- Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp dệt may tại Myanmar
-
23/11/2016
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc Myanmar chính thức được Mỹ dỡ bỏ cấm vận từ tháng 10-2016, cùng với các chính sách ưu đãi riêng về lộ trình giảm thuế dành cho các nước chậm phát triển (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) và việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đang tạo ra nhiều lợi thế cho Myanmar đẩy mạnh phát triển kinh tế. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư vào thị trường này, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may.
Không chỉ là thị trường lớn, đông dân, Myanmar còn là thị trường có lợi thế về lao động do chi phí lao động tại đây còn thấp hơn các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, trình độ phát triển của ngành dệt may của Myanmar còn thấp so với Việt Nam. Đây là lợi thế để các DN Việt Nam đẩy mạnh việc bán sản phẩm và dịch vụ vào thị trường này.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, thị trường Myanmar rất tiềm năng đối với hoạt động XK các sản phẩm dệt may từ Việt Nam đối với cả các loại quần áo thành phẩm và nguyên phụ liệu. Tuy nhiên các DN phải nghiên cứu các sản phẩm thích hợp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Myanmar. Ngoài ra một số ngành dịch vụ cho nền công nghiệp dệt may cũng có cơ hội tham gia như kiểm định hàng dệt may, đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực, logistis, vận chuyển, giao nhận, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn đầu tư.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu (XK), các DN dệt may Việt Nam còn có thể đầu tư vào các khu công nghiệp của Myanmar đã có sẵn hạ tầng về xử lí nước thải các để sản xuất sợi, dệt, nhuộm đáp ứng nhu cầu lớn của Myanmar về nguyên phụ liệu. Các DN cũng có thể đầu tư nhà máy may, hoàn tất hoặc hợp tác liên doanh xây dựng nhà máy tại Myanmar thậm chí có thẩy đầy tư xây dựng trung tâm thiết kế thời trang để tận dụng nguồn lao động giá rẻ của Myanmar.
Ông Aung Phyo Chit, Trợ lí Hiệp hội Dệt may Myanmar cho biết, Myanmar có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, năm 2015 đạt tăng độ trưởng 8,7%, thu hút đầu tư của Myanmar năm 2015 đạt 1,7 tỉ USD, năm 2016 dự kiến đạt 2,2 tỉ USD.
Riêng đối với ngành dệt may, kim ngạch XK của Myanmar trong những năm gần đây tăng trưởng liên tục. Năm 2013 đạt 1,2 tỉ USD, năm 2014 đạt 1,5 tỉ USD, năm 2015 đạt đạt 1,7 tỉ USD và năm 2016 dự kiến đạt 2,2 tỉ USD. Trong đó XK sang các nước EU tăng gần 40%. Thị trường XK chính của ngành dệt may Myanmar là Nhật Bản 33% và Hàn Quốc và EU cùng ở ở mức 25%, Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng mức 2,4%
Theo ông Aung Phyo Chit, để thu hút đầu tư và đẩy mạnh giao lưu thương mại, Chính phủ Myanmar đang có nhiều chính sách hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể như, Chính phủ Myanmar quan tâm đến đào tạo lao động chuyên sâu cho các ngành trong đó có dệt may. Các quy định về pháp lý cũng thường xuyên được cập nhật để tạo ra sự phù hợp về khuôn khổ pháp lý. Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 2012 cũng đơn giản hóa quy trình xin phép đầu tư và đề xuất các chính sách giảm thuế, chính sách khuyến khích và bảo vệ quyền và lợi ích cho các DN liên doanh nước ngoài.
Về cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp của Myanmar nằm chủ yếu ở các vùng ngoại ô của thành phố Yangon có kết nối thuận tiện với 4 cảng biển. Myanmar có những vùng kinh tế đặc biệt đang phát triển. Trong đó có các nhà máy sản xuất, may mặc. Để hỗ trợ cho ngành dệt may Myanmar còn có Trung tâm phát triển nguồn nhân lực maymặc để đào tạo miễn phí cho công nhân ngành may...
theo baohaiquan
Tin tức liên quan
24/11/2016
25/11/2016
28/11/2016
17/11/2016
15/11/2016