm lớn sản xuất da giày của thế giới.
Tới năm 2016, theo ông Dũng, Việt Nam có gần 1.700 doanh nghiệp da giày (trong đó có 800 doanh nghiệp lớn), sử dụng 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng 75% lao động, thực hiện 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành. Việt Nam xuất khẩu tới gần 50 quốc gia với các thị trường chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản. Xuất khẩu valy – túi – cặp các loại cũng tăng nhanh qua các năm. Sản xuất da thuộc và nguyên phụ liệu tại Việt Nam đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 40-50%. |