Xuất khẩu da sống, da và các sản phẩm da thuộc của Mỹ tiếp tục đạt mức cao kỷ lục so với cùng kỳ năm 2013, đây là một trong những giai đoạn thành công nhất của ngành công nghiệp.
Tính đến tháng 6/2014, ngành công nghiệp đã xuất khẩu hơn 1,43 tỉ USD da gia súc, da lợn, và các sản phẩm da thuộc xanh ướt sơ chế (da sống đã trải qua giai đoạn đầu của da thuộc). Con số này tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1,34 tỉ USD.
Các công ty da sống và da của Mỹ bao gồm các nhà sản xuất, các nhà chế biến, nhà môi giới và các đại lý, thường xuất khẩu hơn 90% tổng sản lượng của Mỹ và là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho ngành công nghiệp sản xuất da thuộc toàn cầu.
Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu da gia súc muối ướt của Mỹ (da gia súc được bảo quản bằng cách sử dụng các giải pháp ngâm nước muối) tăng 4% về trị giá, lên hơn 955 triệu USD. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất các sản phẩm này, với kim ngạch nhập khẩu đạt 619 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013. Đài Loan tương tự như vậy tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013, lên 68 triệu USD. Hầu hết các thị trường xuất khẩu thuộc da chủ yếu của Mỹ đều tăng về kim ngạch, bao gồm Mexico, châu Âu, Thái Lan và Việt Nam. Ngoại trừ Hàn Quốc, thị trường nhập khẩu da muối ướt lớn thứ hai của Mỹ, giảm 11% về kim ngạch, xuống còn 142 triệu USD.
Da sống xanh ướt cũng tiếp tục tăng về kim ngạch. Đến tháng 6/2014, xuất khẩu sản phẩm da xanh ướt của Mỹ chỉ đạt hơn 451 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013. Một số doanh nghiệp Mỹ đã chuyển trọng tâm xuất khẩu từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm xanh ướt sơ chế, trong một nỗ lực nhằm tăng giá trị và tối đa hóa lợi nhuận. Trung Quốc, một lần nữa là nhà nhập khẩu các sản phẩm này lớn nhất, đạt 168 triệu USD (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2013), trong khi đó, EU, Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Mexico và cộng hòa Dominica chiếm thị phần còn lại.
Mặc dù gia tăng kim ngạch xuất khẩu, ngành công nghiệp da sống và da của Mỹ đối mặt một sự thiếu hụt nguồn cung, do tỉ lệ giết mổ gia súc giảm xấp xỉ 7% , dưới mức năm 2013. Tỉ lệ giết mổ gia súc và da sống tiếp tục xu hướng giảm nhiều năm.
Da lợn và da được sử dụng phần lớn để sản xuất da lót giày, giảm 8% về trị giá, xuống còn 27 triệu USD tính đến tháng 6. Mexico là thị trường nhập khẩu sản phẩm lớn nhất, đạt 13 triệu USD. Ngành công nghiệp Mỹ phải đối mặt với những hạn chế tiếp cận thị trường đối với da lợn và da tại Trung Quốc, nước sản xuất da thuộc lớn nhất trên thế giới.
“Da sống, da và ngành công nghiệp da thuộc tại Mỹ tiếp tục củng cố danh tiếng như là một công cụ xuất khẩu nông sản, bất chấp những thách thức đang diễn ra liên quan đến nguồn cung da gia súc, da lợn, các rào cản tiếp cận thị trường, và những điều kiện không chắc chắn trong các ngành sản xuất da quan trọng”, Stephen Sothmann, chủ tịch của Hiệp hội da sống, da và da thuộc Mỹ (USHSLA) cho biết. “Đây là một minh chứng cho khả năng phục hồi và sự khéo léo của các công ty Mỹ”.
Lefaso.org.vn