Tây Ban Nha là nước sản xuất giày dép lớn thứ hai tại Liên minh châu Âu sau Italia, với 96,5 triệu đôi giày được sản xuất trong năm 2013. Giày "Sản xuất tại Tây Ban Nha" được bán khá chạy tại thị trường trong và ngoài nước, tuy nhiên thành công một phần nhờ vào những nhân viên làm việc không ngừng nghỉ, giúp giảm chi phí.
Ngành giày đã “gắn bó” lâu dài với nền kinh tế ngầm, Jose Maria Mollinedo, làm việc tại công đoàn thanh tra thuế vụ Gestha Tây Ban Nha cho biết. Hơn một nửa sản xuất giày của Tây Ban Nha được tiến hành tại kinh tế ngầm, theo một nghiên cứu của sinh viên tại trường Đại học Autonomous Madrid cho biết.
Hơn 2/3 trong số 1.400 doanh nghiệp giày dép Tây Ban Nha tập trung tại khu vực ven biển Địa Trung Hải Valencia, với nhiều cụm ở xung quanh Elche và các thị trấn lân cận của Elda.
Ngành công nghiệp giày Tây Ban Nha loại bỏ dây chuyền sản xuất lắp ráp, thay vì sản xuất bán thủ công tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các nhà bán lẻ lớn như Louboutin và Zara sản xuất một số giày của họ ở trong nước. Có khoảng 25.000 lao động lành nghề làm việc trong lĩnh vực da truyền thống ở thế kỷ 19. Ngành công nghiệp có thời hoàng kim vào những năm 1970, khi các doanh nghiệp Mỹ chuyển sản xuất sang Tây Ban Nha, đó là thời gian cô lập và kém phát triển.
Giống như các nước láng giềng châu Âu, năm 2005 Tây Ban Nha đã chịu ảnh hưởng bởi sự chấm dứt hạn ngạch nhập khẩu giày sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã giữ sản xuất giày trung và cao cấp và kim ngạch xuất khẩu giày của Tây Ban Nha đạt mức cao kỷ lục mới năm 2013, ở mức 2,64 tỉ euro. Nhưng một số trong những nhà sản xuất giày triển vọng của Tây Ban Nha đang thanh toán tiền lương cho công nhân của họ ở ngoài sổ sách để tránh thuế. "Tôi luôn luôn biết phải làm theo cách này", Manuel Molina, một thợ cắt da 57 tuổi cho biết. Ông nhớ lại rằng, mẹ của ông cũng làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất giày trong nước và đã được trả bằng tiền mặt, không khai báo với cơ quan thuế.
Các công việc được trả lương ngoài sổ sách là cắt da và quần áo hoặc một số bộ phận, có thể làm trong các cửa hàng nhỏ hoặc thậm chí ngay tại nhà thay vì làm việc tại nhà máy. Đối với phụ nữ, đó là một cách để kiếm tiền, trong khi họ vẫn trông được con cái của họ tại nhà. Suy thoái kinh tế Tây Ban Nha đã gia tăng số lượng người sẵn sàng làm việc trong nền kinh tế ngầm của lĩnh vực giày, Molina cho biết. Sáu anh chị em của ông, cũng như cha mẹ ông, tất cả đều đang làm việc hoặc đã làm việc sản xuất giày, ông cho biết thêm.
Liên đoàn các nhà sản xuất giày dép Tây Ban Nha FICE đã từ chối bình luận về chủ đề này, thay vào đó nhấn mạnh, gia tăng xuất khẩu sang 170 quốc gia. Công việc không khai báo trong lĩnh vực giày có nhiều hình thức, Carlos de Castro, một giáo sư xã hội học tại trường Đại học Autonomous – người đã nghiên cứu lĩnh vực này cho biết. Có thể bao gồm những người thợ may làm việc tại nhà hoặc những người đàn ông, thường những người nhập cư bất hợp pháp, người bốc dỡ xe tải, ông cho biết. Một số công ty chỉ khai báo một số nhân viên của họ cho người thu thuế, trong khi những người khác thuê ngoài sản xuất một số hoặc tất cả sản phẩm của họ tại các xưởng bí mật.
Thực tế này đã ảnh hưởng đến công đoàn, cũng như các doanh nghiệp giày đối thủ hoạt động tại nước này, người đã cho rằng, họ đang đối mặt với cạnh tranh không lành mạnh. "Chúng tôi không thể cạnh tranh với một ai đó, mà không trả lương cho nhân viên của họ, người không thanh toán an sinh xã hội và chi phí sản xuất một đôi giày là 2 hoặc 3 euro ít hơn chúng tôi", Julian Mendez, một quản lý tại doanh nghiệp giày Salvador Artesano có trụ sở tại Elche cho biết. Công đoàn cho biết, nhu cầu của họ đối với việc kiểm tra các doanh nghiệp giày đã tăng lên gấp bội, nhưng họ thường được bỏ qua. "Chính quyền nhà nước không phản ứng", Juan Antonio Macia cho biết.
Rất ít người làm việc trong nền kinh tế ngầm, tuy nhiên, than phiền về mức lương thấp và điều kiện làm việc ngoài lo sợ mất việc làm, trong 1 đất nước với tỉ lệ thất nghiệp cao ngất trời 23,78%. Điều kiện để người lao động có hợp đồng cũng không tốt. Mức lương thấp, ở mức 963-1.060 euro mỗi tháng trước thuế - và hợp đồng tạm thời, với công việc bảo vệ là phổ biến. "Chúng tôi sản xuất giày, gần với mức giá như ở tại Trung Quốc", Angel Cerda chi nhánh của Ủy ban lao động (CCOO) Elche, công đoàn lớn nhất Tây Ban Nha cho biết.
Lefaso.org.vn