Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Ethiopia trở thành nước sản xuất da hàng đầu thế giới
  • 14/04/2015

Ethiopia là nơi có lượng gia súc lớn nhất châu Phi. Trong mấy năm gần đây, ngành công nghiệp da của nước này đã thu hút một số công ty nước ngoài xây dựng nhà máy ở đây. Vào năm 2012, nhà sản xuất giày dép Huajian Group Trung Quốc đã mở một nhà máy tại khu công nghiệp, bên ngoài Addis Ababa, nơi sản xuất 6.000 đôi giày và ủng mỗi ngày.

"Ngành công nghiệp có một tương lai xán lạn", Yigzaw Assefa, chủ tịch của Hiệp hội công nghiệp da  Ethiopia (ELIA) và giám đốc điều hành của nhà máy thuộc da Bahirdar cho biết.

Là một trong những lĩnh vực ưu tiên của chính phủ, các nhà đầu tư trong ngành thuộc da được hưởng ưu đãi bao gồm miễn thuế đối với tư liệu sản xuất và vật liệu xây dựng, và miễn thuế thu nhập 5 năm. Hoạt động tích cực khác tại Ethiopia là miễn phí thâm nhập vào thị trường Mỹ và EU, cũng như chi phí lao động và điện rẻ.

Chuyển giao kiến thức, chuyên môn

Trong nhiều thập kỷ, Ethiopia đã xuất khẩu da thuộc sang châu Âu và châu Á, nơi mà da thuộc được chuyển sang các mặt hàng thời trang. Tuy nhiên, Assefa tin tưởng rằng, đầu tư vào các nhà máy có trụ sở tại Ethiopia bởi các công ty nước ngoài sẽ giúp thay đổi điều này. Các nhà máy thuộc da địa phương cũng đang khai thác cơ hội  sản xuất giày, túi xách và thắt lưng để xuất khẩu. Một ví dụ là nhà máy thuộc da của Assefa, được thành lập vào những năm 1980.

Ngày nay, nhà máy chủ yếu chế biến da động vật để xuất khẩu như da thuộc, tuy nhiên công ty này mở rộng sản xuất với việc xây dựng một nhà máy mới, sẽ đảm nhận việc chế biến da thuộc để sản xuất túi xách, ví, thắt lưng, chất kết dính và găng tay để bán ra nước ngoài. "Chúng tôi đang xây dựng tòa nhà và đào tạo công nhân. Trong khi chờ đợi, chúng tôi thử nghiệm thị trường với một số lượng nhỏ găng tay thời trang và găng tay công nghiệp, được chấp nhận tại Italia, Nga và Mỹ", Assefa cho biết. "Chúng tôi phải thay đổi hình ảnh chúng tôi có ngày hôm nay, mà chúng tôi chỉ sản xuất nguyên liệu".

Tiềm năng cho các nhà sản xuất

Thị trường nội địa cũng được mở ra cho các nhà sản xuất khác. Vào đầu những năm 2000, giày nhựa từ Trung Quốc thâm nhập vào thị trường và khá phổ biến, gia tăng mối lo ngại giữa các nhà sản xuất giày nội địa. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi, với nhiều công ty giày đang bán tại thị trường nội địa và tự hào phô trương mác "sản xuất tại Ethiopia". Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất túi da để bán thị trường nội địa.

Mặc dù vậy, xuất khẩu vẫn chiếm ưu thế, Assefa tin tưởng rằng, tiêu thụ sản phẩm da thị trường nội địa Ethiopia sẽ tăng, do mức thu nhập của người dân tăng.

Cung cấp nguyên liệu  là một thách thức

Tuy nhiên, sự gia tăng đầu tư và hoạt động trong ngành công nghiệp đã gây ra sự thiếu  hụt nguồn cung da sống. Hầu hết nguồn da động vật của các nhà máy từ các nhà cung cấp quy mô nhỏ, thu thập da sống từ các trại khác nhau.

Mặc dù, hầu hết các gia đình ở nông thôn Ethiopia là nông dân và nuôi gia súc, Assefa cho biết, kinh doanh nông nghiệp cần phải được phát triển. Các phương pháp canh tác không hiệu quả bởi các nông trại quy mô nhỏ, như  điều trị động vật không đúng cách và thả động vật trên cùng một cánh đồng năm này qua năm khác, dẫn đến chất lượng da, thịt và sữa kém. Xử lý bất cẩn và vệ sinh sau giết mổ kém cũng dẫn đến chất lượng da sống.

"Để có được con cừu, dê và gia súc khỏe mạnh và hiệu quả, các trang trại hiện đại hơn cần được phát triển", Assefa cho biết.

Khuyến khích các tài năng địa phương

Trong những năm tới, Assefa hy vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư, đầu tư vốn để mở rộng các cơ sở hiện có và xây dựng nhiều nhà máy.

"Số lượng các nhà máy giày và đồ da sẽ tăng", ông dự đoán. "Có một bầu không khí thuận lợi và tạo điều kiện cho cả về tình hình chính trị và kinh tế".

Để cạnh tranh với các ngành công nghiệp trong các khu vực khác trên thế giới, Assefa cho biết, các nhà đầu tư tại Ethiopia nên ưu tiên phát triển tài năng địa phương.

"Một lực lượng lao động giá rẻ và khả năng đào tạo có sẵn. Nhân dân ta rất trung thực, lịch sự, thân thiện và hợp tác. Tuy nhiên, họ cần đào tạo, và điều này cần được làm bởi chính phủ và lĩnh vực tư nhân", ông cho biết.

"Những nhà máy này không chỉ sẽ tạo ra giá trị, nếu họ có nguồn lao động đạt tiêu chuẩn".

 Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan