Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Vật liệu cải tiến thay thế da – Bước tiến mới cho ngành công nghệ thời trang
  • 09/10/2024

Trong sản xuất giày dép, da luôn là vật liệu được ưa chuộng được sử dụng trong sản xuất. Da có các thuộc tính phù hợp cho việc làm giày như độ bền và khả năng tạo hình. Hiện nay, trên các bảo tàng thế giới có những đôi giày da đã tồn tại hàng ngàn năm được trưng bày. Thú vị thay đôi giày cổ nhất từng được phát hiện lại được làm từ vỏ cây xô thơm, một nguồn nguyên liệu tái tạo.

Ngày nay, do các yếu tố như tính bền vững và giảm thiểu chất thải, đã có nhu cầu lớn về các vật liệu mới và thay thế được sử dụng trong ngành tiêu dùng. Bên cạnh đó người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ về hành vi mua sắm cũng như những hậu quả mà hành động này có thể gây ra. Do vậy các nhà sản xuất vật liệu và các công ty khác trong ngành giày dép đang phải tích cực thay đổi để đáp ứng những nhu cầu này.

Bã nho sau khi được nghiền nát

Các nhà sản xuất hiện nay đang tìm kiếm các vật liệu thay thế được làm từ thực vật và chất thải thực vật. Các vật liệu này phải đảm bảo khả năng tạo hình, sự mài mòn, độ bền màu, độ bền, khả năng chống nước và tính hiệu xuất của chúng với da thật

Nổi bật là các  vật liệu được làm từ sợi lá dứa, nho, xương rồng, táo.

Sợi lá dứa: là loại vải được làm tự sợi của lá dứa thái bỏ, thành phần gồm 80% sợi lá dứa, 20% axit polylactic

Táo: được làm từ vỏ,lõi, bã khô sau quá trình ép táo. Những dư lươngh này nghiền thành bột sau đó kết hợp với các vật liệu có nguồn gốc từ hoá thạch để tạo ra lớp hoàn thiện giống như da.

Nho : được làm từ các dư lượng còn lại sau khi ép nho làm rượu.

Xương rồng: được làm từ cây xương rồng, bề mặt cây xương rồng có khả năng hấp thụ CO 2 đáng kể do đó đây là vật liệu đc coi có tính bền vững cao.

Các vật liệu này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường. Để có thể thay thế da, các vật liệu này cần được tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, kiểm tra đáp ứng đầy đủ các hướng dẫn về hiệu xuất vật lý của da. Do vậy các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và cải tiến để có được vật liệu thay thế da thân thiện với môi trường.

Tại Việt Nam, với các cánh đồng dứa rộng lớn tại Thanh Hóa, Ninh Bình hay cánh đồng nho ở Ninh Thuận, nếu sử dụng được các phần dư lại sau khi chế biến nước ép vào ngành công nghiệp da giày sẽ góp phần giám thải môi trường và tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

(trích nguồn bản tin Satra)

 

Tin tức liên quan