Những người nông dân Australia và New Zealand đang có một thời gian khó khăn trong việc bán da cừu, do các nhà máy thuộc da Trung Quốc đối mặt với nhu cầu chậm lại, đặc biệt từ Nga, và khi Bắc Kinh trừng phạt đối với một số nhà máy chế biến hóa chất mạnh.
Chính phủ Trung Quốc đang chịu áp lực gia tăng từ tầng lớp trung lưu nổi lên nhanh chóng yêu cầu chất lượng không khí, đất và nước. Trong tháng 5, Trung Quốc bắt đầu chấn chỉnh các nhà máy thuộc da và các nhà máy khác, được cho là góp phần gây ô nhiễm.
Tại Tân Tập, một nhà máy thị trấn, cách phía nam Bắc Kinh 150 dặm, bị chi phối bởi ngành công nghiệp thuộc da. Ông Zhao, giám đốc công ty Jinquan Fur and Leather Co.Ltd, cho biết nhu cầu đang chậm lại do tăng trưởng kinh tế không tốt. Bởi vậy nguồn cung da cừu thành phẩm của công ty đang rất lớn.
Thị trường xuất khẩu quan trọng của ông Zhao là Nga suy giảm, do đồng rup giảm mạnh, khiến nhập khẩu da cừu đắt hơn đối với khách hàng Nga. Nga cũng giữ nhiều da sống để chế biến, do kết quả lệnh cấm của Mỹ và châu Âu về nhập khẩu sản phẩm nông sản Nga trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ông Zhao cũng cho rằng, sự suy giảm thị trường nhà ở Trung Quốc và phản ứng dây chuyền về nhu cầu đối với da nội thất, sự suy giảm trong kinh doanh. Tiêu chuẩn môi trường có lẽ chiếm 20% suy thoái trong kinh doanh, ông ước tính. Công ty này đã chi khoảng 15 triệu NDT (tương đương 2,42 triệu USD) cho một nhà máy xử lý, để đối phó với hóa chất từ việc chế biến da thuộc. Ông Zhao cho rằng, các nhà máy lớn hơn như công ty của ông cuối cùng sẽ được hưởng lợi từ các quy định môi trường nghiêm ngặt. Các công ty nhỏ hơn không thể đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại.
Tiếp theo, nhà máy thuộc da khác, Xinji Pilot Leather Industry Ltd., đã ngừng sản xuất. Những người công nhân đang dọn trống gỗ khổng lồ, trong đó da được tách bằng hóa chất, như một phần của chế biến thuộc da, ông cho biết, nhà máy được chuyển sang chủ mới và sẽ hoạt động trở lại, một khi tiêu chuẩn môi trường được đáp ứng.
Mark Mei, giám đốc điều hành tại Mengzhou Senlong Fur Co., phía đông tỉnh Hà Nam cho biết, doanh số bán sản phẩm da cừu của công ty và các nhà máy giày tại phía nam tỉnh Quảng Châu giảm 50-60% trong năm trước, do nhu cầu từ Nga chậm hơn."Nga là thị trường giày lớn nhất của chúng tôi", ông cho biết.
Việc đóng cửa một số nhà máy thuộc da liên quan đến môi trường tại tỉnh Hà Bắc, nơi mà công ty Xinji xây nhà máy, đã khiến da cừu đang được chế biến ở vùng lân cận Hà Nam. Ngoài ra, nhu cầu quần áo da cừu trên các trang thương mại điện tử của Trung Quốc, như Taobao Alibaba tăng trong năm trước, ông cho biết, đối với doanh nghiệp của ông, những nhân tố này chưa đủ để bù đắp sự suy giảm doanh số bán tại Quảng Châu.
Những ảnh hưởng của suy thoái đã đến tận New Zealand và Australia, hai trong 5 nước xuất khẩu da cừu lớn nhất toàn cầu, cùng với Nam Phi, Tây Ban Nha và vương quốc Anh, Tổ chức nông lương Liên hợp quốc cho biết. Thống kê của Liên hợp quốc không phân biệt giữa da cừu non và cừu già, mà giá da cừu non thường rẻ hơn và được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm chất lượng thấp hơn như giày và túi lót. Da cừu già có xu hướng được sử dụng sản xuất chăn và da giày mang thương hiệu đắt hơn như ủng Ugg.
Trên bờ biển phía đông của đảo bắc cận nhiệt đới New Zealand, nông dân nuôi cừu Rick Powdrell hy vọng tiêu thụ khoảng 2.700 con cừu trong năm nay, điều đó có nghĩa là sự suy giảm giá da cừu sẽ làm giảm đáng kể doanh thu nông trại.
Những người nông dân New Zealand sản xuất khoảng 35 triệu USD da cừu mỗi năm, thống kê của New Zealand cho biết.
Carl Alsweiler, giám đốc tiếp thị tại Alliance Group, một nhà chế biến thịt tại Invercargill, phía nam New Zealand cho biết, sự suy giảm giá có liên quan đến chính sách môi trường của Trung Quốc, tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu suy giảm cũng là một yếu tố.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu cừu và da cừu lớn nhất, chiếm khoảng 74% trong tổng da cừu được xuất khẩu trên toàn cầu, trong khi nước này cũng là một trong 5 nhà sản xuất cừu và da cừu lớn nhất thế giới, FAO cho biết. Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Italia là nhà nhập khẩu da nhỏ hơn.
Hầu hết các sản phẩm da đòi hỏi phải có hóa chất như chromium giúp bảo vệ da. Ngoài ra, các loại khí như hydrogen sulfide thường được đưa vào không khí cho các công nhân tại nhà máy chế biến da, bởi vậy họ có thể được tồn tại.
Bắc Kinh bắt đầu cuộc đàn áp đối với các nhà máy thuộc da được coi là không đáp ứng được các nguyên tắc mới về môi trường. Ông Alseiler tại Alliance Group cho biết, có bằng chứng đối với một số nhà máy thuộc da Trung Quốc đã liên kết với nhau để tránh chiến dịch này.
Một số nhà máy thuộc da buộc phải đóng cửa kể từ tháng 5, do không lưu trữ số liệu tại các nhà máy đang hoạt động. Chen Zhanguang, Phó tổng thư ký của Hiệp hội ngành công nghiệp da Trung Quốc cho biết, các nhà máy lớn có xu hướng làm tốt hơn những quy định về môi trường, và nhiều nhà máy nhỏ hơn đang phải đấu tranh.
"Các nhà máy không thể đạt được tiêu chuẩn sẽ phải ngừng hoạt động", ông cho biết, mặc dù, luật chỉ áp dụng đối với các nhà máy mới. Ông cho rằng, sự suy giảm giá da cừu chủ yếu do nhu cầu nội địa và quốc tế giảm.
Ông cho biết, thị trường đồ da có thể được thúc đẩy từ Mỹ.
Lefaso.org.vn