Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Bãi bỏ Thông tư 37 của Bộ Công thương
  • 29/09/2016
 Cơ sở của đề xuất trên chính là căn cứ ban hành của Thông tư 37 - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007. Theo khoản 1, Điều 5 của Luật này, chỉ những sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2 mới phải chịu quản lý chất lượng trên cơ sơ quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Còn các sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Cũng phải nói thêm, Thông tư 37 là văn bản sửa đổi từ Thông tư số 32/2009/TT-BCT cũng về nội dung này sau khi các doanh nghiệp có ý kiến về sự phức tạp của các quy định. Nghị quyết 19/2015/NQ-CP của Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung Thông tư 32. Hướng sửa đổi cũng đã được Chính phủ xác định rõ, đó là miễn kiểm tra đối với nguyên liệu sản xuất, sản phẩm trung gian, sản phẩm khuyến mại nhỏ, sản phẩm quen thuộc đã được nhập khẩu nhiều lần và đã kiểm tra chất lượng với số lần tương ứng, sản phẩm nhập khẩu từ khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn hoặc có thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm có xác nhận, chứng nhận (của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có uy tín) đạt chất lượng cao. Thực hiện đăng ký và trả kết quả kiểm tra qua mạng thông tin điện tử.

Đáng nói là, 7 năm áp dụng kiểm tra formaldehyt với sản phẩm dệt may không theo căn cứ, chỉ có một tỷ lệ không đáng kể lô hàng không đạt hàm lượng quy định và chưa phát hiện trường hợp nào bị ảnh hưởng về sức khoẻ do hàm lượng formaldehyt cao quá mức quy định. Trong khi đó, 7 năm qua, doanh nghiệp phải trả hàng trăm tỷ đồng cho việc kiểm tra formaldehyt, thời gian thông quan hàng hoá bị kéo dài.

Chỉ tính riêng trong tháng 3 và tháng 4/2016, có doanh nghiệp dệt may nhập khẩu 96 hàng mẫu, với trọng lượng và giá trị là rất nhỏ, có hàng mẫu (vải) chỉ 5-10m với giá trị chỉ 100.000 - 200.000 đồng, nhưng phí kiểm tra formaldehyt mà doanh nghiệp phải trả là 2 triệu đồng, cao gấp 10 - 20 lần giá trị hàng mẫu.

Lefaso Vietnam

Tin tức liên quan