Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Yêu cầu về an toàn sản phẩm trong xuất khẩu ngày càng khắt khe
  • 24/11/2016
 Theo các chuyên gia, Việt Nam đứng trong top những quốc gia xuất khẩu (XK) hàng đầu thế giới về hàng dệt may và giày dép. Năm 2016, Việt Nam chiếm 25% sản lượng nhập khẩu (NK) của Mỹ từ ASEAN và dự kiến có thể đạt 1/3 thị phần vào năm 2020.

Theo ông Monica Gorman, Phó giám đốc Phòng tuân thủ toàn cầu của Tập đoàn New Balance Athletics, xu hướng chung tại các nước NK hiện  nay là  các DN sản xuất phải tuân thủ các quy định về việc sử dụng hóa chất theo quy tắc sử dụng những hóa chất tốt trong quá trình sản xuất. Bên cạnh được các nhà sản xuất phải xây dựng môi trường làm việc tích cực; sản xuất tiến tới xanh hơn không để xảy ra ô nhiễm môi trường, 

Ông Nate Herman, Phó chủ tịch cao cấp chuỗi cung ứng AAFA cho biết, thị trường Mỹ vốn có chủ trương kiểm tra gắt gao về sự tuân thủ an toàn của các sản phẩm NK. Hàng hóa NK phải dán nhãn công bố các loại hóa chất có trong sản phẩm. Mỹ cũng cấm NK các sản phẩm bị phát hiện sử dụng lao động bị cưỡng bức làm việc. 

Đạo luật Minh bạch trong Chuỗi cung ứng của California yêu cầu các DN công khai trên website của mình những gì đang làm cho nhân viên, người lao động để phòng chống nạn buôn người và lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng. Tới đây, Mỹ sẽ áp dụng Đạo luật Kiểm soát các chất độc hại được cải cách và  thực thi theo quy định của Đạo luật Cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng. 

Trong tháng 2-2016 vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama đã ký Dự luật trao quyền cho Hải quan. Trong đó cơ quan Hải quan có quyền từ chối NK và loại trừ các sản phẩm không tuân thủ đúng quy chuẩn của thị trường. Tại các nước châu Âu cũng sử một luật riêng về sử dụng hóa chất (REACH) với danh sách các chất cảnh báo nguy cơ cao về an toàn được công bố điều chỉnh vào tháng 6 và 12 hàng năm. Nước Anh cũng có quy định chống nạn buôn người.   

Việc tuân thủ các quy định của các thị trường XK theo chuyên gia đại diện công ty WRAP, một phần để bảo vệ việc kinh doanh của chính các nhà sản xuất. Việc tuân thủ các quy định về trách nhiệm xã hội của DN chỉ đáp ứng yêu cầu cho hoạt động XK, mà còn tạo dựng nền tảng phát triển bền vững của chính DN.  

Hiện tại, các khách hàng quốc tế đều muốn tìm kiếm những nhà sản xuất chịu trách nhiệm về các điều kiện làm việc trong nhà máy của mình và quan tâm, đề cao sức khỏe, an toàn của người lao động. Để xây dựng được uy tín, thương hiệu phải cần một thời gian rất dài để gắn kết tạo lập mối quan hệ với các đối tác. Tuy nhiên, chỉ cần lơ là trong khâu quản lý, không đảm bảo tuân thủ các quy định  thì kết quả cũng sẽ khó lường.      

Theo nhận định của các chuyên gia tại hội thảo, những ngành nghề sử dụng đông lao động có nhiều nguy cơ vấp phải các quy định về trách nhiệm xã hội mà các thị trường NK  lớn trên thế giới yêu cầu. Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có rủi ro cao. Vì thế, các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giày cần quan tâm để thực hiện tốt các tiêu chuẩn về trách nhiệm của DN. 

Để phòng tránh các rủi ro, một trong những vấn đề mà DN có thể làm tốt chính là tạo nên mối liên kết tốt với các nhà cung ứng, đối tác. Việc hợp tác sẽ giúp DN học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau rất có ích trong quá trình điều chỉnh khâu quản lý, sắp xếp sản xuất. Bên cạnh đó, bản thân các DN phải đưa ra các biện pháp tự kiểm soát trong nội bộ, tự đánh giá và nhận diện những rủi ro có khả năng xảy ra.

Theo solieuhaiquan

Tin tức liên quan