Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Gián đoạn cung cấp năng lượng ảnh hưởng đến ngành da Pakistan
  • 28/10/2013

Hiệp hội thuộc da Pakistan (PTA) cho biết kim ngạch xuất khẩu da và sản phẩm da sẽ có khả năng giảm xuống khoảng 350-660 triệu USD, nếu chính phủ không đảm bảo cung cấp điện và khí đốt liên tục cho ngành da trong 60 ngày tới.

Kim ngạch xuất khẩu da và sản phẩm da đạt 1,01 tỉ USD trong năm tài chính này. Cung cấp năng lượng chắc chắn là cần thiết cho việc xử lý tốt da sống và vỏ da của các động vật giết mổ được thu thập trong suốt dịp lễ Eid-ul-Azha, và cũng là sự sống còn đối với ngành để hoàn thành đơn đặt hàng xuất khẩu và thu ngoại tệ thúc đẩy xuất khẩu của nước này.

Chủ tịch của PTA, ông Saqib Saeed Masood cho biết hôm 19/10, năm nay (2013) có khoảng 5,5 triệu da sống và vỏ da dự kiến thu được từ động vật giết mổ của đất nước. Ông cho biết rằng, ngành nguyên liệu thô đang rất cần nguồn cung cấp năng lượng và khí đốt liên tục để cho các nhà sản xuất da thuộc chế biến da sống dễ bị hư hỏng và vỏ da ở điều kiện khí hậu ẩm ướt của đất nước. Các nhà sản xuất da thành viên của PTA sẽ có vấn đề chế biến nguyên liệu thô thành da thành phẩm và có thể đối mặt với thiệt hại tài chính nếu không có nguồn cung cấp điện đầy đủ. Nước này cũng sẽ bị mất một khoản ngoại tệ từ các đơn hàng xuất khẩu khi không đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài.

Ông Agha Saiddain, thành viên cấp cao của PTA, cho biết kim ngạch xuất khẩu ngành da Pakistan sẽ giảm 17,2% trong 6 năm tài chính vừa qua từ 1,22 tỉ USD năm tài chính 2007/08 xuống còn 1,01 tỉ USD năm 2012/13.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành da suy giảm và xuất khẩu giảm 14,1% so với mức tăng trưởng tích cực tại các nước châu Á khác như Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc. Lý do chính đối với sự suy giảm được cho là khủng hoảng năng lượng, đã làm tê liệt tất cả các ngành của nền kinh tế và ngành da nói riêng.

“Xuất khẩu da xanh ướt là một nhân tố chủ yếu làm chậm sự phát triển của ngành da chúng tôi. Luật pháp và tình hình trật tự, ảnh hưởng của chiến tranh chống khủng bố, làm gia tăng chi phí kinh doanh và những chính sách sai trái của Hội đồng liên bang doanh thu là cản trở lớn, tổn hại đến xuất khẩu của ngành da”, PTA cho biết.

Chính phủ Pakistan cũng đã rút một khoản trợ cấp để thành lập nhà máy xử lý nước thải theo giấy phép STPF 2009-12.

Saiddain cho biết, Pakistan mất 40% thị phần xuất khẩu da toàn cầu trong 6 năm qua, đó là điều đáng báo động.

Lefaso.org.vn


Tin tức liên quan