Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Nike cam kết mở rộng đầu tư tại Việt Nam, các khu công nghiệp trong nước tăng tốc hoạt động trở lại
  • 03/11/2021

Ngày 02/11, bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Nobel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike.

 

Tại buổi tiếp, ông Nobel Kinder đã thông báo việc toàn bộ gần 200 nhà máy của Nike ở các địa phương bị đứt gãy do COVID-19 đã quay lại sản xuất. Thay mặt Tập đoàn Nike, ông Nobel Kinder cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ hết sức kịp thời, phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

1.324 doanh nghiệp ở TP HCM đăng ký hoạt động trở lại 

Tính đến ngày 1/11, có 1.324/1.412 doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp của TP HCM đăng ký hoạt động trở lại. Trong đó, 216.000/288.000 lao động được trở lại làm việc, tương đương 88%.

Riêng Khu Công nghệ cao Thành phố có 88 doanh nghiệp thì đã trở lại hoạt động đạt 100%, với 145.000 lao động, tương đương 84%.

 

Trước đó, ngày 01 tháng 11 năm 2021, Sở Y tế TP HCM đã ban hành Văn bản số 8095/SYT-NVY về việc hướng dẫn tạm thời Phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, bao gồm 3 phụ lục: (1) Quy trình xử lý khi phát hiện người nhiễm Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; (2) Tổ Y tế của đơn vị phòng, chống dịch Covid-19; (3) Bản cam kết thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 của doanh nghiệp với cơ quan, đơn vị quản lý.

Nội dung quy định nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động trong phòng, chống dịch theo nguyên tắc: Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly, khoanh vùng kịp thời, không để dịch lây lan trong cơ sở.

Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp phân công Tổ Y tế của đơn vị hoặc hợp đồng với đơn vị y tế (công lập, tư nhân) để tổ chức thực hiện và giám sát sự tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động tại cơ sở, doanh nghiệp.

Cụ thể, người lao động (đã tiêm đủ liều, đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 và phải có kế hoạch tiêm mũi thứ 2 khi đủ thời gian tối thiểu, nhiễm Covid-19 khỏi bệnh đã hoàn thành thời gian cách ly theo quy định); việc di chuyển của người lao động; Kiểm soát nơi làm việc (kiểm soát nguồn lây từ bên ngoài, kiểm soát nguồn lây tại nơi làm việc); hỗ trợ lưu trú an toàn cho người lao động; Giám sát phát hiện sớm F0 (theo dõi sức khỏe, tự tổ chức xét nghiệm theo hướng dẫn) và xử lý khi phát hiện F0 theo quy trình.

Ảnh minh họa

Trên 83% doanh nghiệp tại Cần Thơ hoạt động trở lại

Theo ghi nhận của Tổ Công tác đặc biệt khu vực phía Nam của Bộ Công Thương, trên địa bàn thành phố Cần Thơ, theo thống kê từ Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố tính đến ngày 02/11/2021 có 975 (tương đương 83,48%) doanh nghiệp sản xuất đã hoạt động trở lại.

Như vậy, so với tuần trước, số lượng doanh nghiệp trở lại hoạt động đã tăng lên 667 doanh nghiệp.  Còn lại 193 doanh nghiệp chưa xây dựng Kế hoạch tái hoạt động sản xuất (tương đương 16,52%).

Tổng số lao động hiện có trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 78.183. Trong đó số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 48.943, tương đương 62,60% lao động; Số lao động đang tạm nghỉ là à 29.241 tương đương 37,40%.

Cụ thể: Đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp: Tổng số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp là 170, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động là 120 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 70,59%. Như vậy, so với thời điểm trước khi Cần Thơ “nới” giãn cách, con số này đã tăng thêm 22 doanh nghiệp.

Hiện, trên địa bàn TP Cần Thơ vẫn còn 50 doanh nghiệp chưa xây dựng Kế hoạch tái hoạt động sản xuất, tương đương 29,41%. Tổng số lao động hiện có là 45.681, trong đó số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 28.427, tương đương 62,23%; Số lao động đang tạm nghỉ là 12.099 lao động, tương đương 37,77%.

Đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp: Hiện có 855/998 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 85,67% (không tăng so với ngày 01/11 và tăng 645 doanh nghiệp so với thời điểm 18/10), với tổng số lao động là 20.516/32.502 lao động, chiếm 63,12%.

Tại tỉnh Bạc Liêu: Theo ghi nhận của Tổ Công tác đặc biệt các tỉnh phía Nam của Bộ Công Thương, trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhiều xã, huyện trong tỉnh, cấp độ dịch nâng lên mức cao nhất (Cấp 4), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp tục gặp khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động; 02 doanh nghiệp hoạt động 3 tại chỗ. Các doanh nghiệp khác vẫn duy trì hoạt động, tuy nhiên có phương án giảm số lượng lao động.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Hiện có  22  doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó, bao gồm  03  doanh nghiệp  chủ  đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh; Công ty IZICO và Công ty Cổ phần Phú Mỹ) đã tổ chức xét nghiệm Covid-19 theo định kỳ cho người lao động đạt 54,1% (3.777/6.987 lao động).

Có 22 doanh nghiệp đã hoàn thiện kế hoạch và bản cam kết giữ vững an toàn phòng, chống dịch Covid-19 để duy trì hoạt động sản xuất; 19/22 doanh nghiệp đã đăng nhập và đánh giá nguy cơ với mức độ an toàn (Vùng xanh), 03/22 DN là chủ đầu tư hạ tầng CCN không phải là doanh nghiệp sản xuất nên không thuộc đối tượng phải đánh giá trên ứng dụng Bản đồ chung sống an toàn Covid-19 doanh nghiệp.

Như vậy, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 đến nay, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang tiếp tục nỗ lực nới giãn cách, phục hồi kinh tế, nối lại chuỗi sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động.

 Tác giả: Phương Minh

Tin tức liên quan