Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày 8 tháng đầu năm tăng mạnh
  • 30/09/2014

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày tháng 8/2014 đạt 370,35 triệu USD, giảm 15,1% so với tháng trước đó, nhưng cộng cả 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vẫn tăng 26,8% so với 8 tháng đầu năm ngoái, với trị giá trên 3,07 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp trong ngành tỏ ra e ngại khi ngành dệt may và da giày quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu dệt may, da giày nhập của Việt Nam từ Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm lên đến 1,01 tỷ USD, tăng 28,91% so với cùng kỳ, chiếm trên 33% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Để tận dụng cơ hội từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một số doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội và triển khai các dự án đầu tư trong ngành dệt may với quy mô lớn ở thị trường Việt Nam. Hiệp định TPP có khả năng sẽ được ký kết vào năm 2014. Các doanh nghiệp phải tuân theo nguyên tắc nguồn gốc sợi vải nếu như họ muốn được hưởng lợi từ ưu đãi về thuế của TPP. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tự sản xuất nguyên phụ liệu, ngoại trừ các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên, năng lực về vốn cũng như kinh nghiệm trong ngành dệt, nhuộm của các doanh nghiệp trong nước còn yếu nên khó có thể đầu tư trong lĩnh vực này. Vì vậy, nguy cơ ngành dệt may trong nước phụ thuộc về nguyên liệu vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là rất lớn.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện ngành may chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông và 1/8 nhu cầu vải. Bên cạnh đó, ngành chỉ cung cấp được 140.000 tấn sợi chất lượng thấp và trung bình mỗi năm. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, ngành dệt may chỉ có thể đáp ứng được 48% nhu cầu nguyên phụ liệu nội địa.

Thị trường lớn thứ 2 cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Hàn Quốc, chiếm 17,43% thị phần, với kim ngạch đạt 535,51 triệu USD, tăng 15,27% so cùng kỳ.   

Thêm vào đó là một số thị trường cũng đạt kim ngạch cao trên 100 triệu USD như: Đài Loan (317,88 triệu USD, tăng 17,11%), Hoa Kỳ (166,45 triệu USD, tăng 38,77%), Nhật Bản (151,68 triệu USD, tăng 16,96%), Hồng Koong (144,11 triệu USD, tương đương cùng kỳ), Italia (127,38 triệu USD, tăng 52,47%), Thái Lan (122,48 triệu USD, tăng 35,8%).

Nhìn chung, nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày từ đa số các thị trường 8 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu tăng mạnh từ các thị trường như: Braxin (tăng 114,65%, đạt 95,5 triệu USD), Australia (tăng 90,81%, đạt 23,34 triệu USD), Hà Lan (tăng 84,03%, đạt 1,95 triệu USD), Italia (tăng 52,47%, đạt 127,38 triệu USD).

Tuy nhiên, nhập khẩu nhóm hàng này từ Ba Lan, Singapore và Áo lại sụt giảm mạnh với mức giảm tương ứng 53,75%, 51,47% và48,22% so với cùng kỳ.

Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày 8 tháng năm 2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T8/2014

 

8T/2014

 

8T/2013

8T/2014 so với cùng kỳ(%)

 

   

Tổng kim ngạch

 

   

       370.349.106

 

   

       3.072.573.529

 

   

       2.423.137.055

 

   

+26,80

Trung Quốc

        122.225.539

        1.014.016.864

           786.607.967

+28,91

Hàn Quốc

          57.567.888

           535.513.934

           464.566.214

+15,27

Đài Loan

          42.542.488

           317.882.936

           271.449.780

+17,11

Hoa Kỳ

          18.623.222

           166.454.634

           119.947.603

+38,77

Nhật Bản

          17.808.971

           151.677.055

           129.679.716

+16,96

Hồng Kông

          14.762.389

           144.113.144

           144.114.591

0,00

Italia

          18.930.072

           127.384.670

             83.547.434

+52,47

Thái Lan

          13.908.379

           122.477.359

             90.191.274

+35,80

Braxin

          15.428.493

             95.496.137

             44.489.027

+114,65

Ấn Độ

            9.174.110

             76.942.755

             51.601.855

+49,11

Achentina

            4.180.417

             28.930.571

             24.564.060

+17,78

Indonesia

            2.290.445

             23.982.923

             34.041.816

-29,55

Australia

            3.608.517

             23.344.647

             12.234.220

+90,81

NewZealand

            3.661.428

             21.844.111

             19.745.607

+10,63

Đức

           2.334.794

             20.681.824

             19.845.326

+4,22

Malaysia

            1.876.767

             19.126.229

             15.759.248

+21,37

Pakistan

            1.106.682

             16.141.122

             12.737.244

+26,72

Tây Ban Nha

               892.996

             13.158.334

             10.196.670

+29,05

Anh

            1.793.042

               8.785.560

             10.002.183

-12,16

Pháp

               437.425

               4.541.037

               5.459.751

-16,83

Canada

                 33.819

               2.101.888

               2.550.860

-17,60

Hà Lan

               263.022

               1.948.233

               1.058.663

+84,03

Ba Lan

               481.275

               1.937.295

               4.189.125

-53,75

Singapore

               112.896

                  971.994

               2.002.810

-51,47

Áo

                 62.990

                  565.569

               1.092.336

-48,22

(Số liệu của TCHQ)

Nguồn: Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan