Ngôi nhà bạn đang ở có bộ ghế sofa làm từ da? Đôi giày, chiếc ví hay túi xách bạn đang đeo có được làm từ da? Nếu để ý bạn sẽ phát hiện hầy hết những sản phẩm thuộc dòng cao cấp, hàng hiệu, nổi tiếng đều được làm từ da. Vậy bạn có biết để có được một sản phẩm đồ da đẹp và chất lượng thì những người thợ thủ công lành nghề phải thực hiện rất nhiều công đoạn phức tạp không. Hãy cùng tìm hiểu về công nghệ thuộc da để biết những phụ kiện da mà các bạn đang sử dụng được làm như thế nào nhé!
Trước hết, chúng ta hãy cùng định nghĩa da thuộc là gì? Da thuộc là một dạng vật liệu bền và dẻo được chế biến thông qua quá trình thuộc da của da động vật, như da bò, trâu, dê, cừu non, nai, cá sấu, đà điểu, v.v..., nhưng thông dụng nhất là da bò. Da thuộc có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, ở quy mô lớn hay nhỏ, từ thô sơ cho tới cầu kỳ. Để tạo ra da thuộc phải qua giai đoạn sơ chế chuẩn bị cho tấm da sạch, mềm, và dễ thẩm thấu các chất hóa học hay tự nhiên sẽ được sử dụng để biến tấm da sống thành da thuộc để dùng trong thời trang, may mặc, và các ngành công nghiệp khác
Da được sử dụng nhiều trong sản xuất sofa
Còn thuộc da là quá trình xử lý da của động vật để sản xuất da thuộc, làm vật liệu bền hơn và khó bị phân hủy hơn. Theo truyền thống, thuộc da sử dụng tanin, một hợp chất hóa học có tính axit. Việc nhuộm màu có thể xảy ra trong quá trình thuộc da.
1. Tạo ẩm:
Mục đích của việc tạo ẩm cho da là nhằm phục hồi lại lượng nước trong da đã bị mất đi do quá trình bảo quản (từ 30 - 45% đến 60 – 70% đối với loại da được bảo quản bằng muối và giảm từ 18% - 50% đối với da đã được phơi khô), công đoạn này tức là đồng nghĩa với việc làm cho cấu trúc sợi da trở lại trạng thái gần như ban đầu.
Phải chú ý đến vấn đề thời gian trong khâu này bởi nếu quá lâu sẽ làm vi khuẩn sinh sôi và làm cho một phần collagen trong da bị phân hủy.
2. Tẩy lông, ngâm vôi:
Mục đích của quy trình này là tẩy sạch lớp lông, lớp biểu bì, thượng bì và loại bỏ lớp mỡ dưới da. Để thực hiên công đoạn này khá phức tạp, hoá chất tẩy lông và ngâm vôi có nhằm phá huỷ lớp chân lông, lớp biểu bì trên mặt da đồng thời làm chương nở da, nên cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc sử dụng hoá chất, nhiệt độ, thời gian, nước.
3. Xé mỏng:
Khâu này được thực hiện trên máy xẻ và tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các lớp da xẻ có độ dày khác nhau. Chẳng hạn, da sau khi được ngâm vôi có độ dày mặt cật là 4 mm, sau khi thuộc là 2, 8 mm, sau khi bào còn 2,6 mm và da hoàn thình chỉ còn 2,3 mm.
4. Tẩy vôi, làm mềm da:
Mục đích của khâu tẩy vôi là để loại bỏ các hóa chất kiềm để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc.
Mục đích của khâu làm mềm là tạo cho da có mặt cật nhẵn và loại bỏ toàn bộ sự trương nở và lớp ghép trên mặt cật. Khâu này cũng nhằm làm tăng sự đàn hồi của da thành phẩm. Tuy nhiên, nếu quá trình làm mềm da quá lâu, quá mạnh sẽ làm giảm độ bền lực chịu kéo. Đồng thời cũng tùy theo mục đích sử dụng da mà có chế độ làm mềm khác nhau.
Đây chính là công đoạn quan trọng nhất trong cách xử lý da bò để chuyển da trần thành da thuộc. Hiện nay, người ta thường dùng các tác nhân trung hoà khác nhau, có tác dụng nâng tính kiềm của chúng tăng lên một cách từ từ như: khoáng đôlômit, Mentrigan MOG.
Sau 2 công đoạn trên, da còn có độ ẩm rất cao ( 60 – 65%), chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt da khô và rất dễ thấm nước. Vì vậy nhất định phải được chỉnh lý và hoàn thiện. Đây là giai đoạn mà người ta sẽ trau truốt, đạt yêu cầu, chỉnh sửa da để da thành phẩm ưng ý, đúng mục đích sử dụng. Sau đó, các con da sẽ được đưa đến xưởng may gia công giày da, thắt lưng da, cặp da…
Nguồn : internet