Như vậy, Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 8-2016 thâm hụt 268 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15 tháng 8-2016 còn mức thặng dư gần 2,04 tỷ USD.
Trong 15 ngày đầu tháng 8-2016 khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch xuất nhập khẩu gần 9,55 tỷ USD, giảm 0,3% tương ứng giảm 29 triệu USD so với nửa cuối tháng 7-2016. Tính đến hết ngày 15-8-2016 khối này đạt kim ngạch xuất nhập khẩu gần 132,93 tỷ USD, tăng 4,1%, tương ứng tăng gần 5,29 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn FDI trong nửa đầu tháng 8-2016 đạt thặng dư 573 triệu USD, đưa mức thặng dư của khối này từ đầu năm đến hết 15-8-2016 gần 12,69 tỷ USD.
Về xuất khẩu, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8-2016 đạt hơn 7,25 tỷ USD, giảm 5,8% (tương ứng giảm hơn 446 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 7-2016. Tính đến hết ngày 15-8-2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt gần 104,4 tỷ USD, tăng 5,9% (tương ứng tăng hơn 5,78 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
So với nửa cuối tháng 7-2016, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 8-2016 biến động mạnh ở một số nhóm hàng sau: máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 26,2%, tương ứng tăng 29 triệu USD; gạo tăng 40%, tương ứng tăng 27 triệu USD; hàng rau quả tăng 22,7%, tương ứng tăng 19 triệu USD; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 39,8%, tương ứng tăng 12 tiệu USD; ....
Ở chiều ngược lại điện thoại các loại và linh kiện giảm 12%, tương ứng giảm 177 triệu USD; sắt thép các loại giảm 49,6%, tương ứng giảm 57 triệu USD; hàng dệt may giảm 4%, tương ứng giảm 45 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 9%, tương ứng giảm 41 triệu USD; giầy dép các loại giảm 7,1% tương ứng giảm 40 triệu USD; ...
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt hơn 5,06 tỷ USD, giảm 6,1% (tương ứng giảm 329 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 7-2016. Như vậy, tính đến hết ngày 15-8-2016 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 72,81 tỷ USD, tăng 8,8% tương ứng tăng gần 5,91 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8-2016 đạt hơn 7,52 tỷ USD, tăng 6,5% ( tương ứng tăng 460 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 7-2016. Tính đến hết ngày 15-8-2016 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 102,36 tỷ USD, giảm 0,4% (tương ứng giảm 393 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.
So với nửa cuối tháng 7-2016, nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 8-2016 biến động mạnh ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 16,8%, tương ứng tăng 179 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 22,6%, tương ứng tăng 55 triệu USD; lúa mì tăng 2,6 lần, tương ứng tăng 54 triệu USD; kiem loại thường khác tăng 23,8%, tương ứng tăng 43 triệu USD; ...
Ở chiều ngược lại: xăng dầu các loại giảm 35,1%, tương ứng giảm 67 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 28,9% tương ứng giảm 32 triệu USD; đậu tương giảm 65,9%, tương ứng giảm 28 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,9%, tương ứng giảm 27 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 16,1%, tương ứng giảm 27 triệu USD;
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt hơn 5,06 tỷ USD, giảm 6,1% (tương ứng giảm 329 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 7-2016. Như vậy, tính đến hết ngày 15-8-2016 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 72,81 tỷ USD, tăng 8,8% tương ứng tăng gần 5,91 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8-2016 đạt hơn 7,52 tỷ USD, tăng 6,5% ( tương ứng tăng 460 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 7-2016. Tính đến hết ngày 15-8-2016 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 102,36 tỷ USD, giảm 0,4% (tương ứng giảm 393 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.
So với nửa cuối tháng 7-2016, nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 8-2016 biến động mạnh ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 16,8%, tương ứng tăng 179 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 22,6%, tương ứng tăng 55 triệu USD; lúa mì tăng 2,6 lần, tương ứng tăng 54 triệu USD; kiem loại thường khác tăng 23,8%, tương ứng tăng 43 triệu USD; ...
Ở chiều ngược lại: xăng dầu các loại giảm 35,1%, tương ứng giảm 67 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 28,9% tương ứng giảm 32 triệu USD; đậu tương giảm 65,9%, tương ứng giảm 28 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,9%, tương ứng giảm 27 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 16,1%, tương ứng giảm 27 triệu USD;